Chuyện rừng xanh hay Cậu bé rừng xanh (tên gốc tiếng Anh: The Jungle Book, xuất bản năm 1894) là một tuyển tập truyện ngắn của nhà văn người Anh Rudyard Kipling. Hầu hết các nhân vật trong truyện là con thú, ví dụ như cọp Shere Khan hay gấu Baloo, dù nhân vật chính của cuốn sách là cậu bé "người-sói" Mowgli, vốn được bầy sói nuôi lớn ở trong rừng. Các câu chuyện được lấy bối cảnh tại một khu rừng ở Ấn Độ; một địa điểm hay được nhắc đến là "Seonee" (Seoni), một thị xã của bang Madhya Pradesh.

Chuyện rừng xanh
Bìa nổi của Chuyện rừng xanh phiên bản đầu tiên do John Lockwood Kipling minh họa
Thông tin sách
Tác giảRudyard Kipling
Minh họaJohn Lockwood Kipling
Quốc giaVương quốc Anh
Ngôn ngữen
Bộ sáchChuyện rừng xanh
Thể loạiSách thiếu nhi
Nhà xuất bảnMacmillan
Ngày phát hành1894
Cuốn trước"In the Rukh"
Cuốn sauChuyện rừng xanh 2

Chủ đề xuyên suốt của cuốn sách là sự ruồng bỏ và nuôi dưỡng, thể hiện qua cuộc đời của Mowgli, vốn tượng trưng cho thuở ấu thơ của chính nhà văn Kipling. Chủ đề này được thể hiện rõ nhất qua những chiến thắng của các nhân vật chính trước kẻ thù của họ, bao gồm Rikki-Tikki-Tavi, hải cẩu trắng và Mowgli. Một chủ đề khác cũng không kém phần quan trọng chính là sự tự do; các câu chuyện không kể về tập tính của các loài thú hay các vấn đề liên quan đến học thuyết Darwin về sự sinh tồn, mà đề cao nguyên mẫu con người trong hình dạng động vật. Chúng dạy ta về lòng tôn trọng đối với bề trên, sự vâng lời, và về địa vị xã hội với "Luật Rừng", đồng thời cũng khắc họa về tinh thần tự do khi di chuyển giữa các thế giới khác nhau, như việc Mowgli chuyển từ rừng ra sống ở ngôi làng. Các nhà phê bình cũng khen ngợi tinh thần phá luật và hoang dại trong các câu chuyện, là tấm gương phản chiếu cho mặt trái của con người.

Chuyện rừng xanh vẫn giữ được sự phổ biến trong văn hóa đại chúng, đặc biệt qua các phiên bản chuyển thể ở lĩnh vực điện ảnh cũng như nhiều hình thức khác. Một số nhà phê bình văn học như Swati Singh cho rằng dù có nhiều người e ngại Kipling vì chủ nghĩa đế quốc,[1] thì năng lực kể chuyện của ông là thứ vô cùng đáng ngưỡng mộ.[1] Cuốn sách đã tạo cảm hứng cho phong trào Hướng đạo, mà trong đó người khởi đầu phong trào, Robert Baden-Powell, là một người bạn của Kipling.[2] Nhà soạn nhạc Percy Grainger đã biên soạn bộ nhạc phẩm Jungle Book Cycle của ông với các trích dẫn từ cuốn sách này.

Bối cảnh sửa

Các câu chuyện được xuất bản lần đầu tiên trong các cuốn tạp chí vào hai năm 1893–94. Các ấn bản ban đầu bao gồm nhiều tranh minh họa, nhiều trong số đó là do ca của tác giả là John Lockwood Kipling thể hiện. Rudyard Kipling được sinh ra tại Ấn Độ và đã có sáu năm đầu đời lớn lên ở đây. Sau khoảng mười năm ở Anh, ông trở về Ấn Độ và làm việc tại đây trong khoảng sáu năm rưỡi. Các câu chuyện này được Kipling viết khi ông đang sống tại Naulakha, ngôi nhà mà ông xây dựng tại Dummerston, Vermont, Mỹ.[3] Có bằng chứng cho rằng Kipling viết những câu chuyện này cho con gái ruột Josephine, cô bé đã mất vì bệnh viêm phổi vào năm 1899, khi mới chỉ 6 tuổi; phiên bản sách đầu tiên có dòng đề tặng viết tay của tác giả cho con gái của mình đã được tìm thấy tại Wimpole Hall thuộc National Trust ở hạt Cambridgeshire, Anh vào năm 2010.[4]

Sách sửa

Miêu tả sửa

Các câu chuyện trong cuốn sách (cũng như trong Chuyện rừng xanh 2) đều là những truyện ngụ ngôn, sử dụng biện pháp nhân hóa các loài động vật để rút ra các bài học cho con người. Ví dụ, phân đoạn "Luật Rừng" đã đặt ra các luật lệ về sự an toàn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Kipling đã đặt vào đó gần như là mọi điều mà ông biết hoặc "đã từng nghe hoặc mơ mộng về rừng Ấn Độ".[5] Nhiều độc giả khác cho rằng tác phẩm là lời phúng dụ cho những vấn đề chính trị và xã hội tại thời điểm đó.[6]

Nguồn gốc sửa

Trong một bức thư do Kipling viết và ký tên vào năm 1895, ông thừa nhận đã lấy nhiều ý tưởng và câu chuyện trong Chuyện rừng xanh: "Tôi e rằng tất cả các luật lệ trong câu chuyện này đều đã được thêu dệt để phù hợp với 'sự cần thiết của hoàn cảnh': một ít nội dung đã được lấy từ các bộ luật của người (Nam) Esquimaux," Kipling viết trong bức thư. "Về lý thuyết, có lẽ là tôi đã giúp đỡ chính bản thân mình một cách vô tình, nhưng ở thời điểm hiện tại tôi không thể nhớ được những câu chuyện này mình đã lấy cắp từ những ai."[7]

Chương truyện sửa

Cuốn sách được sắp xếp với một câu chuyện trong mỗi chương. Mỗi câu chuyện lại đi kèm với một bài thơ trào phúng.

Tên chương Nội dung Bài thơ trào phúng Ghi chú Hình ảnh
Anh em Mowgli Một cậu bé được bầy sói nuôi lớn trong rừng Ấn Độ với sự giúp đỡ của gấu Baloo và báo Bagheera, người đã dạy cậu về "Luật Rừng". Vài năm sau, bầy sói và Mowgli bị cọp Shere Khan đe dọa. Mowgli dùng lửa để đánh bại Shere Khan, và khi biết được mình là con người, cậu nhận ra mình sẽ phải rời bỏ khu rừng ấy. "Bài hát săn của bầy Seeonee" Câu chuyện cũng được phát hành thành sách truyện ngắn: Dạ khúc trong rừng
 
"Tiếng cọp gầm như sấm trong hang." 1894
Kaa săn mồi Câu chuyện xảy ra trước khi Mowgli chống lại Shere Khan. Khi Mowgli bị bầy khỉ bắt cóc, Baloo và Bagheera khởi hành đi cứu cậu bé với sự giúp đỡ của chim Chil và con rắn Kaa. "Bandar-log hành khúc"
 
Mowgli trở thành thủ lĩnh của Bandar-log của John Charles Dollman, 1903
"Cọp! Cọp!" Mowgli trở về làng của người và được Messua và chồng của bà nhận nuôi vì họ tin rằng cậu là đứa con thất lạc từ lâu của mình tên Nathoo. Nhưng cậu bé không thích ứng được với cuộc sống loài người và cọp Shere Khan vẫn còn muốn giết cậu. "Bài hát của Mowgli" Tên của câu chuyện được lấy từ bài thơ năm 1794 "The Tyger" của William Blake.
 
Cọp! Cọp! của W. H. Drake, 1894
Con hải cẩu trắng Kotick là một con hải cẩu hiếm lông trắng đang tìm một ngôi nhà mới cho dân của mình mà nơi đó họ không bị loài người săn bắt. "Lukannon" Nhiều cái tên trong câu chuyện là tên người Nga.[8]
 
Con hải cẩu trắng, 1894
Rikki-Tikki-Tavi Rikki-Tikki là một chồn hương bảo vệ một gia đình người sống ở Ấn Độ chống lại một đôi rắn hổ mang. "Darzee's Chaunt" Câu chuyện này đã được xuất bản dưới dạng sách truyện ngắn
 
Nag và Rikki-Tikki-Tavi, 1894
Toomai Voi Toomai là một cậu bé mười tuổi chăn voi, được kể rằng cậu ta sẽ không bao giờ trở thành một người chăn voi giỏi cho đến khi cậu ta thấy những con voi nhảy múa. "Shiv và châu chấu" Câu chuyện này đã được xuất bản dưới dạng sách truyện ngắn, và là nguồn cảm hứng cho bộ phim Elephant Boy ra mắt năm 1937.[9]
 
Toomai ở trại voi, 1894
Bầy tôi của Nữ hoàng Trong đêm trước một cuộc diễu hành quân sự, một người lính Anh nghe lén một cuộc trò chuyện của các con thú trong trại. "Khúc quân hành của bầy thú doanh trại"
 
"'Bất cứ ai nhìn thấy những thứ họ không hiểu là gì vào ban đêm mà hoảng sợ thì đều có thể tha thứ được hết,' ngựa kị binh nói." 1894

Nhân vật sửa

 
Rikki-Tikki-Tavi đuổi theo Nagaina của W. H. Drake. Ấn bản đầu tiên, 1894

Nhiều nhân vật trong truyện được đặt tên đơn giản theo tên tiếng Hindi của giống loài đó, ví dụ như Baloo là phiên âm của tiếng Hindi भालू Bhālū, tức là "gấu".

Minh họa sửa

Các phiên bản đầu tiên của cuốn sách được minh họa bởi cha của Rudyard Kipling, ông John Lockwood Kipling, và hai họa sĩ người Mỹ W. H. DrakePaul Frenzeny.[10]

Ấn bản và biên dịch sửa

Cuốn sách đã được xuất bản với 500 phiên bản khác nhau,[11] và hơn 100 sách nói.[12] Sách cũng đã được dịch ra ít nhất 36 thứ tiếng khác nhau.[13]

Tiếp nhận sửa

Vì phong thái luân lý của nó nên Chuyện rừng xanh được ngành Ấu của Hướng đạo dùng như là một sách làm khung cảnh cho chương trình ngành Ấu. Việc sử dụng sách rộng rãi được Kipling chấp thuận sau khi có sự khẩn cầu của Robert Baden-Powell người sáng lập ra phong trào Hướng đạo. Ban đầu Baden-Powell xin phép tác giả để sử dụng Trò chơi Trí nhớ trong tiểu thuyết Kim để làm nền phát triển đạo đức và thể chất của thanh thiếu niên tầng lớp lao động trong các thành phố.

Baden-Powell mượn khung cảnh của Chuyện rừng xanh để làm khung cảnh cho việc giáo dục các Ấu sinh. Không phải tất cả hai cuốn Chuyện rừng xanh mà chỉ có chương đầu của quyển một, trong phần nói về "Anh em Mowgli."

Trong chương đầu, Chuyện rừng xanh kể về một em bé bị cọp đuổi bắt đã chạy thoát được và lọt vào trong hang của sói. Gia đình Sói Mẹ và Sói Cha bảo vệ và nuôi nấng bé. Sói Mẹ đã gọi bé con trần truồng ấy là Mowgli. Cũng như các sói con nào mới chào đời, Mowgli được xem như con của nhà Sói, sẽ được trình bày khi có họp định kỳ trên Đá Hội đồng dưới sự chủ tọa của Akela tức Sói Già là lãnh đạo tất cả các gia đình sói cùng sống trong rừng Seeonee. Những con thú khác như Gấu Baloo, Báo Đen Bagheera, là những vị lo dạy dỗ cho Mowgli cũng như các sói con khác về luật lệ, bí quyết của "Rừng" để chúng đến lúc nào đó có thể tự một mình đi săn mồi. Ngoài ra trong chuyện còn có các con thú khác như voi Hathi, rắn Kaa, rắn, hay bọn khỉ vô kỷ luật Bandar-Log.

Akela là Sói già trong Chuyện rừng xanh đã trở thành một khuôn mặt quen thuộc và quan trọng trong Hướng đạo. Akela thường thường chính là Ấu đoàn trưởng của một Ấu đoàn Hướng đạo hay được gọi cách khác là bầy trưởng của một bầy Sói Hướng đạo. Các huynh trưởng khác trong Ấu đoàn có thể được gọi là Baloo hay Bagheera, là những người phụ giúp Akela huấn luyện các Sói con Hướng đạo trong bầy. Những con vật phản diện trong câu chuyện là đại diện những thói hư tật xấu nên tránh xa hay những khó khăn trở ngại mà các Sói con Hướng đạo phải vượt qua.

Chuyển thể sửa

Truyện tranh sửa

  • Một loạt sách truyện tranh Petit d'homme ("bé người") được xuất bản tại Bỉ giữa 19962003. Tác giả là Crisse và được Marc N'GuessanGuy Michel minh họa. Nó diễn tả lại các câu chuyện trong một thế giới hậu khải huyền mà trong đó những người bạn của Mowgli là người hơn là thú: Baloo là một bác sĩ già, Bagheera là một nữ chiến binh phi Châu ngoan cường và Kaa là một cựu binh sĩ xạ thủ bắn tỉa.

Các bộ phim hành động sửa

Hoạt hình sửa

  • Có vài phim hoạt hình của Walt Disney Pictures dựa rất nhẹ vào các câu chuyện của Mowgli (phim phỏng theo Chuyện rừng xanh có chiều hướng tập trung vào các cuộc phiêu lưu của Mowgli.)
  • Các phim hoạt hình truyền hình của Chuck Jones có tựa đề Mowgli's Brothers, Rikki-Tikki-TaviThe White Seal bám vào khung chuyện nguyên thủy hơn so với đa số các phim phóng tác khác.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Singh, Swati (2016). Secret History of the Jungle Book. The Real Press. tr. 7. ISBN 978-0-9935239-2-2.
  2. ^ “History of Cub Scouting”. Boy Scouts of America. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016. A strong influence from Kipling's Jungle Book remains today. The terms "Law of the Pack," "Akela," "Wolf Cub," "grand howl," "den," and "pack" all come from the Jungle Book.
  3. ^ Rao, K. Bhaskara (1967). Rudyard Kipling's India. Norman, Oklahoma: University of Oklahoma Press.
  4. ^ “Kipling first edition with author's poignant note found”. BBC New. ngày 8 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ Gilmour, David (2003). The Long Recessional: the Imperial Life of Rudyard Kipling. Pimlico. ISBN 0-7126-6518-8.
  6. ^ Hjejle, Benedicte (1983). Fddbek, Ole; Thomson, Niels (biên tập). “Kipling, Britisk Indien og Mowglihistorieine” [Kipling, British India and the Story of Mowgli]. Feitskrifi til Kristof Glamann (bằng tiếng Đan Mạch). Odense, Denmark: Odense Universitetsforlag. tr. 87–114.
  7. ^ Flood, Alison (ngày 31 tháng 5 năm 2013). “Rudyard Kipling 'admitted to plagiarism in Jungle Book'. The Guardian. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2013.
  8. ^ “The White Seal”. The Kipling Society. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  9. ^ “Elephant Boy (1937) - Robert Flaherty, Zoltan Korda - Synopsis, Characteristics, Moods, Themes and Related - AllMovie”. AllMovie.
  10. ^ “The Jungle Book - With Illustrations by John Lockwood Kipling & Others”. Victoria and Albert Museum. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.[liên kết hỏng]
  11. ^ “ti:The Jungle Book au:Rudyard Kipling”. WorldCat. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  12. ^ “ti:The Jungle Book au:Rudyard Kipling”. WorldCat. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  13. ^ “The Jungle Book, Rudyard Kipling”. WorldCat. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  14. ^ “BBC, Pathe team for 'Jungle Book'. Variety. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:The Jungle Book