Cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc

Khởi nghĩa nông dân chống nhà Thanh do Hồng Tú Toàn lãnh đạo

Cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc, còn gọi là cách mạng Thái Bình Thiên Quốc, là một cuộc nổi loạn quy mô lớn ở Trung Quốc giữa phong trào Thái Bình Thiên Quốc do người Khách Gia thuộc dân tộc Hán lãnh đạo chống lại nhà Mãn Thanh. Cuộc nổi dậy kéo dài từ 1850 đến 1864, tuy nhiên đến năm 1872 đội quân nổi loạn mới bị xóa sạch. Sau cuộc nội chiến đẫm máu nhất lịch sử, với khoảng 20 đến 30 triệu người chết nhưng con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều, triều đình Mãn Thanh giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng cùng với đó là những tổn thất lớn về mặt kinh tế và chính trị.

Nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc

Họa phẩm năm 1884 mô tả trận An Khánh (1861)
Thời gianTháng 12, 1850 – Tháng 8, 1864
Địa điểm
Trung Quốc
Kết quả

Nhà Thanh thắng lợi

Tham chiến

Giai đoạn sau:

Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng
3,400,000+[2] 2,000,000[3]
10,000,000 (tất cả phe tham chiến)[4]
Thương vong và tổn thất
Số người chết: 20–30 triệu[5]
Cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc
Phồn thể太平天國運動
Giản thể太平天国运动
Nghĩa đen"Phong trào Thái Bình Thiên Quốc"

Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa là Hồng Tú Toàn người Khách Gia (một nhóm người Hán), tự xưng là em trai của chúa Giê-xu. Mục đích của cuộc nổi loạn mang tính chất tôn giáo, dân tộc, và chính trị: Hồng Tú Toàn muốn người Hán đổi sang đạo Bái Thượng đế, đồng thời lật đổ nhà Thanh của người Mãn Châu và thành lập nhà nước mới.[6][7] Nhà nước đối lập Thái Bình Thiên Quốc được lập ra ở Thiên Kinh (nay là Nam Kinh) và chiếm được một phần đáng kể lãnh thổ phía nam Trung Quốc, với dân số đạt mức gần 30 triệu người.[8]

Trong suốt một thập kỉ, quân đội Thái Bình Thiên Quốc chiếm đóng và giao tranh khắp khu vực thung lũng trung và hạ Dương Tử, leo thang thành một cuộc nổi chiến tổng lực. Đây là cuộc chiến lớn nhất Trung Quốc kể từ cuộc xâm lăng Trung Quốc của người Mãn Châu (1618-1683), trải dài khắp tất cả các tỉnh của Trung Quốc trừ Cam Túc. Cuộc nội chiến cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu và tàn khốc nhất lịch sử nhân loại, và là xung đột lớn nhất thế kỷ 19. Thậm chí tính theo số người chết, cuộc nội chiến này còn hơn cả Thế chiến thứ nhất.[9][5] 30 triệu người đã bỏ chạy khỏi những vùng bị chinh phạt tới lập nghiệp tại những khu vực khác ở Trung Hoa.[10] Cuộc xung đột cho thấy sự tàn bạo của cả hai phe. Giống như Cách mạng Tân Hợi sau này, lính Thái Bình Thiên Quốc thảm sát người Mãn Châu, dân tộc của gia tộc Ái Tân Giác La, cho rằng họ là ác quỷ. Trong khi đó, nhà Thanh cũng tiến hành thảm sát, nhất là đối với dân thường ở Thiên Kinh, thủ đô Thiên Quốc.

Sau khi bị suy yếu bởi cuộc đảo chính bất thành sự biến Thiên Kinhcuộc xâm lăng Bắc Kinh thất bại, Thái Bình Thiên Quốc bị tiêu diệt bởi những phiến quân riêng lẻ, như Tương quân của Tăng Quốc Phiên. Tháng 5 năm 1862, sau khi hành quân xuống sông Dương Tử và giành lại thành phố An Khánh, Tương quân bao vây Nam Kinh. Hai năm sau, ngày 1 tháng 6 năm 1864, Hồng Tú Toàn qua đời; một tháng sau, Nam Kinh thất thủ trong Trận Nam Kinh thứ ba. Cuộc nội chiến kéo dài 14 năm làm suy yếu nhà Thanh nghiêm trọng, và chưa đầy 50 năm sau, nhà Thanh sụp đổ. Cuộc nội chiến làm trầm trọng thâm căng thẳng bè phái và thúc đẩy sự đi lên của chủ nghĩa địa phương, báo trước thời đại quân phiệt khi mà một người Khách Gia khác, Tôn Trung Sơn, lật đổ nhà Thanh trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911.

Lịch sử sửa

Nguồn gốc sửa

Xuyên suốt thế kỷ 19, nhà Thanh trải qua một loạt các nạn đói, thiên tai, vấn đề kinh tế và thất bại trước các thế lực ngoại quốc; những sự kiện này được gọi chung là "bách niên quốc sỉ" của Trung Quốc.[11] Nông dân bị đánh thuế nặng nề, giá nhà tăng cao khiến tá điền bỏ đất hàng loạt.[12] Quân đội Mãn Thanh bại trận trong chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, trong khi kinh tế Trung Quốc bị tác động nặng nề bởi thâm hụt gây ra bởi việc nhập khẩu nha phiến trái phép trên quy mô lớn.[13] Thổ phỉ xuất hiện nhiều hơn, và nhiều hội kín và đơn vị tự vệ được thành lập, dẫn đến sự gia tăng các cuộc xung đột nhỏ.[14]

 
Tranh vẽ Hồng Tú Toàn, vào khoảng năm 1860

Trong khi đó, dân số Trung Quốc tăng đáng kể, gần gấp đôi giữa 1766 và 1833, trong khi diện tích đất nông nghiệp không đổi.[15] Chính quyền Mãn Châu ngày càng suy đồi và tham nhũng, suy yếu ở những vùng phía nam thống trị bởi các băng đảng địa phương.[16] Tâm lý bài Thanh hiện diện rõ nhất ở nam Trung Quốc trong cộng đồng người Khách Gia, một nhóm người Hán.[17]

Năm 1837, Hồng Tú Toàn, một người Khách Gia từ Quảng Đông, lại trượt khoa cử, đánh mất cơ hội trở thành một sĩ đại phu trong cơ quan nhà nước. Ông trở về nhà, đổ bệnh và nằm liệt giường suốt vài ngày, và trải qua những điều thần bí trong khoảng thời gian này.[18][19][20] Năm 1843, sau khi đọc một pamphlet của một nhà truyền đạo Tân Giáo, Hồng Tú Toàn tuyên bố ông đã nhận ra những hình ảnh đó cho thấy ông là em trai của Giê-su và được gửi đến Trung Quốc để diệt trừ "ác quỷ", bao gồm chính quyền nhà Thanh và tư tưởng Nho Giáo.[21][22] Năm 1847, ông đến Quảng Châu nghiên cứu Kinh Thánh với Issachar Jacox Roberts, một người truyền đạo Báp-tít Hoa Kỳ.[23] Roberts từ chối rửa tội cho ông và sau này nói rằng những tín đồ của Hồng Tú Toàn "nhất quyết sử dụng những niềm tin tôn giáo khôi hài cho mục đích chính trị".[24]

 
Triều đại nhà Thanh, khoảng năm 1820

Năm 1844, không lâu sau khi Hồng Tú Toàn bắt đầu đi giảng đạo khắp Quảng Tây, tín đồ của ông Phùng Vân Sơn thành lập Đạo Bái Thượng đế, một phong trào kết hợp giữa Ki-tô giáo, Đạo giáo, Nho giáothiên hy niên bản địa.[25][26][27] Giáo phái Thái Bình "phát triển thành một tôn giáo Trung Quốc mới ... Ki-tô giáo Thái Bình".[27] Phong trào ban đầu phát triển với việc thu phục các nhóm thổ phỉ và hải tặc ở nam Trung Quốc cuối thập niên 1840, sau đó đàn áp từ nhà Thanh biến phong trào trở thành chiến tranh du kích và cuối cùng là nội chiến diện rộng. Cuối cùng, hai người Bái Thượng đế khác tuyên bố họ có khả năng nói thay những người trên "Thiên đình": Dương Tú Thanh với Thượng đếTiêu Triều Quý với chúa Giê-su.[28][29]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Handbook of Christianity in China, Volume 2, Nicolas Standaert, R. G. Tiedemann, eds., p. 390
  2. ^ Heath, pp. 11–16
  3. ^ Heath, p. 4
  4. ^ Heath, p. 7
  5. ^ a b Platt (2012), tr. p. xxiii.
  6. ^ Jian Youwen (1973), tr. 4–7.
  7. ^ C. A. Curwen, Taiping Rebel: The Deposition of Li Hsiu-ch'eng 1 (1977)
  8. ^ Michael (1966), tr. 7.
  9. ^ “Global Trends: Facing up to a Changing World”.
  10. ^ Bickers, Robert; Jackson, Isabella (2016). Treaty Ports in Modern China: Law, Land and Power. tr. 224. ISBN 978-1-317-26628-0.
  11. ^ Chesneaux, Jean. Peasant Revolts in China, 1840–1949. Translated by C. A. Curwen. New York: W. W. Norton, 1973. pp. 23–24
  12. ^ Michael (1966), tr. 4,10.
  13. ^ Michael (1966), tr. 15–16.
  14. ^ Michael (1966), tr. 10–12.
  15. ^ Michael (1966), tr. 14–15.
  16. ^ C. A. Curwen, Taiping Rebel: The Deposition of Li Hsiu-ch'eng (1977) p. 2
  17. ^ Crossley 2010, tr. 103.
  18. ^ Jian Youwen (1973), tr. 15–18.
  19. ^ Michael (1966), tr. 23.
  20. ^ Spence (1996), tr. 47–49.
  21. ^ Jian Youwen (1973), tr. 20.
  22. ^ Spence (1996), tr. 64.
  23. ^ Teng, Yuan Chung (1963). “Reverend Issachar Jacox Roberts and the Taiping Rebellion”. The Journal of Asian Studies. Cambridge University Press (CUP). 23 (1): 55–67. doi:10.2307/2050633. ISSN 0021-9118.
  24. ^ Rhee, Hong Beom (2007). Asian Millenarianism: An Interdisciplinary Study of the Taiping and Tonghak Rebellions in a Global Context. Youngstown, New York: Cambria Press. tr. 163, 172, 186–187, 191. ISBN 978-1-934043-42-4.
  25. ^ Spence (1996), tr. 78–80.
  26. ^ Kilcourse (2016).
  27. ^ a b Reilly (2004), tr. 4.
  28. ^ Spence (1996), tr. 97-99.
  29. ^ Michael (1966), tr. 35.

Danh mục sửa