Sao nhái hồng

loài thực vật
(Đổi hướng từ Cosmos caudatus)

Sao nhái hồng hay cúc chuồn hồng (danh pháp khoa học: Cosmos caudatus) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Kunth mô tả khoa học đầu tiên năm 1820.[2]

Cosmos caudatus
Cosmos caudatus dại.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Asterales
Họ (familia)Asteraceae
Chi (genus)Cosmos
Loài (species)C. caudatus
Danh pháp hai phần
Cosmos caudatus
Kunth, 1820
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Bidens berteriana Spreng.
  • Bidens carnea Heer
  • Bidens caudata (Kunth) Sch.Bip.
  • Cosmos caudatus var. exaristatus Sherff
  • Cosmea caudata (Kunth) Spreng.
  • Bidens artemisiifolia subsp. caudata (Kunth) Kuntze

Cosmos caudatus là thực vật một năm trong chi Cosmos, với các chiếc hoa tia màu tím, hồng hay trắng. Loài này là bản địa châu Mỹ Latinh (từ Rio Grande do Sul ở miền nam Brasil tới Tamaulipas ở đông bắc Mexico),[3]Tây Ấn, nhưng đã du nhập vào khu vực nhiệt đới châu Á, châu PhiAustralia.[4][5][6][7][8][9]

Mô tả sửa

Sao nhái hồng có thể mọc cao tới 2 m (6 ft 7 in). Thân cây màu xanh nhạt ánh tía, mọng. Lá mềm và có mùi hăng. Khi tối trời lá cây gập lại gần với các chồi đầu cành như thể cây cũng đi ngủ. Hoa đầu mọc đơn độc hay thành cụm lỏng lẻo trên một cuống đơn hay trên các đầu phụ.[10]

Thực phẩm sửa

Cosmos caudatus ăn được và trong tiếng Mã Lai người ta gọi nó là ulam raja, nghĩa là "xa lát vua".[11] Trong ẩm thực Indonesiaẩm thực Mã Lai thì lá của loài này được sử dụng đề làm xa lát. Nó được người Tây Ban Nha đưa tới từ châu Mỹ Latinh qua đường Philippines tới các phần còn lại của khu vực Đông Nam Á.[11] Ulam, một từ trong tiếng Mã Lai, được sử dụng để chỉ một món ăn vừa có tính bổ dưỡng vừa có tính mỹ thuật, là món xa lát Mã Lai phổ biến được phục vụ trong các bữa ăn trưa/chiều trong các khách sạn cao cấp cũng như trong các quầy búp phê.

Chú thích sửa

  1. ^ Flann, C (ed) 2009+ Global Compositae Checklist Lưu trữ 2014-11-15 tại Archive.today
  2. ^ The Plant List (2010). Cosmos caudatus. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ Melchert, Thomas E. 1990. Phytologia 69(3): 200-215 description, discussion, photographs, line drawings, distribution map.
  4. ^ Funk V. A., P. E. Berry, S. Alexander, T. H. Hollowell & C. L. Kelloff. 2007. Checklist of the Plants of the Guiana Shield (Venezuela: Amazonas, Bolivar, Delta Amacuro; Guyana, Surinam, French Guiana). Contributions from the United States National Herbarium 55: 1–584
  5. ^ Jørgensen P. M. & S. León-Yánez. (chủ biên) 1999. Cat. Vasc. Pl. Ecuador. Monographs in systematic botany from the Missouri Botanical Garden 75: i–viii, 1–1181
  6. ^ Humbert H. 1923. Les Composées de Madagascar. Mémoires de la Société Linnéenne de Normandie 25: 1–335.
  7. ^ Sousa Sánchez M. & E. F. Cabrera Cano. 1983. Flora de Quintana Roo. Listados Florísticos de México 2: 1–100
  8. ^ López Vargas A. 1995. Estudio de Vegetación de las Partes Sud y Sudoeste de las Provincias Mizque y Campero --- Cochabamba i–vi, 1–152. Tesis Universidad Mayor de San Simón, Cochabamba
  9. ^ Foster R. C. 1958. A catalogue of the ferns and flowering plants of Bolivia. Contributions from the Gray Herbarium of Harvard University 184: 1–223
  10. ^ Hassan Dr. W. E. (2006). Healing Herbs of Malaysia Kuala Lumpur: Federal Land Development Agency. ISBN 978-983-99544-2-5
  11. ^ a b Bodeker G. (2009). Health and Beauty from the Rainforest: Malaysian Traditions of Ramuan. Kuala Lumpur: Didier Millet. ISBN 978-981-4217-91-0

Liên kết ngoài sửa