Cuống (thực vật học)

Trong thực vật học, cuống (tiếng Anhː stipe hoặc stalk) là một bộ phận của thân cây "hỗ trợ" một số cấu trúc khác.[1] Nghĩa phổ biến của từ này chính là cuống lá, tuy nhiên tùy thuộc vào bộ phận thực vật nào hay nhóm phân loại nào đang được mô tả thì "cuống" sẽ có ý nghĩa khác nhau.[2]

Gốc cuống có tiết diện hình lục giác của dương xỉ thân gỗ Cyathea medullaris
Vỉ phấn (màu trắng) nối hai khối phấn hoa lan (màu cam)
Cuống ở tảo nâu Laminaria hyperborea

Trong trường hợp dương xỉ, "cuống" là cuống lá từ thân đến phần gốc phiến . Sự phát triển của cấu trúc bên trong phiến lá sau đó tạo ra gân chính của lá.

thực vật có hoa, thuật ngữ này còn được dùng để chỉ bộ phận của hoa, có thể là vòi nhụy (như ở loài Helicteres spp.) Ở họ Lan, "cuống" (tiếng Anhː stipe, caudicle, stalk) dùng để chỉ cơ quan kết nối hai khối phấn (tiếng Anhː pollinia), gọi là vỉ phấn. Vỉ phấn có dạng một dải hoặc dây không nhớt nối liền khối phấn với gót nhầy (tiếng Anhː viscidium, là phần nhớt của mỏ hoa lan (rostellum)).[3]

"Cuống" cũng là một cấu trúc được tìm thấy trong các sinh vật được các nhà thực vật học nghiên cứu nhưng không còn được phân loại là thực vật. Nó có thể là phần cuống nấmnấm hoặc thân tản của rong biển và đặc biệt phổ biến ở các loại tảo nâu. Thân của tảo nâu thường chứa một vùng trung tâm gồm các tế bào giống như mạch rây của thực vật có mạch, có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng trong tảo.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “UCMP Glossary: Botany”. University of California Museum of Paleontology. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2009.
  2. ^ Eckel, P. M. (2023). “Stipe, a stalk”. mobot.org. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Trương Thị Đẹp (chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Ngân, Liêu Hồ Mỹ Trang (2008). Thực vật dược. Hà Nội: Nxb Giáo dục. tr. 292.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)