Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2018

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2018 là cuộc đua lần thứ 30 của Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra từ ngày 29 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 2018. Cuộc đua có 30 chặng, tổng lộ trình 3267 km,[1] xuất phát từ Lạng Sơn và kết thúc tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Khác với các cuộc đua trước đây, cuộc đua lần này được mở rộng lộ trình xuống các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long.

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 30 - 2018
Cuộc đua xe đạp toàn quốc
tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin cuộc đua
Thời gian29 tháng 3 – 30 tháng 4
Chặng30
Quảng đường3.267 km (2.030 mi)
← 2017
2019 →

Đây là cuộc đua có nhiều chặng nhất trong lịch sử xe đạp, chỉ hơn kỷ lục giải Tour de France (Pháp) với 22 chặng.

Những thay đổi sửa

Về lộ trình sửa

Cơ cấu giải thưởng
Tên giải thưởng Tiền thưởng
Từng chặng
Về nhất 20.000.000 đồng
Đồng đội 3.000.000 đồng
Chung cuộc
Áo vàng 300.000.000 đồng
Áo đỏ 60.000.000 đồng
Áo xanh 60.000.000 đồng
Áo trắng 30.000.000 đồng
Đồng đội chung cuộc 100.000.000 đồng

Khác với lộ trình của các cuộc đua xuyên Việt trước đó, cuộc đua lần này được bắt đầu từ Lạng Sơn thay vì Hà Nội. Từ Bảo Lộc (Lâm Đồng), đoàn đua không về Thành phố Hồ Chí Minh như thường niên mà được mở rộng xuống các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long trước khi quay lại Thành phố Hồ Chí Minh.

Linh vật sửa

Từ cuộc đua lần này, linh vật chính thức của giải đấu được giới thiệu, là chú ngựa có tên Thần Tốc (tên tiếng Anh là "Speedy").[2]

Công bố sửa

Thông tin về Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2018 được công bố vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 trong một cuộc họp báo trước khi khởi tranh giải.[3] Ban tổ chức đã công bố lộ trình cuộc đua với lộ trình kỷ lục 30 chặng với tổng lộ trình 3267 km. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc tổ chức này nhằm đánh dấu cột mốc 30 năm tổ chức cuộc đua và hướng tới kỷ niệm 43 năm Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, 132 năm Ngày Quốc tế Lao động, 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sở dĩ Ban tổ chức quyết định tổ chức cuộc đua với 30 chặng nhắm kỷ niệm 30 năm cuộc đua xe đạp lớn nhất Việt Nam ra đời.

Danh sách tham dự sửa

Đội đua xe đạp sửa

  • Anh văn Hội Việt Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh (VUS)
  • Minh Giang Thành phố Hồ Chí Minh (TTM)
  • Premium Cycling Vĩnh Long (PCV)
  • Bikelife Đồng Nai (BLĐ)
  • Ynghua Đồng Nai (YĐN)
  • Calytos Đồng Tháp (CĐT)
  • Dược Domesco Đồng Tháp (DĐT)
  • Hà Nội (HAN)
  • Quân khu 7 (QK7)
  • Quân Đội (QDO)
  • Cần Thơ (TCT)
  • Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang (GAG)
  • Bảo vệ thực vật An Giang (BAG)

Vận động viên[4] sửa

Lộ trình và kết quả từng chặng sửa

Lộ trình Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 30 - 2018
Chặng Ngày Đoạn đường Cự ly Kết quả chung cuộc
Nhất Nhì Ba
1[5] 29 tháng 3 Đua cá nhân tính giờ tại Lạng Sơn 8 km (5 mi) Loïc Desriac (BLĐ) Javier Sarda Perez (GAG) Mai Nguyễn Hưng (VUS)
2[6] 30 tháng 3 Vòng đua thành phố Lạng Sơn 51 km (32 mi) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Lê Nguyệt Minh (TTM) Lê Văn Duẩn (VUS)
3[7] 31 tháng 3 Lạng Sơn đi Hà Nội 160 km (99 mi) Lê Văn Duẩn (VUS) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Lê Nguyệt Minh (TTM)
4[8] 1 tháng 4 Vòng đua hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) (25 vòng x 1,7 km) 42,5 km (26 mi) Huỳnh Thanh Tùng (QK7) Nguyễn Dương Hồ Vũ (TTM) Bùi Minh Thụy (BLĐ)
5[9] 2 tháng 4 Hà Nội đi Thanh Hóa 154 km (96 mi) Lê Văn Duẩn (VUS) Lê Nguyệt Minh (TTM) Nguyễn Thành Tâm (GAG)
6[10] 3 tháng 4 Thanh Hóa đi Nghệ An 134 km (83 mi) Lê Nguyệt Minh (TTM) Lê Văn Duẩn (VUS) Mai Nguyễn Hưng (VUS)
7[11] 4 tháng 4 Nghệ An đi Quảng Bình (đèo Ngang) 199 km (124 mi) Lê Nguyệt Minh (TTM) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Lê Văn Duẩn (VUS)
8[12] 5 tháng 4 Quảng Bình đi Huế 162 km (101 mi) Lê Quốc Vũ (TCT) Huỳnh Hoàng Phúc (TCT) Nguyễn Thành Tâm (GAG)
6 tháng 4 Nghỉ tại Huế
9[13] 7 tháng 4 Vòng đua Trường Tiền - Phú Xuân (Huế) 44 km (27 mi) Lê Nguyệt Minh (TTM) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT)
10[14] 8 tháng 4 Huế đi Đà Nẵng (đèo Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân) 112 km (70 mi) Mai Nguyễn Hưng (VUS) Nguyễn Minh Luận (VUS) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT)
11[15] 9 tháng 4 Đà Nẵng đi Quảng Ngãi 133 km (83 mi) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Lê Nguyệt Minh (TTM) Mai Nguyễn Hưng (VUS)
12[16] 10 tháng 4 Vòng đua thành phố Quảng Ngãi 40 km (25 mi) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Lê Nguyệt Minh (TTM) Quàng Văn Cường (GAG)
13[17] 11 tháng 4 Quảng Ngãi đi Quy Nhơn 181 km (112 mi) Lê Nguyệt Minh (TTM) Trần Nguyễn Duy Nhân (QK7) Nguyễn Thành Tâm (GAG)
14[18] 12 tháng 4 Quy Nhơn đi Tuy Hòa 100 km (62 mi) Trần Nguyễn Duy Nhân (QK7) Lê Nguyệt Minh (TTM) Nguyễn Thành Tâm (GAG)
15[19] 13 tháng 4 Vòng đua thành phố Tuy Hòa 40 km (25 mi) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Lê Nguyệt Minh (TTM) Trần Nguyễn Duy Nhân (QK7)
16[20] 14 tháng 4 Tuy Hòa đi Nha Trang (Khánh Hòa, đèo Cả) 120 km (75 mi) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Trần Nguyễn Duy Nhân (QK7) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT)
17[21] 15 tháng 4 Đua đồng đội tính giờ tại Nha Trang 48 km (30 mi) Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang (GAG) Bikelife Đồng Nai (BLĐ) Anh Văn Hội Việt Mỹ TP.HCM (VUS)
16 tháng 4 Nghỉ tại Nha Trang
18[22] 17 tháng 4 Nha Trang đi Phan Rang (đèo Vĩnh Hy) 129 km (80 mi) Lê Nguyệt Minh (TTM) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT)
19[23] 18 tháng 4 Phan Rang đi Đà Lạt (đèo Ngoạn Mục, đèo Prenn) 123 km (76 mi) Phan Hoàng Thái (DĐT) Javier Sarda Perez (GAG) Edger N.Neito (YĐN)
20[24] 19 tháng 4 Vòng đua Hồ Xuân Hương (Đà Lạt) (10 vòng x 5,1 km) 51 km (32 mi) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Lê Nguyệt Minh (TTM) Lê Ngọc Sơn (GAG)
21[25] 20 tháng 4 Đà Lạt đi Bảo Lộc 110 km (68 mi) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Huỳnh Thanh Tùng (QK7)
22[26] 21 tháng 4 Bảo Lộc đi Bình Dương 160 km (99 mi) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT) Trần Thanh Điền (VUS) Edger N.Neito (YĐN)
23[27] 22 tháng 4 Bình Dương đi Cao Lãnh 154 km (96 mi) Lê Nguyệt Minh (TTM) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT)
23 tháng 4 Nghỉ tại Cao Lãnh
24[28] 24 tháng 4 Cao Lãnh đi Cần Thơ 98 km (61 mi) Quách Tiến Dũng (QĐI) Trần Thanh Nhanh (TTM) Nguyễn Hoàng Sang (YĐN)
25[29] 25 tháng 4 Vòng đua thành phố Cần Thơ 45 km (28 mi) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Lê Nguyệt Minh (TTM) Mai Nguyễn Hưng (VUS)
26[30] 26 tháng 4 Cần Thơ đi thành phố Cà Mau (Cà Mau) 180 km (112 mi) Nguyễn Hoàng Sang (YĐN) Quách Tiến Dũng (QĐI) Lê Quốc Vũ (TCT)
27[31] 27 tháng 4 Cà Mau đi Đất Mũi (Cà Mau) 103 km (64 mi) Nguyễn Vũ Linh (CĐT) Nguyễn Huỳnh Phú Lộc (QĐI) Đỗ Hùng Cường (HNI)
28[32] 28 tháng 4 Đất Mũi đi Rạch Giá (Kiên Giang) 100 km (62 mi) Trần Tuấn Kiệt (CĐT) Nguyễn Cường Khang (TTM) Nguyễn Hoàng Sang (YĐN)
29[33] 29 tháng 4 Rạch Giá đi Vĩnh Long 145 km (90 mi) Nguyễn Huỳnh Phú Lộc (QĐI) Lường Văn Sinh (HNI) Võ Thanh An (PCV)
30[34] 30 tháng 4 Vĩnh Long đi Thành phố Hồ Chí Minh 134 km (83 mi) Lê Nguyệt Minh (TTM) Huỳnh Thanh Tùng (QK7) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT)

Kết quả màu áo qua các chặng sửa

Chặng
  • Áo vàng (VĐV xuất sắc)
  •  
  • Áo xanh (Vua nước rút)
  •  
  • Áo chấm đỏ (Vua leo núi)
  •  
  • Áo trắng (VĐV trẻ xuất sắc)
  •  
1 Loïc Desriac (BLĐ) Phan Hoàng Thái (DĐT)
2 Nguyễn Thành Tâm (GAG)
3 Lê Nguyệt Minh (TTM)
4 Huỳnh Thanh Tùng (QK7)
5 Nguyễn Cường Khang (TTM)
6
7 Nguyễn Dương Hồ Vũ (TTM)
8
9
10 Loïc Desriac (BLĐ) Cao Trung Hiếu (QK7)
11
12
13
14
15 Nguyễn Thành Tâm (GAG)
16
17 Ngô Văn Phương (BAG)
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Kết quả Nguyễn Thành Tâm (GAG) Lê Nguyệt Minh (TTM) Loïc Desriac (BLĐ) Ngô Văn Phương (BAG)

Xếp hạng chung cuộc sửa

Nhất Nhì Ba Tham khảo
  Áo vàng Nguyễn Thành Tâm (GAG) Ali Khademi (BAG) Huỳnh Thanh Tùng (QK7) [34]
  Áo chấm đỏ Loic Desriac (BLĐ) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT) Phan Hoàng Thái (DĐT)
  Áo xanh Lê Nguyệt Minh (TTM) Nguyễn Thành Tâm (GAG) Nguyễn Tấn Hoài (DĐT)
  Áo trắng Ngô Văn Phương (BAG) Trần Đức Tiến (QK7) Phan Hoàng Thái (DĐT)
  Giải đồng đội Anh văn Hội Việt Mỹ TP.HCM Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang Dược Domesco Đồng Tháp
  Giải phong cách Anh văn Hội Việt Mỹ TP.HCM

Truyền hình sửa

Theo dự kiến ban đầu, 21/30 chặng sẽ được truyền hình trực tiếp trên các kênh sóng của HTV. Sau thành công trong việc truyền hình trực tiếp chặng đua xe đạp đường trường không gián đoạn vào ngày 3 tháng 4 năm 2018, HTV quyết định truyền hình trực tiếp thêm chặng 22: Cà Mau – Đất Mũi, nâng tổng số chặng được truyền hình trực tiếp lên 22/30. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành truyền hình thể thao tại Việt Nam.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Lộ trình chính thức Cúp truyền hình HTV 2018”. 21 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ “Cuộc đua xe đạp tranh Cúp Truyền Hình TP.HCM lần đầu có mascot (linh vật)”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ “Họp báo Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền Hình TP.HCM lần 30 năm 2018”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ “Danh sách chính thức tham dự Cúp truyền hình HTV 2018”. 21 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ “Loic Desriac thắng chặng 1 - cá nhân tính giờ”. Đài Truyền hình TP.HCM. 29 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ “Về nhất chặng 2: Nguyễn Thành Tâm đoạt Áo Xanh”. Đài Truyền hình TP.HCM. 30 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ “Chặng 3 Cúp Truyền Hình TP.HCM 2018: Soán ngôi bất thành”. Đài Truyền hình TP.HCM. 31 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ “Chặng 4 Cúp Truyền Hình TP.HCM 2018: Huỳnh Thanh Tùng cùng Quân khu 7 thắng lớn”. Đài Truyền hình TP.HCM. 1 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ “Chặng 5 Hà Nội - Thanh Hóa: Lê Văn Duẩn về Nhất”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ “Chặng 6 Cúp Truyền hình TPHCM 2018: TPHCM chiếm trọn 3 hạng đầu”. Đài Truyền hình TP.HCM. 3 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ “Chặng 7 Nghệ An - Quảng Bình: Nguyệt Minh thắng chặng, Thanh Tùng vẫn giữ áo vàng”. Đài Truyền hình TP.HCM. 4 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ “Chặng 8 - Cúp Truyền hình TP.HCM 2018: Ngày vui của các tay đua Cần Thơ”. Đài Truyền hình TP.HCM. 5 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  13. ^ “Chặng 9 - Vòng đua Ski Thành phố Huế: Lê Nguyệt Minh cán đích đầu tiên”. Đài Truyền hình TP.HCM. 7 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ “Chặng 10 Huế - Đà Nẵng: Áo Trắng, Áo Đỏ đổi chủ”. Đài Truyền hình TP.HCM. 8 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  15. ^ “Chặng 11 Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Nguyễn Thành Tâm thắng chặng”. Đài Truyền hình TP.HCM. 9 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ “Chặng 12 Vòng quanh TP Quảng Ngãi: 2 ê-kip An Giang tiếp tục chiến thắng”. Đài Truyền hình TP.HCM. 10 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  17. ^ “Thêm tay đua TP.HCM gặp nạn phải bỏ cuộc”. Đài Truyền hình TP.HCM. 11 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  18. ^ “Trần Nguyễn Duy Nhân lần đầu thắng chặng”. Đài Truyền hình TP.HCM. 12 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  19. ^ “Chặng 15 Cúp Truyền hình TP.HCM 2018: Nguyễn Thành Tâm giành Áo Vàng của Huỳnh Thanh Tùng”. Đài Truyền hình TP.HCM. 13 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  20. ^ “Nguyễn Thành Tâm giữ vững chiếc Áo vàng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  21. ^ “An Giang thắng lớn, TP.HCM giữ được ngôi đầu đồng đội”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  22. ^ “Chặng 18 Cúp Truyền hình TP.HCM: Tay đua An Giang bị tai nạn khi đổ đèo Vĩnh Hy”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  23. ^ “An Giang thắng lớn chặng 19 (Phan Rang - Đà Lạt)”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  24. ^ “Nguyễn Thành Tâm lần thứ 6 thắng chặng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  25. ^ “Bảng xếp hạng không thay đổi”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  26. ^ “An Giang tung gà chiến giành hạng Nhì cá nhân từ tay Thanh Tùng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  27. ^ “Lê Nguyệt Minh lần thứ 6 thắng chặng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  28. ^ “Chặng 24: Quách Tiến Dũng lần đầu thắng chặng, các danh hiệu không đổi”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  29. ^ “Nguyễn Thành Tâm lần thứ 7 thắng chặng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  30. ^ “Nguyễn Hoàng Sang độc diễn thắng chặng về Cà Mau”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  31. ^ “Nguyễn Vũ Linh cán đích đầu tiên tại Đất Mũi”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  32. ^ “Tay đua 18 tuổi giành chiến thắng tại Kiên Giang”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  33. ^ “Nguyễn Thành Tâm tiến gần đến Áo vàng chung cuộc”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  34. ^ a b “Lê Nguyệt Minh thắng chặng cuối, Nguyễn Thành Tâm đoạt Áo vàng chung cuộc”. Đài Truyền hình TP.HCM. 30 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.