Cnestis là một chi thực vật có hoa trong họ Connaraceae. Chi này được Antoine Laurent de Jussieu công bố mô tả khoa học đầu tiên năm 1789.[1][2]

Cnestis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Oxalidales
Họ (familia)Connaraceae
Chi (genus)Cnestis
Juss., 1789
Loài điển hình
Cnestis corniculata
Lam., 1789
Các loài
13. Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Thysanus Lour., 1790

Từ nguyên sửa

Từ chữ Hy Lạp knesiao nghĩa là ngứa – để nói tới các lông trong quả gây ngứa, knizo, knetho, knestis nghĩa là dao cạo, dao nạo, cạo, nạo, giũa, gãi, cào.[3]

Mô tả sửa

Dây leo thân gỗ hoặc cây bụi leo bám nhiều hay ít, hiếm khi là cây gỗ nhỏ. Lá không có lá kèm, có cuống lá, kép lông chim lẻ; các lá chét mọc đối hoặc gần so le, mép lá nguyên. Cụm hoa đầu cành hoặc ở nách lá, đơn độc hoặc thành chùm, các cụm đầu cành thường hình chùy, các cụm ở nách lá là chùm hoa và thường mọc ở nách các lá rụng trên các cành già; các lá bắc nhỏ, giống như vảy hoặc hình mũi mác. Hoa lưỡng tính. Lá đài 5, xếp lợp hoặc xếp rời trong chồi, đôi khi giống cánh hoa, hơi hợp sinh tại gốc. Cánh hoa 5, ngắn hơn một chút hoặc tương đương lá đài, hợp sinh ở gốc, có khía và cuốn trong tại đỉnh. Nhị hoa khoảng 10, rời, tất cả đều hữu sinh, xen kẽ giữa cá nhị dài hơn và ngắn hơn, các nhị đối diện lá đài thường dài hơn; chỉ nhị rời hoặc hơi hợp sinh ở gốc. Lá noãn 5, rời; bầu nhụy có lông tơ; noãn 2, thẳng đứng, đính bên. Vòi nhụy dài hơn bầu nhụy; đầu nhụy hình đầu. Quả đại 1-5, không cuống, hình quả lê, thường thuôn dài thành các bướu giống như sừng, mở theo khe nứt dọc phía gần trục, có lông tơ rậm phía xa trục, rậm lông áp ép phía gần trục; lá đài bền không phình to. Hạt 1, chủ yếu là màu đen hoặc nâu sẫm, bóng, dẹt; áo hạt từ gốc, xiên; có nội nhũ.[4]

Phân bố sửa

Các loài trong chi này phân bố trong khu vực nhiệt đới và miền nam châu Phi, Đông Nam Á và Hải Nam (Trung Quốc).[5]

Các loài sửa

Danh sách loài lấy theo The Plant List và Plants of the World Online:[2][5]

Chú thích sửa

  1. ^ Antoine Laurent de Jussieu, 1789. Genera Plantarum. Trang 374.
  2. ^ a b The Plant List (2010). Cnestis. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Umberto Quattrocchi, 2012. CRC World Dictionary of Medicinal and Poisonous Plants: Common Names, Scientific Names, Eponyms, Synonyms, and Etymology. trang 1032, CRC Press. ISBN 9781482250640
  4. ^ Cnestis (螫毛果属, thích mao quả chúc) trong e-flora. Tra cứu ngày 20-5-2020.
  5. ^ a b Cnestis trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20-5-2020.

Liên kết ngoài sửa