Lời nguyền của CainDấu ấn của Cain là những cụm từ có nguồn gốc trong Sáng thế 4 (Cain và Abel), nơi Thiên Chúa tuyên bố Cain (con trai đầu lòng của Adam và Eva) sẽ bị nguyền rủa vì tội giết em trai Abel. Dấu ấn được dùng để cảnh báo những người khác rằng giết Cain sẽ kích động sự báo thù của Chúa, và nếu ai đó dám hãm hại Cain sẽ phải chịu tổn hại gấp bảy lần. Một vài diễn giải cho rằng đây là dấu ấn trên cơ thể, trong khi một số diễn giải khác xem "dấu ấn" như một dấu hiệu, chứ không phải trên cơ thể của Cain. Bản Kinh Thánh phiên bản King James đọc là "đặt một dấu ấn trên người Cain".

Cain. Tượng của Henri Vidal, Jardin des Tuileries, Paris

Nguồn gốc sửa

Cái tên Cain (tiếng Do Thái: qayin, có nghĩa là cây giáo) giống với tên gọi Kenite (cũng là qayin trong tiếng Do Thái), điều này dẫn đến việc có một vài học giả suy đoán rằng lời nguyền của Cain có thể phát sinh như một sự lên án bộ tộc Kenites. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh Hebrew, bộ tộc Kenites thường được miêu tả một cách tốt đẹp, và có thể có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các tôn giáo Hebrew trước đây (xem giả thuyết Kenite). Không có sự đồng thuận rõ ràng về việc dấu ấn của Cain là gì. Từ được dịch là "dấu ấn" trong Sáng Thế 4:15 là 'owth, có nghĩa là một dấu hiệu, một điềm báo, cảnh báo, hoặc vật lưu niệm. Trong Ngũ Thư (Torah), cùng một từ được sử dụng để mô tả các ngôi sao như dấu hiệu hay điềm báo (Sáng Thế 1:14), cầu vồng là dấu hiệu của Thiên Chúa như một lời hứa sẽ không bao giờ phá hủy những tạo phẩm của mình bằng lũ lụt một lần nữa (Sáng Thế 9:12), cắt bao quy đầu là một dấu hiệu của giao ước giữa Chúa với Abraham (Sáng Thế 17:11), và các phép lạ do Moses thực hiện trước đời các Pharaoh (Exodus 4: 8,9,17,28; 7: 3; 08:23; 10: 1, 2).

Lời nguyền của Cain sửa

Cốt truyện về lời nguyền của Cain là nguyên văn trong Sáng Thế 4: 11-16. Lời nguyền là kết quả của việc Cain giết chết người em trai Abel rồi nói dối với Chúa.[1] Khi Cain làm em trai mình đổ máu, mặt đất bị nguyền rủa ngay khi những giọt máu rơi xuống. Theo một nghĩa nào đó, mặt đất đã phải "uống máu của Abel".[2] Sáng Thế 4:12 đã đưa ra tuyên án hai phần cho lời nguyền của Cain. Phần một lo lắng về mặt đất đã bị nguyền rủa bởi máu của Abel.[3] Dù Cain có canh tác cỡ nào thì mặt đất cũng sẽ không mang lại cho hắn sản phẩm. Điều này lý giải vì sao Cain đã chuyển sang xây dựng thành phố,[4] cụ thể là Thành phố Enoch.[5] Phần thứ hai của lời nguyền là Cain bị đánh dấu như một kẻ trốn chạy (tiếng Do Thái: נע) và lang thang (tiếng Do Thái: נד). Sự kết hợp của những từ Do Thái: נע ונד, "kẻ trốn chạy" và "kẻ lang thang", là sự độc nhất trong Kinh thánh Hebrew. Diễn giải đương đại của câu Hebrew thứ 12 cho rằng Cain tiếp tục một lối sống du canh du cư cũng như bị loại trừ khỏi khối gia đình.[1] Trong bản Septuagint, điểm nhấn của lời nguyền được tăng lên đáng kể bởi sự kết hợp của các phân từ tiếng Hy Lạp: στένων καὶ τρέμων ("rên rỉ và run rẩy trên mặt đất").[6] Kitô Giáo Syria[1] giải thích phiên bản Hy Lạp rằng Cain phải trải qua nỗi đau thể xác[7] để khi những người khác chứng kiến, họ sẽ biết hắn là ai. Triết gia Philo diễn giải bản Hy Lạp câu 12 là một ẩn dụ về nỗi sợ vô hồn của Cain. Bản Ngũ Kinh Samari và các bản Targum dịch thành "lưu vong và bất ổn".[1]

Kitô Giáo sửa

Học giả Origenes chỉ ra rằng tất cả các con cháu của Cain đều thiệt mạng trong trận Đại hồng thủy, và rằng nhân loại sau đó đều là hậu duệ của Seth.[8]

Dấu ấn của Cain sửa

Từ "dấu ấn" trong tiếng Do Thái ('Oth, אות) có nghĩa là dấu hiệu, điềm báo, cảnh báo, hay vật lưu niệm.[9] Dấu ấn của Cain được dùng như lời hứa của Chúa với Cain rằng hắn sẽ được thần linh bảo vệ khỏi sự chết yểu, mục đích chính là để ngăn chặn bất cứ ai giết hắn. Người ta không biết dấu ấn đó là gì, chỉ giả định nó là dấu ấn hữu hình.[10] Một số người cho rằng dấu ấn là một chữ cái tiếng Do Thái ở trên mặt hoặc cánh tay.[11] Bản Septuagint dịch dấu ấn thành "dấu hiệu". Do vậy, người ta suy đoán rằng dấu ấn phục vụ như một dấu hiệu để những người khác không được phạm tội như Cain.[12]

Do Thái Giáo sửa

Abba Arika ("Rab") nói rằng Thiên Chúa đã cho Cain một con chó, để hắn làm ví dụ cho việc giết người. Abba Jose ben Hanan thì nói Thiên Chúa khiến cho đầu Cain mọc sừng. Còn R. Hanin nói rằng Thiên Chúa lấy làm Cain ví dụ của việc đền tội (Sáng Thế. Rab 22:12).[12]

Rashi bình luận về Genesis 4:15 rằng dấu ấn là một trong những chữ cái Do Thái của bốn ký tự (Tetragrammaton): "Ngài khắc một chữ cái trong tên của mình [Thiên Chúa] vào trán hắn [Cain]."[13]

Trong Kabbalah (thuật huyền bí của đạo Do Thái cổ đại), kinh Zohar chỉ ra rằng dấu ấn của Cain là một trong hai mươi hai chữ cái Do Thái của Torah, mặc dù nguồn gốc tiếng Aram của kinh Zohar không thực sự cho chúng ta biết chữ cái đó là gì. Một số nhà bình luận, chẳng hạn như Rabbi Michael Berg trong bài bình luận tiếng Anh của mình về kinh Zohar nói nằng dấu ấn của Cain là chính là chữ vav.[14]

Kitô Giáo sửa

Theo tác giả Ruth Mellikoff, giải thích bình luận về bản chất của "dấu ấn" phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người về tình trạng của Cain, như là cho thêm thời gian nhất định để ăn năn, hoặc tiếp tục bị tủi nhục.[15]

Tham khảo sửa

Trích dẫn sửa

  1. ^ a b c d Byron 2011.
  2. ^ Byron 2011, p. 95: Genesis 4:11
  3. ^ Byron 2011, p. 97: Kugel, 163
  4. ^ Byron 2011, p. 97: Wenham, 108
  5. ^ Not to be confused with Zion (Latter Day Saints)
  6. ^ Byron 2011, p. 98: Brayford, 254
  7. ^ Byron 2011, p. 98: See footnote 14
  8. ^ Origen, Sermons on Number, 18.4.
  9. ^ BDB, Francis Brown; Samuel Rolles Driver; Charles Augustus Briggs.
  10. ^ Byron 2011, p. 119: Mellinkoff, 1942, p.210; Moberley, 2007, p.11-28
  11. ^ Byron 2011, p. 120: (Tg. Ps.-J. Gen 4:15, Pirqe R. El. 21)
  12. ^ a b Byron 2011, p. 120: Gen.
  13. ^ "Genesis - Chapter 4 (Parshah Bereishit) - Tanakh Online - Torah - Bible".
  14. ^ Zohar Parshat Bereshit[liên kết hỏng] (Requires login.
  15. ^ Mellinkoff, Ruth.

Liên kết ngoài sửa