Họ Quạ

(Đổi hướng từ Corvidae)

Họ Quạ (danh pháp khoa học: Corvidae) là một họ phân bố khắp thế giới chứa các loài chim biết kêu/hót thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) bao gồm quạ, choàng choạc, giẻ cùi, ác là, chim khách, quạ thông, quạ chân đỏchim bổ hạt.[1][2][3] Một cách tổng thể thì các loài chim trong họ này được gọi chung là chim dạng quạ và có 132 loài trong 24 chi. Chi Corvus, bao gồm các loài quạ, chiếm trên một phần ba số loài của họ này.

Họ Quạ
Giẻ cùi lam
Cyanocitta cristata
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Phân thứ bộ (infraordo)Corvida
Liên họ (superfamilia)Corvoidea
Họ (familia)Corvidae
Vigors, 1825
Bản đồ phân bố họ Quạ. Lục: Bản địa; Vàng: Du nhập; Xanh lam: Tuyệt chủng Đỏ: Tuyệt chủng
Bản đồ phân bố họ Quạ.
Lục: Bản địa;
Vàng: Du nhập;
Xanh lam: Tuyệt chủng
Đỏ: Tuyệt chủng
Các chi

Chúng là các loài chim có kích thước từ trung bình tới lớn với các chân và đuôi khỏe, mỏ cứng và thay lông mỗi năm một lần (phần lớn các nhóm chim dạng sẻ khác thay lông 2 lần mỗi năm).

Họ Quạ phân bố rộng khắp thế giới, ngoại trừ phần cực nam của Nam Mỹ cùng các chỏm băng vùng cực.[3] Phần lớn các loài tìm thấy ở vùng nhiệt đới TrungNam Mỹ, miền nam châu Áđại lục Á-Âu, với ít hơn 10 loài đối với mỗi nơi tại 3 khu vực là châu Phi, AustralasiaBắc Mỹ. Chi Corvus mới du nhập vào Australia trong thời gian tiền sử địa chất gần đây, có 5 loài và 1 phân loài.

Hệ thống, phân loại và tiến hóa

sửa
 
Choàng choạc hung (Dendrocitta vagabunda).
 
Giẻ cùi mỏ vàng (Urocissa flavirostris).
 
Quạ thông Á Âu (Garrulus glandarius) tại Israel.
 
Ác là châu Âu (Pica pica)
 
Quạ thông mào nhung (Cyanocorax chrysops)

Các hóa thạch chim dạng quạ có sớm nhất có niên đại vào khoảng Trung-Miocen, khoảng 17 Ma; các chi MiocorvusMiopica một cách tương ứng có thể là dòng dõi tổ tiên của quạ và ác là, hay tương tự như các dạng còn sinh tồn do tiến hóa hội tụ.

Trong nhiều năm người ta vẫn chưa đồng thuận về mối quan hệ tiến hóa chính xác của họ Quạ và các họ hàng của nó. Một điều dường như rõ ràng là họ Quạ có nguồn gốc từ các tổ tiên ở Australasia và từ đây đã lan tỏa ra khắp thế giới. Các dòng dõi khác xuất phát từ các tổ tiên này đã tiến hóa để có đa dạng sinh thái, nhưng thông thường vẫn là từ các nhóm ở khu vực Australasia. Sibley và Ahlquist[4] đã hợp nhất các loài họ Quạ với các đơn vị phân loại khác trong cận bộ Quạ (Corvida). Các họ hàng dạng quạ mà người ta ước đoán là quạ bách thanh (Strepera spp.), chim thiên đường (Paradisaeidae), whipbird (Cinclosomatidae), hoét cút (Cinclosoma spp.), bách thanh lưng nâu (Pachycephalidae), đớp ruồi vuachèo bẻo (Dicruridae), bách thanh (Laniidae), vireo (Vireonidae) và vanga (Vangidae),[5] nhưng nghiên cứu hiện thời lại nghiêng về lý thuyết cho rằng việc gộp nhóm như vậy phần nào mang tính nhân tạo. Họ Quạ tạo thành nhóm cốt lõi của siêu họ Quạ (Corvoidea) cùng với các họ hàng gần gũi nhất – dường như là chim thiên đường, quạ cánh trắng (Corcoracidae) và bách thanh – và của cận bộ Corvida, và cận bộ này chỉ nên gộp siêu họ Corvoidea cùng các nhóm có quan hệ họ hàng thật sự như vàng anh (Oriolidae) và vireo.[6]

Sự gạn lọc các mối quan hệ liên họ của họ Quạ đã đạt được phần nào trên cơ sở phân tích miêu tả theo nhánh một vài chuỗi DNA.[6][7] Các loài quạ thông và ác là/giẻ cùi không tạo thành các dòng dõi đơn ngành, mà dường như cần chia tách một cách tương ứng thành các dòng dõi Tân thế giớiCựu thế giới (đối với quạ thông), cùng các dòng dõi Holarctic (phương Bắc) và phương Đông (đối với ác là/giẻ cùi). Các dòng dõi này không có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau. Vị trí của ác là cánh lam, luôn luôn là một điều bí ẩn lớn, thậm chí còn không rõ ràng hơn so với trước đây.

Quạ thông mào (Platylophus galericulatus) thông thường theo truyền thống đặt vào họ Corvidae, nhưng có thể không phải thành viên của họ này, mà có thể gần gũi với chi Prionops (họ Prionopidae) hay bách thanh (họ Laniidae) hơn; tốt nhất hiện thời nên coi nó như là thuộc nhóm Corvoidea incertae sedis.[1][8] Tương tự, "giẻ cùi" đất Hume (Pseudopodoces humilis) trên thực tế là thành viên của họ sẻ ngô (Paridae).[9]

Hóa thạch

sửa

Các chi họ Quạ thời tiền sử có lẽ chủ yếu là của các dòng dõi quạ thông/giẻ cùi Cựu thế giới và Tân thế giới cùng ác là Holarctic:

  • Miocorvus (Trung Miocen ở Sansan, Pháp)
  • Miopica (Trung Miocen ở tây nam Ukraina)
  • Miocitta (lạch Pawnee, Hậu Miocen ở quận Logan, Hoa Kỳ)
  • Corvidae chi không rõ loài mơ hồ (gen. et sp. indet.) (Edson Tiền Pliocen ở quận Sherman, Hoa Kỳ)[10]
  • Protocitta (Tiền Pleistocen ở Reddick, Hoa Kỳ)
  • Corvidae chi không rõ loài mơ hồ (Tiền/Trung Pleistocen ở Sicilia) – có lẽ thuộc về chi còn sinh tồn
  • Henocitta (tầng đất sét Arredondo Trung Pleistocen ở Williston, Hoa Kỳ)

Ngoài ra, còn một loạt các loài hóa thạch của các chi còn sinh tồn kể từ Mio-Pliocen, chủ yếu thuộc chi Quạ (Corvus) ở châu Âu.

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Quạ dưới đây dựa theo Ericson và ctv. (2005),[7] Bonaccorso et al. (2010),[11] Bonaccorso E. & A. T. Peterson (2007),[12] Haring et al. (2007),[13] Haring et al. (2012),[14] Jønsson et al. (2012),[15] Jønsson et al. (2016),[16] Kryukov et al. (2017)[17]

Trong cây phát sinh chủng loài này loài quạ Dauria (Corvus dauuricus) được tách thành chi riêng với danh pháp Coloeus dauuricus. 5 loài trước đây xếp trong Cyanocorax tách thành chi riêng với danh pháp Psilorhinus. Cụ thể 5 loài này là C. morio, C. caeruleus, C. violaceus, C. cyanomelasC. cristatellus với danh pháp tương ứng là P. morio, P. caeruleus, P. violaceus, P. cyanomelasP. cristatellus.

 Corvidae 
 Pyrrhocoracinae 

Pyrrhocorax

 Crypsirininae 

Temnurus

Platysmurus

Crypsirina

Dendrocitta

 Cissinae 

Cissa

Urocissa

 Perisoreinae 

Cyanopica

Perisoreus

 Cyanocoracinae 

Cyanolyca

Gymnorhinus

Cyanocitta

Aphelocoma

Calocitta

Psilorhinus

Cyanocorax

 Corvinae 

Zavattariornis

Ptilostomus

Podoces

Garrulus

Pica

Nucifraga

Coloeus

Corvus

Sinh học

sửa

Hình thái

sửa

Họ Quạ là những loài chim dạng sẻ lớn tới rất lớn với cơ thể cường tráng, các chân khỏe và gần như tất cả mọi loài, ngoại trừ giẻ cùi thông, có lỗ mũi được che phủ bằng các lông vũ giống như râu rễ tre.[18] Nhiều loài dạng quạ của vùng ôn đới có bộ lông chủ yếu màu đen hay lam; tuy nhiên, một số là khoang pha màu đen trắng, một số có lông óng ánh màu lam-tía còn nhiều loài nhiệt đới là những loài chim có màu sáng. Cả hai giới đều tương tự về kích thước và màu sắc. Họ Quạ có mỏ to khỏe và sải cánh lớn. Các loài to lớn nhất chính là các thành viên to lớn nhất của bộ Sẻ.

Loài chim dạng quạ nhỏ nhất là giẻ cùi lùn (Aphelocoma nana), nặng 40 g (1,4 oz) và dài 21,5 cm (8,5 inch). Các loài chim dạng quạ lớn nhất là quạ thường (Corvus corax) và quạ mỏ dày (Corvus crassirostris), cả hai đều nặng trên 1.400 gam (3 lb) và dài trên 65 cm (26 inch).

Các loài có thể nhận dạng dựa trên kích thước, hình dáng và khu vực địa lý phân bố; tuy nhiên, một số, đặc biệt là các loài quạ ở Australia, tốt nhất nên nhận dạng bằng tiếng kêu khàn khàn của chúng.[5]

Sinh thái

sửa

Chim dạng quạ sinh sống trong phần lớn ở các đới khí hậu. Phần lớn là chim định cư ổn định và không di cư theo mùa một cách rõ nét. Tuy nhiên, trong những thời kỳ khan hiếm thức ăn, việc di cư có thể diễn ra.[5] Khi di cư, chúng tạo thành các đàn lớn vào mùa thu (khoảng tháng 8 ở Bắc bán cầu) và bay về phương nam.[19]

Một lý do cho thành công của nhóm quạ nhỏ, khi so sánh với nhóm quạ lớn, là khả năng của chúng trong việc chồng lấn lãnh thổ sinh sản. Trong mùa sinh sản, nhóm quạ nhỏ cho thấy có thể chồng lấn lãnh thổ sinh sản tới 6 lần so với chồng lấn của nhóm quạ lớn. Sự xâm phạm khoảng lãnh thổ sinh sản này cho phép những loài có họ hàng gia tăng mật độ cục bộ.[20]

Thức ăn

sửa
 
Quạ là những kẻ lục lọi tìm kiếm thức ăn mang tính cơ hội cao. Một con quạ đen (Corvus macrorhynchos) đang ăn thịt từ xác chết cá mập.

Thức ăn tự nhiên của nhiều loài chim dạng quạ là thức ăn tạp, bao gồm động vật không xương sống, chim non, thú nhỏ, quả, hạt và xác thối. Tuy nhiên, một vài loài, đặc biệt là quạ, đã thích nghi tốt với các điều kiện gần con người và dựa trên các loại thức ăn có nguồn gốc từ phía con người. Trong nghiên cứu về quạ Mỹ, quạ thườnggiẻ cùi Steller gần những nơi cắm trại và các khu con người định cư, thì các loài quạ này dường như có kiểu thức ăn đa dạng nhất, chúng ăn các loại thức ăn như bánh mì, mì ống, khoai tây chiên, thức ăn ch chó, bánh sandwich cũng như thức ăn cho gia súc. Sự gia tăng trong khả năng cung cấp các nguồn thực phẩm nguồn gốc từ con người góp phần vào sự gia tăng quần thể ở một số loài quạ.[20]

Một số loài chim dạng quạ là những kẻ ăn thịt các loài chim khác. Trong những tháng mùa đông, quạ nói chung hay tụ tập thành bầy lục lọi tìm kiếm thức ăn.[5] Tuy nhiên, một vài loài quạ cũng ăn nhiều loại dịch hại nông nghiệp như sâu ngài đêm, sâu ăn lá, châu chấu và các loại cỏ dại[19] Một vài loài chim dạng quạ ăn xác thối, và do mỏ chúng không chuyên biệt hóa cho việc rỉa thịt nên chúng phải đợi cho đến khi những con mồi này được những loài ăn thịt khác bỏ lại.

Do quạ có vẻ như không quan tâm tới sự phát triển của loài người, nên người ta cho rằng sự gia tăng quần thể quạ có thể gây ra tốc độ gia tăng trong việc phá tổ. Tuy nhiên, giẻ cùi Steller, độc lập một cách thành công đối với sự phát triển của con người, là hiệu quả hơn trong việc cướp bóc các tổ chim nhỏ hơn khi so với quạ Mỹ (Corvus brachyrhynchos) và quạ thường (Corvus corax). Vì thế, quan hệ giữa con người với quạ không làm tăng việc cướp bóc tổ lên nhiều, đặc biệt là khi so sánh với các yếu tố khác như sự phá hủy môi trường sống.[20]

Sinh sản

sửa

Nhiều loài chim dạng quạ là những kẻ chiếm giữ lãnh thổ, chúng bảo vệ lãnh thổ trong suốt cả năm hoặc chỉ trong mùa sinh sản. Trong một số trường hợp, lãnh thổ chỉ được bảo vệ trong khoảng thời gian ban ngày, với cặp chim ra ngoài lãnh thổ để đậu và ngủ vào ban đêm. Một vài loài chim dạng quạ là những loài chim đậu ngủ thành cộng đồng. Một vài nhóm quạ đậu ngủ có thể rất lớn, với nơi đậu ngủ có thể tới 65.000 con quạ đen mũi trọc (Corvus frugilegus) như đã biết ở Scotland.[21] Một số loài, như quạ đen mũi trụi và quạ gáy xám (Corvus monedula), cũng là những loài chim làm tổ thành cộng đồng.

Liên kết vợ chồng ở họ Quạ là rất mạnh và thậm chí kéo dài suốt cuộc đời ở một số loài. Tuy nhiên, kiểu sống một vợ một chồng này có thể vẫn chứa đựng sự giao phối ngoài cặp đôi.[22] Cả chim trống lẫn chim mái cùng nhau xây tổ lớn trên cây hay trên các gờ tường. Chim trống nuôi chim mái trong thời kỳ ấp trứng.[23] Tổ được làm từ các que củi hay cành cây nhỏ và lót bằng cỏ và vỏ cây. Chim họ Quạ đẻ khoảng 3-10 trứng, thông thường từ 4 tới 7 quả. Trứng thường có vỏ màu ánh xanh lục với đốm nâu. Sau khi nở, chim non ở trong tổ cho tới khi đạt 6-10 tuần tuổi, phụ thuộc vào mỗi loài. Chim bố và chim mẹ của các loài chim họ Quạ đều tham gia nuôi dưỡng chim con.

Quạ gáy xám có thể sinh đẻ trong các công trình xây dựng hay trong khu vực đông dân cư.[24] quạ thông-ác là họng trắng (Calocitta formosa) là chim dạng quạ có sự hợp tác nuôi dưỡng trong đó những con chim hỗ trợ chủ yếu là các con mái. Việc hợp tác nuôi dưỡng được diễn ra khi các con chim trưởng thành khác giúp đỡ nuôi chim non. Chim giúp đỡ tại tổ như thế ở phần lớn các loài chim có sự hợp tác nuôi dưỡng là chim trống, trong khi chim mái lại gia nhập các nhóm khác.[25]

Đời sống xã hội

sửa

Một số loài họ Quạ có các nhóm tổ chức và mang tính cộng đồng chặt chẽ. Chẳng hạn, quạ gáy xám, có phân cấp xã hội mạnh và là bầy đàn tùy ý trong mùa sinh sản.[24] Sự tương hỗ cũng được ghi nhận ở nhiều loài họ Quạ.

Người ta cũng biết rằng những con chim non trong họ này tham gia vào trong những "trò chơi" xã hội tinh vi. Nhóm các trò chơi đã ghi nhận tương tự như kiểu "vua núi" và "tuân theo thủ lĩnh". Các trò chơi khác như thao tác, chuyền và cân bằng các que củi. Các loài chim họ Quạ cũng có các hoạt động khác, chẳng hạn như trượt xuống trên các bề mặt nhẵn. Các trò chơi này được coi là đóng vai trò lớn trong khả năng thích nghi và sinh tồn của chúng.[26]

Việc lựa chọn bạn đời là khá phức tạp và kèm theo nhiều trò chơi xã hội ở họ Corvidae. Các con chim đến tuổi trưởng thành phải trải qua một loạt các thử thách, như lễ hội nhào lộn, trước khi được con khác giới chấp nhận làm bạn đời.[19]

Một vài loài khá hiếu chiến. Ví dụ, giẻ cùi lam (Cyanocitta cristata), sẵn sàng tấn công bất kỳ thứ gì có thể đe dọa tới tổ của nó. Quạ cũng dám tấn công chó, mèo, quạ khác và các loài chim săn mồi. Phần lớn thời gian của các cuộc tấn công này diễn ra như là sự làm mất chú ý đủ kéo dài để tạo ra cơ hội trộm cắp thức ăn.[19]

Trí thông minh

sửa

Dựa trên tỷ lệ trọng lượng não bộ/cơ thể thì não bộ ở họ Quạ thuộc nhóm lớn nhất trong số các loài chim, tương đương với tỷ lệ ở khỉ dạng người (Hominidae) và cá voi, và chỉ thấp hơn một chút so với của người.[27] Trí thông minh của chúng được nâng lên nhờ thời gian sống với chim bố mẹ lâu. Ở cạnh chim cha mẹ, các con chim non có nhiều cơ hội học các kỹ năng cần thiết. Do phần lớn chim họ Quạ là chim ấp trứng kiểu hợp tác nên các con chim non cũng có thể học hỏi từ các thành viên khác trong nhóm.[3]

Khi so sánh với chó và mèo trong thực nghiệm về khả năng tìm kiếm ra thức ăn theo các manh mối trong không gian ba chiều, chim họ quạ tỏ ra thực hiện nhanh hơn so với các loài thú này.[28] Thử nghiệm nguyên phân tích xem các loài chim sáng tạo ra cách thức mới để thu được thức ăn như thế nào trong tự nhiên cho thấy họ Quạ là những loài chim sáng tạo nhất.[29] Bài điểm báo năm 2004 cho thấy khả năng nhận thức của chúng là ngang bằng với khả năng của khỉ dạng người.[30] Trong khi não chim là khác biệt về cấu trúc so với não thú thì cả chim họ quạ lẫn khỉ dạng người đều tiến hóa để có khả năng thực hiện các đo đạc hình học không gian. Một vài loài họ Quạ thể hiện khả năng tưởng tượng, thứ mà dường như chỉ có ở người. Ví dụ, chúng ghi nhớ bối cảnh xã hội tương ứng trước đó, sử dụng kinh nghiệm chúng có trong việc bị trộm cắp để "dự đoán" hành vi của kẻ cắp và xác định cách thức cư xử an toàn nhất để bảo vệ lương thực-thực phẩm của chúng khỏi bị trộm cắp. Các nghiên cứu để xem xét khả năng nhận thức tương tự ở khỉ dạng người đã không đi tới kết luận gì.[31]

Sự khéo léo ở chim họ Quạ được thể hiện thông qua các kỹ năng kiếm ăn của chúng, khả năng ghi nhớ, sử dụng các công cụ và nhóm các hành vi. Sinh sống trong các nhóm xã hội lớn luôn gắn liền với khả năng nhận thức cao. Để sống trong nhóm lớn, mỗi thành viên phải có khả năng nhận ra các cá thể và phát hiện ra vị trí xã hội cùng khả năng tìm tòi của các thành viên khác theo thời gian. Các thành viên cũng phải có khả năng phân biệt các giới, độ tuổi, tình trạng sinh sản, sự thống lĩnh và phải có khả năng cập nhật các thông tin này một cách thường xuyên. Vì thế, độ phức tạp xã hội tỷ lệ thuận với khả năng nhận thức cao.[32]

Cũng có các ví dụ về trí thông minh ở chim họ Quạ. Một con quạ mỏ nhỏ (Corvus corone) đã được ghi nhận là biết đập vỡ hạt bằng cách đặt nó trên lối đi bộ ngang qua đường, để cho ô tô đi qua làm vỡ vỏ, chờ cho đèn báo giao thông chuyển sang đỏ và sau đó thu lấy nhân hột một cách an toàn. (Xem video Lưu trữ 2014-10-18 tại Wayback Machine).

Các thành viên của họ Quạ cũng biết theo dõi các loài chim khác, ghi nhớ nơi chúng cất giấu thức ăn và sau đó mò tới khi con chim kia rời khỏi nơi đó. Chim họ Quạ cũng di chuyển thức ăn của chính chúng giữa các nơi cất giấu để tránh bị ăn trộm, nhưng chỉ khi nếu chúng trước đó đã từng bị trộm cắp. Khả năng cất giấu thức ăn đòi hỏi trí nhớ về không gian rất chính xác. Chim họ Quạ đã từng được ghi nhận là còn nhớ nơi cất giấu thức ăn của chúng tới sau 9 tháng. Người ta cho rằng cảnh quan theo chiều dọc (chẳng hạn cây cối) được chúng sử dụng để ghi nhớ vị trí. Có chứng cứ cho thấy giẻ cùi bụi miền tây (Aphelocoma californica), loài chim lưu trữ các loại thực phẩm mau hỏng, không chỉ ghi nhớ chúng cất giấu thức ăn ở đâu mà còn nhớ là cất giấu đã bao lâu. Điều này là tương tự như trí nhớ theo tình tiết ở người.[3]

Xem xét hành vi trộm cắp ở chim họ Quạ, người ta nhận ra rằng một số loài sẽ sử dụng kinh nghiệm của chúng như là những kẻ trộm cắp để dự đoán các hành vi trộm cắp ở các loài chim khác. Điều này giải thích tại sao, nếu chim họ Quạ đã từng trộm cắp, thì chúng sẽ thực hiện các bước phòng ngừa dự phòng (như di chuyển nơi cất giấu) để tránh trở thành nạn nhân trong tương lai. Có khả năng dự báo hành vi của kẻ khác dựa trên kinh nghiệm bản thân là một đặc điểm mà trước đây người ta cũng cho rằng chỉ có ở người. Các thực nghiệm phòng thí nghiệm đã xác nhận rằng quạ đôi khi có thể dùng kinh nghiệm quá khứ để tiếp cận các chướng ngại vật mới.[3]

Quạ New Caledonia (Corvus moneduloides) nổi tiếng vì khả năng chế tạo công cụ cao của chúng. Chúng tạo ra các công cụ để câu từ cành cây và lá được xén tỉa thành các móc câu. Sau đó chúng sử dụng các móc câu này để lôi ấu trùng của sâu bọ ra khỏi các lỗ trên thân cây. Các công cụ được chế tạo tùy theo công việc và dường như cũng do sự ưu tiên đã học được. Các loài chim họ Quạ khác được quan sát có sử dụng công cụ còn có quạ Mỹ, giẻ cùi lamgiẻ cùi lục (Cyanocorax yncas). Sự đa dạng trong thiết kế công cụ ở họ Quạ cho thấy sự biến đổi trong "văn hóa" của chúng. Một lần nữa, chỉ có khỉ hình người là những con thú duy nhất không phải người biết sử dụng công cụ trong những việc như vậy.[3]

Chim bổ hạt Clark (Nucifraga columbiana) và quạ gáy xám được so sánh trong nghiên cứu năm 2002 dựa trên việc học các quy tắc hình học. Chim họ Quạ, cùng với bồ câu nhà (Columba livia f. domestica), đã định vị được mục tiêu giữa hai cảnh quan, trong khi khoảng cách và cảnh quan đã bị thay đổi. Trong các nghiên cứu này thì chim bổ hạt chính xác hơn so với quạ gáy xám và chim bồ câu.[33]

Một chiến thuật kinh điển trong nông nghiệp để xua đuổi chim chóc phá hoại là dùng người nộm. Tuy nhiên, do trí thông minh của chim họ Quạ là khá cao nên các người nộm trên thực tế không có tác dụng xua đuổi chúng và chúng tận dụng các người nộm này như là chỗ để đậu.[19]

Hệ thống học hiện tại đặt họ Quạ, dựa trên các đặc trưng tiến hóa của chúng, trong phía dưới phần giữa của bộ Sẻ, ngược lại với phân loại mục đích luận trước đó coi chúng như là chim biết hót/kêu "cao nhất" do trí thông minh của chúng.[6] Theo một nhà quan sát,

"Trong thế kỷ 19 đã sinh ra niềm tin rằng chúng là những loại chim 'tân tiến nhất', dựa trên niềm tin rằng sự tiến hóa Darwin đem lại sự 'tiến bộ'. Trong phân loại như vậy thì các loài chim 'thông minh nhất' được liệt kê cuối cùng, phản ánh vị trí của chúng là 'trên đỉnh hình chóp'. Các nhà sinh học hiện đại bác bỏ khái niệm về 'tiến bộ' có thứ bậc trong tiến hóa [...]."[5]

Các nhóm chính chim có trí thông minh cao khác còn có vẹt (họ Psittacidae) và vẹt mào (họ Cacatuidae), không có quan hệ họ hàng gần gũi với chim họ Quạ.

Dịch bệnh

sửa

Các loài quạ là ổ chứa Virus Tây Nile ở Hoa Kỳ. Chúng bị lây nhiễm từ muỗi (vật chủ trung gian truyền bệnh), ban đầu từ các loài thuộc chi Culex. QuạRaven nhanh chóng bị chết do bệnh này, vì vậy cái chết của chúng là một dấu hiệu cảnh báo sớm sự xuất hiện của Virus Tây Nile xuất hiện (giống như các chết của ngựa và các loài chim khác). Một trong những tín hiệu đầu tiên của mà Virus Tây Nile đến Hoa Kỳ lần đầu tiên là cái chết của các con quạ ở New York.[34][35]

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Madge S. & Burn H. (1993): Crows and Jays. Helm. ISBN 1-873403-18-6
  2. ^ Robertson Don (2000): Bird Families of the World: Corvidae. 30-1-2000. Tra cứu 10-11-2007.
  3. ^ a b c d e f Clayton Nicola & Emery Nathan (2005): Corvid cognition. Current Biology 15(3): R80-R81. toàn văn PDF
  4. ^ Sibley Charles Gald & Ahlquist Jon Edward 1991: Phylogeny and Classification of Birds: A Study in Molecular Evolution. Nhà in Đại học Yale, New Haven, CT. ISBN 0-300-04085-7
  5. ^ a b c d e Robertson Don (2000): Bird Families of the World: Corvidae Lưu trữ 2006-04-28 tại Wayback Machine. Tạo ngày 30-1-2000. Tra cứu ngày 10-11-2007.
  6. ^ a b c Jønsson Knud A. & Fjeldså Jon (2006): A phylogenetic supertree of oscine passerine birds (Aves: Passeri). Zoologica Scripta 35(2): 149–186. doi:10.1111/j.1463-6409.2006.00221.x (tóm tắt HTML)
  7. ^ a b Ericson Per G.P.; Jansén Anna-Lee; Johansson Ulf S. & Ekman Jan (2005): Inter-generic relationships of the crows, jays, magpies and allied groups (Aves: Corvidae) based on nucleotide sequence data. Journal of Avian Biology 36: 222-234. doi:10.1111/j.0908-8857.2001.03409.x toàn văn PDF Lưu trữ 2017-08-10 tại Wayback Machine
  8. ^ Goodwin D. (1986) Crows of the world. (ấn bản lần 2). Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Anh. ISBN 0-565-00979-6
  9. ^ James Helen F.; Ericson Per G.P.; Slikas Beth; Lei Fu-min & Storrs Olson (2003): Pseudopodoces humilis, a misclassified terrestrial tit (Aves: Paridae) of the Tibetan Plateau: evolutionary consequences of shifting adaptive zones. Ibis 145(2): 185–202. doi:10.1046/j.1474-919X.2003.00170.x toàn văn PDF Lưu trữ 2008-12-17 tại Wayback Machine
  10. ^ đầu gần xương quạ phải của chim kích cỡ giẻ cùi, có lẽ là của loài ác là Holarctic nhưng khác với chi Pica: Wetmore (1937)
  11. ^ Bonaccorso E., A. T. Peterson, A. G. Navarro-Sigüenza & R. C. Fleischer (2010). Molecular Systematics and Evolution of the Cyanocorax Jays. Mol. Phylogenet. Evol. 54(3): 897-909 doi:10.1016/j.ympev.2009.11.014
  12. ^ Bonaccorso E. & A. T. Peterson (2007). A multilocus phylogeny of New World jay genera. Mol. Phylogenet. Evol. 42(2): 467-476. doi:10.1016/j.ympev.2006.06.025
  13. ^ Haring E., A. Gamauf & A. Kryukov (2007a). Phylogeographic patterns in widespread corvid birds. Mol. Phylogenet. Evol. 45(3): 840-862 doi:10.1016/j.ympev.2007.06.016.
  14. ^ Haring E., B. Däubl, W. Pinsker, A. Kryukov & A. Gamauf (2012). Genetic divergences and intraspecific variation in corvids of the genus Corvus (Aves: Passeriformes: Corvidae) — a first survey based on museum specimens. J. Zool. Syst. Evol. Res. 50(3): 230-246 doi:10.1111/j.1439-0469.2012.00664.x.
  15. ^ Jønsson K. A., P. -H. Fabre & M. Irestedt (2012a). Brains, tools, innovation and biogeography in crows and ravens. BMC Evol. Biol. 12:72 doi:10.1186/1471-2148-12-72.
  16. ^ Jønsson K. A., P. -H. Fabre, J. D. Kennedy, B. G. Holt, M. K. Borregaard, C. Rahbek & J. Fjeldså (2016). A supermatrix phylogeny of corvoid passerine birds (Aves: Corvides). Mol. Phylogenet. Evol. 94(A): 87-94 doi:10.1016/j.ympev.2015.08.020.
  17. ^ Kryukov A. P., L. N. Spiridonova, S. Mori, V. Yu. Arkhipov, Y. A. Red'kin, O. A. Goroshko, E. G. Lobkov & E. Haring (2017). Deep phylogeographic breaks in magpie Pica pica across the Holarctic: concordance with bioacoustics and phenotypes. Zool. Sci. 34(3): 185-201. doi:10.2108/zs160119.
  18. ^ Perrins Christopher (2003): The New Encyclopedia of Birds Nhà in Đại học Oxford: Oxford ISBN 0-19-852506-0
  19. ^ a b c d e Shades of Night: The Aviary Lưu trữ 2006-04-15 tại Wayback Machine. Phiên bản 21-7-2004. Truy cập 10-11-2007.
  20. ^ a b c Marzluff John M. & Neatherlin Eric (2006): Corvid response to human settlements and campgrounds: Causes, consequences, and challenges for conservation. Biological Conservation 130(2): 301-314. doi:10.1016/j.biocon.2005.12.026 (tóm tắt HTML)
  21. ^ Patterson I. J., Dunnet G. M., & Fordham R. A. (1971): Ecological studies of the Rook Corvus frugilegus L. in northeast Scotland. Dispersion. J. Appl. Ecol. 8: 815-833.
  22. ^ Li Shou-Hsien & Brown Jerram L. (2000): High frequency of extrapair fertilization in a plural breeding bird, the Mexican jay, revealed by DNA microsatellites. Animal Behaviour 60(6): 867-877 doi:10.1006/anbe.2000.1554
  23. ^ Encyclopedia Britannica trực tuyến: Corvidae. Cần đăng ký thành viên.
  24. ^ a b Verhulst Sion & Salomons H. Martijn (2004): Why fight? Socially dominant jackdaws, Corvus monedula, have low fitness. Animal Behaviour 68: 777-783. doi:10.1016/j.anbehav.2003.12.020 (tóm tắt HTML)
  25. ^ Berg Elena C. (2005): Parentage and reproductive success in the white-throated magpie-jay, Calocitta formosa, a cooperative breeder with female helpers. Animal Behaviour 70(2): 375-385. doi:10.1016/j.anbehav.2004.11.008 (tóm tắt HTML)
  26. ^ Gill F.B. (2003) Ornithology (ấn bản lần 2). W.H. Freeman and Company, New York. ISBN 0-7167-2415-4
  27. ^ Birding in India and South Asia: Corvidae. Tra cứu 10-11-2007
  28. ^ Krushinskiy L.V.; Zorina Z.A. & Dashevskiy B.A. (1979): [Ability of birds of the Corvidae family to operate by the empirical dimensions of figures]. Zhurnal vysshe nervno deiatelnosti imeni IP Pavlova 29(3): 590-597. [Bằng tiếng Nga] PMID 112801 (tóm tắt HTML)
  29. ^ BBC Online: Crows and jays top bird IQ scale. Phiên bản ngày 25-2-2005. Tra cứu 10-11-2007.
  30. ^ Emery Nathan & Clayton Nicola (2004): The Mentality of Crows: Convergent Evolution of Intelligence in Corvids and Apes. Science 306(5703): 1903 - 1907 doi:10.1126/science.1098410
  31. ^ James Owen: Crows as Clever as Great Apes, Study Says. National Geographic News, 9-12- 2004. Truy cập ngày 10-11-2007.
  32. ^ Bond Alan B.; Kamil Alan C. & Balda Russell P. (2003): Social complexity and transitive inference in corvids. Animal Behaviour 65(3): 479-487. doi:10.1006/anbe.2003.2101 toàn văn PDF Lưu trữ 2008-02-16 tại Wayback Machine
  33. ^ Jones Juli E; Antoniadis Elena; Shettleworth Sara J. & Kamil Alan C. (2002): A Comparative Study of Geometric Rule Learning by Nutcrackers (Nucifraga columbiana), Pigeons (Columba livia), and Jackdaws (Corvus monedula). Journal of Comparative Psychology 116(4): 350-356. tóm tắt HTML
  34. ^ New York State Department of Health http://www.health.state.ny.us/diseases/west_nile_virus/detection_and_reporting.htm
  35. ^ Eidson et al http://www.cdc.gov/ncidod/EID/vol7no4/eidson2.htm

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa

(tiếng Việt)