Eurovision Song Contest (tiếng Việt: Cuộc thi Ca khúc Truyền hình châu Âu, tiếng Pháp: Concours Eurovision de la chanson), còn gọi là Eurovision hoặc viết tắt là ESC, là một cuộc thi về các ca khúc được tổ chức luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên thuộc Liên hiệp Phát sóng châu Âu (European Broadcasting Union - EBU). Nước chiến thắng cuộc thi lần trước sẽ giành được quyền đăng cai cuộc thi kế tiếp, thường là vào tháng 5. Hiện cuộc thi đang là một trong những chương trình truyền hình lâu đời nhất và cũng là một trong những sự kiện phi thể thao được xem nhiều nhất trên thế giới, với số lượng khán giả theo dõi trực tiếp vào khoảng từ 100 triệu đến 600 triệu trên toàn cầu.[1][2][3]

Eurovision Song Contest
Thể loạiCuộc thi ca hát
Sáng lậpMarcel Bezençon
Dẫn chương trìnhDanh sách các dẫn chương trình
Nhạc dạoTe Deum (Prelude, H.146)
Quốc giaDanh sách quốc gia
Ngôn ngữTiếng AnhTiếng Pháp
Số mùa67
Sản xuất
Địa điểmDanh sách các thành phố đăng cai
Thời lượng~2 giờ (bán kết)
~4 giờ (chung kết)
Đơn vị sản xuấtLiên hiệp Phát sóng châu Âu (EBU)
Nhà phân phốiEurovision
Trình chiếu
Định dạng hình ảnh576i (SDTV)
1080i (HDTV) (2007–)
Phát sóng24 tháng 5, 1956 – hiện tại
Thông tin khác
Chương trình liên quanEurovision Young Musicians (1983–)
Eurovision Young Dancers (1985–2017)
Junior Eurovision Song Contest (2003–)
Eurovision Dance Contest (2007–2008)
Eurovision Choir (2017–2019)
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Trang mạng chính thức khác

Cuộc thi được tổ chức lần đầu vào năm 1956 và được biết với tên tiếng Anh là Eurovision Grand Prix, tiếng Pháp là Grand Prix Eurovision de la Chanson Européenne. Đa số các quốc gia thuộc châu Âu đã tham gia ít nhất một lần trong lịch sử của cuộc thi, và vài quốc gia không thuộc châu Âu cũng tham gia như IsraelÚc. Ngày nay, Eurovision cũng đã được phát sóng ngoài lãnh thổ châu Âu đến những quốc gia khác như Argentina, Brazil, Brunei, Canada, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Jordan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Nam Phi, Suriname, Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ, Uruguay, VenezuelaViệt Nam mặc dù những nước này không tham gia. Cuộc thi được phát sóng trực tiếp qua truyền hình và radio. Từ năm 2000, cuộc thi bắt đầu được phát sóng qua Internet trên trang web eurovision.tv.

Ngoài ra, còn có Junior Eurovision Song Contest được tổ chức hàng năm, từ năm 2003, cho trẻ em từ 8 đến 15 tuổi, Eurovision Young MusiciansEurovision Young Dancers.

Thể lệ và bình chọn sửa

Thể lệ của cuộc thi trải qua thay đổi suốt nhiều năm, tuy nhiên, những thể lệ cơ bản vẫn là:

Ca khúc sửa

  • Các ca khúc được trình bày không có lời lẽ phỉ báng, lỗ mãng, không nhằm mục tiêu chính trị, không kích động chiến tranh.
  • Tính đến thời điểm tham dự cuộc thi, tất cả những bài hát tham dự phải là bài hát mới, chưa từng được biểu diễn trước công chúng hoặc biểu diễn vì mục đích thương mại. Các bài hát đó không được phát hành trước ngày 1 tháng 9 của năm trước năm diễn ra cuộc thi.
  • Bài hát không được dài quá 3 phút.

Nghệ sĩ sửa

  • Nghệ sĩ chỉ được phép hát trực tiếp trên sân khấu, có thể đi kèm với dàn hát bè.
  • Nghệ sĩ không được phép đại diện hai quốc gia trở lên trong một cuộc thi.
  • Mỗi phần trình diễn trên sân khấu chỉ được phép có tối đa 6 người. Người trình diễn phải đủ hoặc trên 16 tuổi vào ngày thi Chung kết.
  • Ca sĩ tham gia thông qua những đài truyền hình thuộc hệ thống EBU của quốc gia mình, sau đó các đài sẽ lựa chọn một ca sĩ và một bài hát để tiếp tục đại diện cho quốc gia mình đi thi quốc tế. Các đài có thể lập ủy ban để tự bầu đại diện, hoặc tổ chức vòng loại quốc gia được phát sóng trên truyền hình để bầu dại diện cho quốc gia mình.

Phát sóng sửa

  • Những nước tham gia đưa ra những bài hát của mình, cuộc trình diễn sẽ được truyền trực tiếp trên mạng EBU tới mọi nước từ một sân khấu trong thành phố chủ nhà.
  • Cuộc thi được phát sóng trực tiếp trên trang web chính thức của chương trình (eurovision.tv) từ năm 2000 và trên YouTube kể từ năm 2015.

Trình diễn sửa

  • Mỗi một bài hát chỉ được thể hiện trực tiếp một lần trong một đêm và phải hát trực tiếp.
  • Từ năm 1956 đến năm 1998, nhạc nền của các bài hát được dàn giao hưởng của cuộc thi chơi. Từ năm 1999 trở đi, nhạc nền của các bài hát được ghi âm trước, tuy nhiên không được phép đi kèm giọng người hát chính. Từ năm 2021 trở đi, nhạc nền được phép đi kèm với giọng hát đệm bè.

Quốc gia tham dự sửa

  • Tối đa 44 quốc gia có thể tham dự cuộc thi, với 26 quốc gia vào vòng chung kết.
    • 20 quốc gia có số điểm cao nhất sau hai vòng bán kết sẽ được vào chung kết: 10 quốc gia từ bán kết 1 và 10 quốc gia từ bán kết 2.
    • Nước chủ nhà và năm quốc gia Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha (được gọi chung là "Big Five") được đặc cách vào thẳng chung kết vì các quốc gia này đóng góp tài chính cho cuộc thi nhiều nhất. Nếu nước chủ nhà là một trong các nước thuộc nhóm "Big Five", tổng số quốc gia tham dự chung kết sẽ giảm xuống còn 25. Riêng năm 2015, Úc lần đầu tiên tham dự cuộc thi và được dặc cách vào thẳng chung kết với tư cách là khách mời đặc biệt, nâng tổng số quốc gia tham dự chung kết cuộc thi năm đó lên 27.

Bình chọn sửa

 
Khai mạc cuộc thi năm 2011 tại Düsseldorf
 
Cuộc thi năm 2014 tại Copenhagen

Thể lệ bình chọn của cuộc thi đã trải qua nhiều thay đổi xuyên suốt các năm. Dưới đây là thể lệ bình chọn của cuộc thi năm 2023:[4]

  • Sau khi tất cả các bài hát đã được trình diễn, khán giả được bình chọn ca khúc mình yêu thích bằng cách gọi điện thoại, SMS hoặc bình chọn qua ứng dụng của chương trình, nhưng không được quyền bình chọn cho ca khúc của nước mình. Khán giả từ các quốc gia không tham dự cuộc thi cũng sẽ được quyền bình chọn.
  • Phiếu bình chọn sẽ được tính tổng và chuyển thành điểm theo từng quốc gia. Phiếu bình chọn từ các quốc gia không tham dự cuộc thi sẽ được tính tổng và chuyển thành điểm tương đương một quốc gia tham dự bổ sung.
  • Số điểm bình chọn của khán giả của từng quốc gia sẽ được cộng lại trong vòng bán kết. Mười quốc gia có điểm cao nhất trong hai vòng bán kết sẽ được tham gia vòng chung kết.
  • Một ngày trước ngày phát sóng, hội đồng giám khảo các quốc gia tham dự sẽ ngồi lại để xem buổi tổng duyệt thứ hai của vòng chung kết, và sau đó kết quả của ban giám khảo từng quốc gia sẽ được gửi đến EBU để tổng hợp.
  • Trong vòng chung kết, mỗi ban giám khảo của từng quốc gia phải công bố số điểm bình chọn của quốc gia đó. Mười ca khúc nhận được số phiếu nhiều nhất sẽ được công bố trên màn hình.
  • Các quốc gia sẽ bình chọn theo cấu trúc sau: 12 điểm dành cho quốc gia được bình chọn nhiều nhất, 10 điểm dành cho quốc gia được bình chọn nhiều thứ hai và từ 8 điểm đến 1 điểm cho 8 quốc gia được bình chọn nhiều thứ 3 đến quốc gia có bình chọn cao thứ 10.
  • Người công bố kết quả của mỗi quốc gia sẽ công bố kết quả của hội đồng giám khảo quốc gia đó. Điểm số của hội đồng giám khảo sẽ được hiện trên màn hình theo cấu trúc:
    • Các bộ điểm từ 1 đến 8 và 10 xuất hiện trước.
    • Sau đó, người công bố kết quả sẽ đọc tên quốc gia giành được 12 điểm của quốc gia đó.
  • Sau đó, người dẫn chương trình sẽ công bố điểm bình chọn của khán giả (kết quả của từng quốc gia cộng lại với nhau). Số phiếu binh chọn từ khán giả tại các quốc gia không dự thi sẽ được gộp lại và chuyển thể thành một bộ điểm riêng biệt, tương ứng với một quốc gia bầu chọn. Dẫn chương trình sẽ công bố điểm bình chọn của khán giả bắt đầu từ quốc gia nhận được ít số điểm nhất từ hội đồng giám khảo, và từ đó đi dần lên đến quốc gia nhận được nhiều số điểm nhất từ hội đồng giám khảo. Điều đó đồng nghĩa là quán quân của cuộc thi sẽ được tiết lộ ở phút cuối cùng của phần bình chọn.
  • Cuối cùng, quốc gia nào nhận được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng và quốc gia đó sẽ giành được quyền đăng cai cuộc thi tiếp theo. Nếu có hơn hai quốc gia đồng điểm cao nhất thì quốc gia nào trong những quốc gia đồng điểm có nhiều quốc gia khác bình chọn hơn sẽ thắng. Nễu vẫn chưa tìm ra người thắng cuộc thì trong số các quốc gia đồng điểm, quốc gia nào có nhiều điểm 12 nhất sẽ thắng.

Thông tin thêm sửa

 
Marija Šerifović, đại diện Serbia, thắng giải năm 2007
  • Ireland là nước thắng nhiều giải Eurovision nhất kể từ khi cuộc thi được khởi tranh vào năm 1956, với bảy lần bước lên bục vinh quang. Johnny Logan của Ireland thắng cuộc thi ba lần, hai lần với tư cách là ca sĩ (vào năm 19801987) và một lần là nhạc sĩ (tác giả của ca khúc "Why Me", đoạt giải năm 1992). Loreen của Thụy Điển là nghệ sĩ thứ hai thắng cuộc thi hai lần, vào năm 20122023.
  • ABBA trở thành một trong những ban nhạc thành công nhất mọi thời đại, sau khi thắng cuộc thi năm 1974. Céline Dion khởi đầu sự nghiệp ca nhạc quốc tế sau khi thắng cuộc thi năm 1988.
  • Ca khúc tham gia Eurovision được hát lại nhiều nhất là "Nel blu, dipinto di blu" (Volare), hạng 3 năm 1958, đã từng được nhiều ca sĩ nổi danh như Frank Sinatra, Cliff Richard, David Bowie, Dean Martin và nhiều người nữa hát lại.
  • Năm 2008, 20112018 là những năm có nhiều quốc gia tham gia nhất, với 43 quốc gia tham dự. Cuộc thi được phát sóng trực tiếp tại hơn 40 quốc gia với phỏng chừng 200 triệu khán giả theo dõi, với mức kỷ lục là 2600 phóng viên đến từ khắp thế giới tường thuật.
  • Vài quốc gia có lãnh thổ không thuộc châu Âu nhưng vẫn được tham dự cuộc thi: Israel tham gia từ năm 1973 (và cũng đã thắng cuộc thi 4 lần), Maroc tham gia lần đầu tiên và duy nhất vào năm 1980, và Úc là quốc gia mới nhất tham dự cuộc thi, lần đầu tiên với cương vị là khách mời năm 2015 để kỷ niệm 60 năm phát sóng chương trình.

Quốc gia tham gia sửa

 
Những quốc gia từng tham gia:
  Tham gia ít nhất một lần
  Chưa bao giờ tham gia, mặc dù đủ điều kiện
  Dự định tham gia, nhưng sau đó lại rút lui
  Tham gia với tư cách là một phần của một quốc gia khác, nhưng chưa bao giờ là một quốc gia có chủ quyền
Năm Quốc gia tham gia cuộc thi lần đầu tiên
1956   Bỉ,   Pháp,   Đức,[a]   Ý,   Luxembourg,   Hà Lan,   Thụy Sĩ
1957   Áo,   Đan Mạch,   Anh Quốc
1958   Thụy Điển
1959   Monaco
1960   Na Uy
1961   Phần Lan,   Tây Ban Nha,   Nam Tư[b]
1964   Bồ Đào Nha
1965   Ireland
1971   Malta
1973   Israel
1974   Hy Lạp
1975   Thổ Nhĩ Kỳ
1980   Maroc
1981   Síp
1986   Iceland
1993   Bosna và Hercegovina,   Croatia,   Slovenia
1994   Estonia,   Hungary,   Litva,   Ba Lan,   România,   Nga,   Slovakia
1996   Bắc Macedonia[c]
2000   Latvia
2003   Ukraina
2004   Albania,   Andorra,   Belarus,   Serbia và Montenegro
2005   Bulgaria,   Moldova
2006   Armenia
2007   Cộng hòa Séc,   Gruzia,   Montenegro,   Serbia
2008   Azerbaijan,   San Marino
2015   Úc[d]
  1. ^ Tham dự với tư cách Tây Đức trước năm 1990, Đông Đức chưa từng cử đại diện tham dự, luôn thi đấu với tên gọi "Đức" ở tất cả những lần tham gia; ngoại trừ vào năm 1967 tham gia với tên gọi "Cộng hòa Liên bang Đức", vào năm 1976 tham gia với tên gọi "Tây Đức".
  2. ^ Tham dự với tư cách "Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư" trước năm 1991, sau đó tiếp tục thi đấu với tư cách "Cộng hòa Liên bang Nam Tư" hay "Serbia và Montenegro".
  3. ^ Tham dự với tư cách "Cựu Cộng hòa Nam Tư Macedonia" (hay F.Y.R. Macedonia) trước năm 2019.
  4. ^ Tham dự với tư cách khách mời của chương trình từ năm 2015.

Những cuộc thi cho đến nay sửa

Năm Nơi tổ chức và tên cuộc thi Quốc gia thắng giải Ca khúc Nghệ sĩ Hạng 2 và 3
1956 Gran Premio Eurovisione della Canzone Europea (Lugano, Thụy Sĩ)   Thụy Sĩ "Refrain" Lys Assia Không được công bố
1957 Grand Prix Eurovision (Frankfurt am Main, Đức)   Hà Lan "Net als toen" Corry Brokken 2. "La belle amour", Pháp
3. "Skibet skal sejle i nat", Đan Mạch
1958 Grand Prix Eurovision de la Chanson Européenne (Hilversum, Hà Lan)   Pháp "Dors mon amour" André Claveau 2. "Giorgio", Thụy Sĩ
3. "Nel blu, dipinto di blu", Ý
1959 Grand Prix Eurovision de la Chanson Européenne (Cannes, Pháp)   Hà Lan "Een beetje" Teddy Scholten 2. "Sing Little Birdie", Anh Quốc
3. "Oui, oui, oui, oui", Pháp
1960 Eurovision Song Contest (Luân Đôn, Anh Quốc)   Pháp "Tom pillibi" Jacqueline Boyer 2. "Looking High, High, High", Anh Quốc
3. "Ce soir-là", Monaco
1961 Grand Prix Eurovision de la Chanson Européenne (Cannes, Pháp)   Luxembourg "Nous les amoureux" Jean-Claude Pascal 2. "Are You Sure?", Anh Quốc
3. "Nous aurons demain", Thụy Sĩ
1962 Grand Prix Eurovision de la Chanson Européenne (Thành phố Luxembourg, Luxembourg)   Pháp "Un premier amour" Isabelle Aubret 2. "Dis rien", Monaco
3. "Petit bonhomme", Luxembourg
1963 Eurovision Song Contest (Luân Đôn, Anh Quốc)   Đan Mạch "Dansevise" Grethe & Jørgen Ingmann 2. "T'en va pas", Thụy Sĩ
3. "Uno per tutte", Ý
1964 Grand Prix Eurovision (Copenhagen, Đan Mạch)   Ý "Non ho l'età" Gigliola Cinquetti 2. "I Love the Little Things", Anh Quốc
3. "Où sont-elles passées", Monaco
1965 Gran Premio Eurovisione della Canzone (Napoli, Ý)   Luxembourg "Poupée de cire, poupée de son" France Gall 2. "I Belong", Anh Quốc
3. "N'avoue jamais", Pháp
1966 Grand Prix Eurovision de la Chanson Européenne (Thành phố Luxembourg, Luxembourg)   Áo "Merci chérie" Udo Jürgens 2. "Nygammal vals eller hip man svinaherde", Thụy Điển
3. "Intet er nytt under solen", Na Uy
1967 Grand Prix de la Chanson (Viên, Áo)   Anh Quốc "Puppet On a String" Sandie Shaw 2. "If I Could Choose", Ireland
3. "Il doit faire beau là-bas", Pháp
1968 Eurovision Song Contest (Luân Đôn, Anh Quốc)   Tây Ban Nha "La, la, la" Massiel 2. "Congratulations", Anh Quốc
3. "La source", Pháp
1969 Gran Premio de la Canción de Eurovision (Madrid, Tây Ban Nha)   Tây Ban Nha
  Pháp
  Hà Lan
  Anh Quốc
"Vivo cantando"
"Un jour, un enfant"
"De troubadour"
"Boom Bang-a-Bang"
Salomé
Frida Boccara
Lenny Kuhr
Lulu
Không có, do 4 quốc gia chung hạng quán quân
1970 Eurovisie Songfestival (Amsterdam, Hà Lan)   Ireland "All Kinds of Everything" Dana 2. "Knock, Knock, Who's There", Anh Quốc
3. "Wunder gibt es immer wieder", Đức
1971 Eurovision Song Contest (Dublin, Ireland)   Monaco "Un banc, un arbre, une rue" Séverine 2. "En un mundo nuevo", Tây Ban Nha
3. "Diese welt", Đức
1972 Eurovision Song Contest (Edinburgh, Anh Quốc)   Luxembourg "Après toi" Vicky Leandros 2. "Beg, Steal or Borrow", Anh Quốc
3. "Nur die Liebe lässt uns leben", Đức
1973 Concours Eurovision de la Chanson (Thành phố Luxembourg, Luxembourg)   Luxembourg "Tu te reconnaîtras" Anne-Marie David 2. "Eres tú", Tây Ban Nha
3. "Power to All Our Friends", Anh Quốc
1974 Eurovision Song Contest (Brighton, Anh Quốc)   Thụy Điển "Waterloo" ABBA 2. "Sì", Ý
3. "I See a Star", Hà Lan
1975 Eurovision Song Contest (Stockholm, Thụy Điển)   Hà Lan "Ding-a-dong" Teach-In 2. "Let Me Be the One", Anh Quốc
3. "Era", Ý
1976 Eurovisie Songfestival (Den Haag, Hà Lan)   Anh Quốc "Save Your Kisses for Me" Brotherhood of Man 2. "Un, deux, trois", Pháp
3. "Toi, la musique et moi", Monaco
1977 Eurovision Song Contest (Luân Đôn, Anh Quốc)   Pháp "L'oiseau et l'enfant" Marie Myriam 2. "Rock Bottom", Anh Quốc
3. "It's Nice to Be in Love Again", Ireland
1978 Concours Eurovision de la Chanson (Paris, Pháp)   Israel "A-Ba-Ni-Bi" Yizhar Cohen & Alpha Beta 2. "L'amour ca fait chanter la vie", Bỉ
3. "Il y aura toujours des violons", Pháp
1979 Eurovision Song Contest (Jerusalem, Israel)   Israel "Hallelujah" Milk and Honey 2. "Su canción", Tây Ban Nha
3. "Je suis l'enfant-soleil", Pháp
1980 Eurovisie Songfestival (Den Haag, Hà Lan)   Ireland "What's Another Year" Johnny Logan 2. "Theater", Đức
3. "Love Enough for Two", Anh Quốc
1981 Eurovision Song Contest (Dublin, Ireland)   Anh Quốc "Making Your Mind Up" Bucks Fizz 2. "Johnny Blue", Đức
3. "Humanahum", Pháp
1982 Eurovision Song Contest (Harrogate, Anh Quốc)   Đức "Ein bißchen Frieden" Nicole 2. "Hora", Israel
3. "Amour on t'aime", Thụy Sĩ
1983 Eurovision Song Contest (München, Đức)   Luxembourg "Si la vie est cadeau" Corinne Hermès 2. "Chai", Israel
3. "Främling", Thụy Điển
1984 Concours Eurovision de la Chanson (Thành phố Luxembourg, Luxembourg)   Thụy Điển "Diggi-Loo Diggi-Ley" Herreys 2. "Terminal 3", Ireland
3. "Lady Lady", Tây Ban Nha
1985 Eurovision Song Contest (Göteborg, Thụy Điển)   Na Uy "La det swinge" Bobbysocks 2. "Für alle", Đức
3. "Bra vibrationer", Thụy Điển
1986 Eurovision Song Contest (Bergen, Na Uy)   Bỉ "J'aime la vie" Sandra Kim 2. "Pas pour moi", Thụy Sĩ
3. "L'amour de ma vie", Luxembourg
1987 Concours Eurovision de la Chanson (Bruxelles, Bỉ)   Ireland "Hold Me Now" Johnny Logan 2. "Lass' die Sonne in Dein Herz", Đức
3. "Gente di mare", Ý
1988 Eurovision Song Contest (Dublin, Ireland)   Thụy Sĩ "Ne partez pas sans moi" Céline Dion 2. "Go", Anh Quốc
3. "Ka' du se hva' jeg sa'", Đan Mạch
1989 Concours Eurovision de la Chanson (Lausanne, Thụy Sĩ)   Nam Tư "Rock Me" Riva 2. "Why Do I Always Get it Wrong?", Anh Quốc
3. "Vi maler byen rød", Đan Mạch
1990 Eurovision Song Contest (Zagreb, Nam Tư, nay thuộc Croatia)   Ý "Insieme: 1992" Toto Cutugno 2. "White & Black Blues", Pháp
2. "Somewhere in Europe", Ireland
1991 Concorso Eurovisione della Canzone (Roma, Ý)   Thụy Điển "Fångad av en stormvind" Carola 2. "Le dernier qui a parlé...", Pháp
3. "Kan", Israel
1992 Eurovision Song Contest (Malmö, Thụy Điển)   Ireland "Why Me?" Linda Martin 2. "One Step Out Of Time", Anh Quốc
3. "Little Child", Malta
1993 Eurovision Song Contest (Millstreet, Ireland)   Ireland "In Your Eyes" Niamh Kavanagh 2. "Better the Devil You Know", Anh Quốc
3. "Moi tout simplement", Thụy Sĩ
1994 Eurovision Song Contest (Dublin, Ireland)   Ireland "Rock'n Roll Kids" Paul Harrington & Charlie McGettigan 2. "To nie ja", Ba Lan
3. "Wir geben 'ne Party", Đức
1995 Eurovision Song Contest (Dublin, Ireland)   Na Uy "Nocturne" Secret Garden 2. "Vuelve conmigo", Tây Ban Nha
3. "Se på mig", Thụy Điển
1996 Eurovision Song Contest (Oslo, Na Uy)   Ireland "The Voice" Eimear Quinn 2. "I evighet", Na Uy
3. "Den vilda", Thụy Điển
1997 Eurovision Song Contest (Dublin, Ireland)   Anh Quốc "Love Shine a Light" Katrina and the Waves 2. "Mysterious Woman", Ireland
3. "Dinle", Thổ Nhĩ Kỳ
1998 Eurovision Song Contest (Birmingham, Anh Quốc)   Israel "Diva" Dana International 2. "Where Are You?", Anh Quốc
3. "The One That I Love", Malta
1999 Eurovision Song Contest (Jerusalem, Israel)   Thụy Điển "Take Me to Your Heaven" Charlotte Nilsson 2. "All Out of Luck", Iceland
3. "Reise nach Jerusalem / Kudüs'e seyahat", Đức
2000 Eurovision Song Contest (Stockholm, Thụy Điển)   Đan Mạch "Fly on the Wings of Love" Olsen Brothers 2. "Solo", Nga
3. "My Star", Latvia
2001 Eurovision Song Contest (Copenhagen, Đan Mạch)   Estonia "Everybody" Tanel Padar, Dave Benton & 2XL 2. "Never Ever Let You Go", Đan Mạch
3. "Die for You", Hy Lạp
2002 Eurovision Song Contest (Tallinn, Estonia)   Latvia "I Wanna" Marie N 2. "7th Wonder", Malta
3. "Runaway", Estonia
3. "Come Back", Anh Quốc
2003 Eurovision Song Contest (Riga, Latvia)   Thổ Nhĩ Kỳ "Everyway That I Can" Sertab Erener 2. "Sanomi", Bỉ
3. "Ne ver, ne boisja", Nga
2004 Eurovision Song Contest (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ)   Ukraina "Wild Dances" Ruslana 2. "Lane moje", Serbia và Montenegro
3. "Shake It", Hy Lạp
2005 Eurovision Song Contest (Kyiv, Ukraina)   Hy Lạp "My Number One" Helena Paparizou 2. "Angel", Malta
3. "Let Me Try", Romania
2006 Eurovision Song Contest (Athena, Hy Lạp)   Phần Lan "Hard Rock Hallelujah" Lordi 2. "Never Let You Go", Nga
3. "Lejla", Bosna và Hercegovina
2007 Eurovision Song Contest (Helsinki, Phần Lan)   Serbia "Molitva" Marija Šerifović 2. "Dancing Lasha Tumbai", Ukraina
3. "Song #1", Nga
2008 Eurovision Song Contest (Beograd, Serbia)   Nga "Believe" Dima Bilan 2. "Shady Lady", Ukraina
3. "Secret Combination", Hy Lạp
2009 Eurovision Song Contest (Moskva, Nga)   Na Uy "Fairytale" Alexander Rybak 2. "Is It True?", Iceland
3. "Always", Azerbaijan
2010 Eurovision Song Contest (Oslo, Na Uy)   Đức "Satellite" Lena 2. "We Could Be the Same", Thổ Nhĩ Kỳ
3. "Playing with Fire", Romania
2011 Eurovision Song Contest (Düsseldorf, Đức)   Azerbaijan "Running Scared" Ell & Nikki 2. "Madness of Love", Ý
3. "Popular", Thụy Điển
2012 Eurovision Song Contest (Baku, Azerbaijan)   Thụy Điển "Euphoria" Loreen 2. "Party for Everybody", Nga
3. "Nije ljubav stvar", Serbia
2013 Eurovision Song Contest (Malmö, Thụy Điển)   Đan Mạch "Only Teardrops" Emmelie de Forest 2. "Hold Me", Azerbaijan
3. "Gravity", Ukraine
2014 Eurovision Song Contest (Copenhagen, Đan Mạch)   Áo "Rise Like a Phoenix" Conchita Wurst 2. "Calm After the Storm", Hà Lan
3. "Undo", Thụy Điển
2015 Eurovision Song Contest (Viên, Áo)   Thụy Điển "Heroes" Måns Zelmerlöw 2. "A Million Voices", Nga
3. "Grande amore", Ý
2016 Eurovision Song Contest (Stockholm, Thụy Điển)   Ukraina "1944" Jamala 2. "Sound of Silence", Úc
3. "You Are the Only One", Nga
2017 Eurovision Song Contest (Kyiv, Ukraina)   Bồ Đào Nha "Amar pelos dois" Salvador Sobral 2. "Beautiful Mess", Bulgaria
3. "Hey Mamma", Moldova
2018 Eurovision Song Contest (Lisboa, Bồ Đào Nha)   Israel "Toy" Netta 2. "Fuego", Síp
3. "Nobody but You", Áo
2019 Eurovision Song Contest (Tel Aviv, Israel)   Hà Lan "Arcade" Duncan Laurence 2. "Soldi", Ý
3. "Scream", Nga
2020 Eurovision Song Contest (Rotterdam, Hà Lan) Cuộc thi bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19
2021 Eurovision Song Contest (Rotterdam, Hà Lan)   Ý "Zitti e buoni" Måneskin 2. "Voilà", Pháp
3. "Tout l'univers", Thụy Sĩ
2022 Eurovision Song Contest (Torino, Ý)   Ukraina "Stefania" Kalush Orchestra 2. "Space Man", Anh Quốc
3. "SloMo", Tây Ban Nha
2023 Eurovision Song Contest (Liverpool, Anh Quốc)   Thụy Điển "Tattoo" Loreen 2. "Cha Cha Cha", Phần Lan
3. "Unicorn", Israel
2024 Eurovision Song Contest (Malmö, Thụy Điển) Sẽ diễn ra

Ghi chú sửa

  1. ^ “Eurovision Song Contest awarded Guinness world record”. Eurovision.tv.
  2. ^ Staff (ngày 21 tháng 5 năm 2006). “Finland wins Eurovision contest”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007.
  3. ^ Murray, Matthew. “Eurovision Song Contest – International Music Program”. Museum of Broadcast Communications. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2006.
  4. ^ “Voting changes announced for Eurovision Song Contest 2023”. Eurovision.tv (bằng tiếng Anh). EBU. ngày 22 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa