Curcuma amada

loài thực vật

Curcuma amada là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Roxb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1810.[1][2]

Curcuma amada
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Chi (genus)Curcuma
Loài (species)C. amada
Danh pháp hai phần
Curcuma amada
Roxb., 1810[1]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Curcuma amada var. glabra Velay., Unnikr., Asha & Maya, 2009

Từ nguyên sửa

Tính từ định danh amada lấy theo tên gọi trong tiếng Bengal của loài này, có nghĩa là gừng xoài.[1]

Phân bố sửa

Loài này có tại đông và nam Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan.[3]

Mô tả sửa

Thân hành (thân rễ) hình nón, với các củ chân vịt ruột màu vàng nhạt. Cụm hoa dạng bông thóc ít hoa, ở giữa. Lá có cuống dài, hình mũi mác rộng. Toàn thân cây có màu xanh lục. Rễ tươi có mùi giống như mùi xoài tươi, vì thế mà tại khu vực Bengal người ta gọi nó là amada (nghĩa đen là gừng xoài). Nó cũng được gọi là kajula-gauree. Ra hoa vào mùa mưa.[1]

Sử dụng sửa

Được người dân bản địa sử dụng để kích thích thèm ăn sau khi khỏi ốm, tạo màu cho cà ri cũng như sử dụng trong y học dân gian.[1]

Lưu ý sửa

Không nhầm loài này với Curcuma mangga có ở đảo Java, Indonesia cũng có mùi xoài, với tên gọi tại đó là “temu mangga” hay “temu poh” - cũng có nghĩa là gừng xoài.[4] Khác biệt giữa hai loài này ở chỗ C. amada có cụm hoa mọc chính giữa, trong khi C. mangga có cụm hoa mọc ở bên.[4]

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  •   Tư liệu liên quan tới Curcuma amada tại Wikimedia Commons
  •   Dữ liệu liên quan tới Curcuma amada tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Curcuma amada”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  1. ^ a b c d e Roxburgh W., 1810. Descriptions of several of the Monandrous Plants of India, belonging to the natural order called Scitamineae by Linnaeus, Cannae by Jussieu and Drimyrhizae by Ventenat: Curcuma amada. Asiatic Researches, or Transactions of the Society 11: 341.
  2. ^ The Plant List (2010). Curcuma amada. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ Curcuma amada trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 24-2-2021.
  4. ^ a b Theodoric Valeton & Coenraad van Zijp, 1917. Beiträge zur Kenntnis der Zingiberaceën. Mit tab. XI-XIII Curcuma mangga. Recueil des Travaux Botaniques Néerlandais 14: 138-142.