Dò đá qua sông[1][2][3] (giản thể: 摸着石头过河; phồn thể: 摸著石頭過河; Hán-Việt: Mô trước thạch đầu quá hà) là một câu nói dân gian nhằm biểu thị một phương pháp làm việc khoa học, thể hiện thái độ kiên trì tìm tòi khi đối mặt với những điều mới mẻ.[4]

Dò đá qua sông
Khởi xướngTrần Vân
Bắt đầu7 tháng 4 năm 1950
Dò đá qua sông
Giản thể摸着石头过河
Phồn thể摸著石頭過河

Nguồn gốc

sửa

"Dò đá qua sông" là khẩu hiệu ban đầu do một trong những lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung QuốcTrần Vân nêu lên.[5] Ban đầu nó được đặt ra trong cuộc họp hành chính của Quốc Vụ viện Chính phủ Nhân dân Trung ương vào ngày 7 tháng 4 năm 1950, khi mà Trần Vân lên tiếng như sau: giá tăng không tốt, giảm cũng không tốt cho sản xuất. Chúng ta nên "dò đá qua sông" thì vững vàng hơn.[6] Mặc dù Trần Vân là người đầu tiên đề xuất cụm từ này nhưng nó luôn gắn liền với Đặng Tiểu Bình, vốn nổi tiếng nhờ tuân thủ triết lý cải cách "dò đá qua sông".[7]

Định nghĩa

sửa

Dò đá qua sông có nghĩa là "bước một bước và nhìn xung quanh trước khi bước tiếp".[8] Đó là một thái độ có tính chương trình đối với công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc.[9] Giới lãnh đạo Trung Quốc thường trích dẫn câu ẩn dụ phổ biến này để mô tả con đường họ đã đi trong cải cách kinh tế.[10]

Phương pháp

sửa

Phương pháp "dò đá qua sông" bao gồm việc cho phép nông dân tự trồng và bán cây trồng của mình trong khi vẫn duy trì quyền sở hữu nhà nước về đất đai; dỡ bỏ các hạn chế đầu tư tại các "đặc khu kinh tế" nhưng vẫn giữ chúng ở những khu vực khác của Trung Quốc; hoặc tiến hành tư nhân hóa bằng cách ban đầu chỉ bán cổ phần thiểu số trong các doanh nghiệp nhà nước.[11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Kevin Yao, Tomasz Janowski (5 tháng 5 năm 2014). “China's half-year report card on economic reform: slow, safe and steady”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Sen Peng (1 tháng 9 năm 2010). Reforming China. Enrich Professional Publishing. tr. 26–. ISBN 978-981-4298-05-6. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Xiaoqin Guo (12 tháng 10 năm 2012). State and Society in China's Democratic Transition: Confucianism, Leninism, and Economic Development. Routledge. tr. 61–. ISBN 978-1-135-94418-6. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ “The origin of "crossing the river by touching the stones". People's Daily. 12 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “The layout of the CCP's senior leadership has received unprecedented attention”. BBC News. 29 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ “The ins and outs of the reform method of "crossing the river by feeling the stones". Guangming Daily. 9 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Nathaniel Taplin (6 tháng 3 năm 2017). “China's Gradualist Reform Approach Reaching Bitter End - WSJ”. The Wall Street Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Lou Ning (1 tháng 1 năm 1993). Chinese Democracy and the Crisis of 1989: Chinese and American Reflections. SUNY Press. tr. 104–. ISBN 978-0-7914-1269-5. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Xibao Zhang; Shenggen Fan; Arjan de Haan (2010). Narratives of Chinese Economic Reforms: How Does China Cross the River?. World Scientific. tr. 5–. ISBN 978-981-4293-31-0. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Jacques deLisle; Avery Goldstein (2015). China's Challenges. University of Pennsylvania Press. tr. 59–. ISBN 978-0-8122-2312-5. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ Philip P. Pan (18 tháng 11 năm 2018). “The Land That Failed to Fail”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2021.