Cuộc thập tự chinh của trẻ em

Cuộc thập tự chinh của trẻ em (Tiếng Đức: Kinderkreuzzug, Tiếng Pháp: Croisade des enfants, Tiếng Anh: Children's Crusade), là một cuộc thập tự chinh của trẻ em Công giáo Châu Âu tiến đến đất thánh Jerusalem để cảm hoá người Hồi giáo và cải đạo họ sang Cơ đốc giáo một cách hoà bình, giành lại vùng đất thánh này, câu chuyện trên diễn ra vào năm 1212.

Cuộc Thập tự chinh trẻ em, được vẽ bởi Gustave Doré

Mong muốn của cuộc thập tự chinh này là lập ra Vương quốc Latin thứ 2 ở đất Thánh Jerusalem. Những đoàn binh trẻ em gồm 2 nhóm, trong đó Nicholas của Cologne dẫn đầu nhóm trẻ em Đức, còn Stephen của Cloyes dẫn đầu nhóm trẻ ở miền Bắc nước Pháp. Câu chuyện truyền thống của sự kiện này có thể được kết hợp từ một số sự kiện thực tế và cả thần thoại. Hai lãnh đạo của phong trào chính là 2 cậu bé người Pháp và Đức, với mong muốn chuyển đổi một cách hoà bình người Hồi giáo ở Đất thánh sang Cơ đốc giáo, các nhóm trẻ em đã diễu hành đến Bán đảo Ý và bị một số nhà buôn lừa bán làm nô lệTunis.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 1977, nói về sự nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện. Các sử gia đều tin rằng không có (hoặc không phải hoàn toàn) đội quân là trẻ em. Câu chuyện qua thời gian có nhiều biến thể và phần lớn là đáng nghi vấn.

Nguồn gốc sửa

Câu chuyện truyền thống sửa

Các biến thể lâu đời của câu chuyện Thập tự chinh của trẻ em có nội dung tương tự nhau ở khắp châu Âu.[1] Một cậu bé bắt đầu rao giảng ở Pháp hoặc Đức, câu ấy kể rằng: Chúa Giêsu đã đến thăm cậu, người đã hướng dẫn cậu lãnh đạo một cuộc Thập tự chinh để chuyển đổi người Hồi giáo sang Cơ đốc giáo một cách hoà bình. Thông qua những hành động và phép lạ, cậu bé đã tập hợp được 30.000 trẻ em ủng hộ cho cuộc thập tự của mình.

Cậu bé dẫn những đứa trẻ dưới trướng của mình về phía Nam để đến Địa Trung Hải, với niềm tin rằng biển sẽ tách ra khi họ đến và đoàn quân trẻ em có thể đi thẳng đến Jerusalem. Điều này đã không xảy ra. Những đứa trẻ được bán cho hai thương gia (Hugh Sắt và William của Posqueres). Sau đó, những đứa trẻ đã được đưa đến Tunisia, nơi bọn trẻ bị các thương nhân bán làm nô lệ hoặc sẽ chết trong một vụ đắm tàu gần đảo San Pietro ngoài khơi Sardinia trong một cơn gió lớn.

Những nghiên cứu sau này sửa

Theo các nhà nghiên cứu gần đây, dường như đã thực sự có hai cuộc di chuyển của con người (ở mọi lứa tuổi) vào năm 1212 từ Đức và Pháp.[1][2] Những điểm tương đồng của cả hai đã cho phép các nhà biên niên sử sau này kết hợp và bổ sung các câu chuyện.

Câu chuyền về Nicholas của Cologne sửa

Trong phong trào đầu tiên, Nicholas, một cậu bé chăn cừu đến từ Rhineland, Đức,[3] đã cố gắng dẫn một nhóm băng qua dãy Alps để đến Ý vào đầu mùa xuân năm 1212. Nicholas nói rằng biển sẽ khô cạn trước mắt họ và cho phép những người đi theo cậu ta đến Thánh địa. Thay vì phải chống lại người Saracen khi đến Thánh địa, cậu ta nói rằng các vương quốc Hồi giáo sẽ bị đánh bại khi người dân của họ chuyển sang Công giáo.[3] Các môn đệ của cậu bé đã đi rao giảng lời kêu gọi "Thập tự chinh" trên khắp các vùng đất của Đế chế La Mã Thần thánh, và họ tập trung đông đảo ở Cologne sau một vài tuần. Chia thành hai nhóm, đám đông đi những con đường khác nhau qua Thụy Sĩ. Một số người đã chết trong suốt hành trình, trong đó có một số người khác bỏ cuộc và quay trở về nhà của họ.[3] Khoảng 7.000 người đã đến Genoa vào cuối tháng 08. Họ lập tức hành quân đến bến cảng, mong đợi biển cả sẽ tách ra trước mặt họ; khi diễn biến không giống như những lời rao giảng, có nhiều người trở nên thất vọng cay đắng. Một số cáo buộc Nicholas đã nói dối họ, trong khi những người khác cầu nguyện để chờ Chúa thay đổi ý định.

Các nhà chức trách Cộng hòa Genova đã rất ấn tượng với những cậu bé dũng cảm, và họ đã trao quyền công dân cho những người muốn định cư tại thành phố này. Hầu hết các nhóm thập tự chinh trẻ em đã đồng ý ở lại thành phố.[3] Nicholas đã từ chối đặc ân này, và đi đến Pisa, toán người này tiếp tục bị hao hục trên chuyến hành trình. Tại Pisa, hai con tàu hướng đến Palestine đã đồng ý đưa một số trẻ em đi cùng, những người có lẽ đã đến được Đất Thánh.[4] Thay vào đó, Nicholas và một số tín đồ trung thành tiếp tục đến Lãnh địa Giáo hoàng, nơi họ gặp Giáo hoàng Innôcentê III. Những người còn lại khởi hành đến Đức sau khi Đức Thánh Cha khuyên họ hãy sống tốt và trở về nhà với gia đình của mình. Nicholas đã không sống sót trong lần thử thứ hai băng qua dãy Alps; cha của Nicholas đã bị bắt và bị treo cổ dưới áp lực và giận dữ của những gia đình mất người thân trong cuộc hành trình.[3]

Một số thành viên tận tụy nhất của cuộc Thập tự chinh trẻ em sau đó được cho là đã lưu lạc đến AnconaBrindisi; nhưng không có ai trong số họ được biết là đã đến được Thánh địa.[3]

Câu chuyện về Stephen ở Cloyes sửa

Phong trào thứ hai được dẫn đầu bởi một cậu bé chăn cừu người Pháp [3] 12 tuổi tên là Stephen (Étienne) ở Cloyes, cậu bé nói rằng vào tháng 06, cậu đã gửi bức thư của Chúa Giê-su cho vua nước Pháp. Nhiều thiếu niên khoảng tuổi của cậu đã bị thu hút, hầu hết đều tự nhận mình sở hữu những món quà đặc biệt của Chúa và tự cho mình là những người có phép lạ. Thu hút hơn 30.000 người lớn và trẻ em đi theo, cậu bé đến Saint-Denis, nơi mà cậu được cho là đã thực hiện một số hành động kỳ diệu, mang tính siêu linh. Theo lệnh của Vua Philip II, được cố vấn bởi Đại học Paris, đám đông được khuyên là hãy trở về nhà. Bản thân nhà vua tỏ ra không mấy ấn tượng, đặc biệt là vì đám đông chỉ được dẫn dắt bởi một đứa trẻ. Tuy nhiên, Stephen không bị can ngăn và cậu bé bắt đầu rao giảng tại một tu viện gần đó. Từ Saint-Denis, Stephen đi vòng quanh nước Pháp, truyền bá thông điệp của mình. Mặc dù Giáo hội còn nghi ngờ, nhưng nhiều người lớn đã rất ấn tượng trước lời rao giảng của cậu bé.[3] Rất ít trong số những người ban đầu tham gia cùng Stephen; người ta ước tính rằng chỉ còn lại chưa đầy một nửa trong số 30.000 ban đầu, một con số đang thu hẹp nhanh chóng, thay vì tăng lên như dự đoán.

Vào cuối tháng 06/1212, Stephen dẫn đội Thập tự chinh phần lớn là trẻ vị thành niên của mình từ Vendôme đến Marseille. Họ sống sót bằng cách đi xin ăn trong suốt hành trình, trong khi phần lớn dường như đã chán nản trước sự khó khăn của cuộc hành trình này và trở về với gia đình của họ.[3]

Góc nhìn nghiên cứu lịch sử sửa

Nguồn sửa

Theo Peter Raedts, giáo sư Lịch sử Trung cổ tại Đại học Radboud Nijmegen, có khoảng 50 nguồn từ thời kỳ này nói về cuộc thập tự chinh, dài từ vài câu đến nửa trang giấy.[2] Raedts phân loại các nguồn thành 3 loại, tùy thuộc vào thời điểm chúng được viết ra:[2]

  1. Những câu chuyện được viết vào thời điểm nó diễn ra, năm 1220.
  2. Những câu chuyện được viết từ năm 1220 đến năm 1250 (các tác giả có thể là người đã sống vào thời điểm xảy ra sự kiện, sau đó viết lại dựa trên ký ức của chính mình).
  3. Những câu chuyện được viết sau năm 1250, chủ sở hữu những câu chuyện này viết lại dựa trên các nguồn có trước đó.

Raedts không coi các nguồn sau năm 1250 là có đủ yếu tố cấu thành một câu chuyện có thật, và trong số các nguồn trước năm 1250, ông chỉ công nhận khoảng 20 câu chuyện là có thật. Chỉ có những câu chuyện sau này mới nhắc đến thuật ngữ "cuộc thập tự chinh dành cho trẻ em", được viết bởi các tác giả như Vincent của Beauvais, Roger Bacon, Thomas của Cantimpré, Matthew Paris và nhiều người khác.

Nghiên cứu sửa

Trước nghiên cứu của Raedts vào năm 1977, chỉ có một số ấn phẩm lịch sử nghiên cứu về Cuộc Thập tự chinh của Trẻ em. Sớm nhất là của G. de Janssens (1891) và Reinhold Röhricht (1876). Họ đã phân tích các nguồn nhưng không phân tích câu chuyện. Theo Raedts, nhà trung cổ học người Mỹ Dana Carleton Munro (1913–1914), đã cung cấp những phân tích tốt nhất về các nguồn cho đến nay và là người đầu tiên đưa ra một bản tường thuật một cách thuyết phục về cuộc Thập tự chinh mà không bàn đến những huyền thoại.[2] Sau đó, J. E. Hansbery (1938–1939) đã công bố một bản đính chính về tác phẩm của Munro, nhưng nó đã bị đánh giá thấp vì dựa trên một nguồn không đáng tin cậy.[2] Nhà tâm thần học người Đức Justus Hecker (1865) đã đưa ra một cách giải thích nguồn gốc về cuộc thập tự chinh, nhưng đó là một cuộc luận chiến về "chủ nghĩa cảm tính tôn giáo bệnh hoạn" và cũng bị xem là không đáng tin cậy.[2]

Ý nghĩa sửa

Bi kịch đau lòng này trở thành truyện dân gian truyền lại tới ngày nay: Người thổi sáo kì dị (The Pied Piper). Đó là câu chuyện về những tội lỗi đáng lên án, câu chuyện đen tối về một thành phố nơi có những đứa trẻ đang sống hạnh phúc đã phải mất mạng vì những điều phi lý vì "nhiều người nghĩ rằng sự việc xảy ra không phải do họ thiếu hiểu biết mà do chúa đã chỉ dẫn họ làm thế".

Trong nghệ thuật sửa

Nhiều tác phẩm nghệ thuật đề cập đến cuộc Thập tự chinh của trẻ em, các tác phẩm lấy bối cảnh thời Trung cổ và chủ yếu tập trung vào việc kể lại các sự kiện. Đối với các mục đích sử dụng khác, hãy xem Cuộc thập tự chinh của trẻ em (định hướng).

Các tác phẩm nói về cuộc Thập tự chinh trẻ em sửa

Các tác phẩm nghệ thuật nói về Cuộc Thập tự chinh trẻ em khá là phong phú về thể loại và số lượng, cho nên dưới đây chỉ là một số tiêu biểu:

  • La croisade des enfants ("The Children's Crusade", 1896) by Marcel Schwob.
  • La Croisade des Enfants (1902), a seldom-performed oratorio by Gabriel Pierné, featuring a children's chorus, is based on the events of the Children's Crusade.
  • Children's Crusade - a contemporary opera by R. Murray Schafer, first performed in 2009.
  • Cruciada copiilor (en. Children's Crusade) (1930), a play by Lucian Blaga based upon the Crusade.
  • The Children's Crusade (1958), children's historical novel by Henry Treece, includes a dramatic account of Stephen of Cloyes attempting to part the sea at Marseille.
  • The Gates of Paradise (1960), a novel by Jerzy Andrzejewski centres around the crusade, with the narrative employing a stream of consciousness technique.
  • The Death of the Bishop of Brindisi (1963), cantata by Gian-Carlo Menotti, describes a dying bishop's guilt-ridden recollection of the Children's Crusade, during which he questions the purpose and limitations of his own power.
  • Children's Crusade, Opus 82, A Ballad for Children's Voices and Orchestra (1968), cantata with music by Benjamin Britten, and words by Bertolt BrechtHans Keller.
  • "Song of the Marching Children" (1971) by Dutch Progressive rock band Earth and Fire from the album of the same name. The song references the Children's Crusade but does not explicitly mention it by name.
  • Crusade in Jeans (Dutch Kruistocht in spijkerbroek), is a 1973 novel by Dutch author Thea Beckman and a 2006 film adaptation about the Children's Crusade through the eyes of a time traveller.
  • The Children's Crusade (1973), a play by Paul Thompson first produced at the Cockpit Theatre (Marylebone), London by the National Youth Theatre.
  • A Long March To Jerusalem (1978), a play by Don Taylor about the story of the Children's Crusade.
  • An Army of Children (1978), a novel by Evan Rhodes that tells the story of two boys, a Christian and a Jew, partaking in the Children's Crusade.
  • Children's crusade (1985) a song by Sting.
  • Lionheart (1987), a historical/fantasy film, loosely based on the stories of the Children's Crusade.
  • "Sea and Sunset" (1989), short story by Mishima Yukio.
  • Yndalongg (1996), a 10" released by the Austrian musical duo The Moon Lay Hidden Beneath A Cloud features a track based upon the story of the Children's Crusade. The same song is also featured on their 1999 release Rest on your Arms reversed.
  • The Fire of Roses (2003), a novel by Gregory Rinaldi
  • Crusade of Tears (2004), a novel from the series Journey of Souls by C.D. Baker.
  • "Crusade: A March through Time" (2006), sci-fi fantasy movie directed by Ben Sombogaart in which a young soccer player (Joe Flynn) is transported back in time and joins the Children's Crusade.
  • The Crusade of Innocents (2006), novel by David George, suggests that the Children's Crusade may have been affected by the concurrent crusade against the Cathars in Southern France, and how the two could have met.
  • The Scarlet Cross (2006), a novel for youth by Karleen Bradford
  • 1212: Year of the Journey (2006), a novel by Kathleen McDonnell. Young adult historical novel.
  • Sylvia (2006) a novel by Bryce Courtney. Follows a teenage girl during the crusades.
  • The Children's Crusade (2009) chorus for children about the crusades composed by R. Murray Schafer

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Russell, Frederick H. (1989). “Children's Crusade”. Trong Strayer, Joseph R. (biên tập). Dictionary of the Middle Ages. 4. New York: Charles Scribner's Sons. tr. 14–15.
  2. ^ a b c d e f Munro, D. C. (1914). “The Children's Crusade”. American Historical Review. 19: 516–524.
  3. ^ a b c d e f g h i Bridge, Antony. The Crusades. London: Granada Publishing, 1980. ISBN 0-531-09872-9
  4. ^ Runciman, Steven (1971). A History of the Crusades. Vol III. Pelican Books. tr. 142.

Thư mục sửa