Danh Nhân (Shogi)

Danh hiệu truyền thống lâu đời của Shogi Nhật Bản

Danh Nhân ( (めい) (じん) Meijin?) là danh hiệu đầu tiên trong tám danh hiệu lớn của giới shogi chuyên nghiệp Nhật Bản, được khai sinh từ thế kỷ 17 trong thời kỳ Edo, và tới năm 1935 trở thành danh hiệu thi đấu chính thức với việc Sekine Kinjirō Thập tam thế Danh Nhân[1] tự nguyện thoái vị và đề nghị Danh Nhân phải được lựa chọn thông qua thi đấu thay vì cha truyền con nối như trước đây. Từ "danh nhân" ( (めい) (じん) meijin?) trong tiếng Nhật cũng được sử dụng để chỉ những người xuất sắc trong lĩnh vực của mình. Giải đấu tranh danh hiệu này được gọi là Danh Nhân Chiến ( (めい) (じん) (せん) Meijin-sen?), do Nhật báo Asahi, Nhật báo Mainichi cùng Liên đoàn Shogi Nhật Bản chủ trì. Danh Nhân cùng với Long Vương được xem là hai danh hiệu cao quý nhất của giới shogi chuyên nghiệp.

Danh Nhân Chiến
Loại giải đấuGiải danh hiệu chuyên nghiệp
Thông tin
Thời gian tổ chứcThuận Vị Chiến: tháng 6 - tháng 3 năm sau Loạt tranh ngôi: tháng 4 - tháng 6
Lần đầu tổ chức1935 - 1937 (Danh Nhân Quyết định Đại Kỳ Chiến kỳ 1 được tổ chức trong vòng 2 năm)
Thời gian ván đấuThuận Vị Chiến: Mỗi bên 6 tiếng

Loạt tranh ngôi: Mỗi bên 9 tiếng (thi đấu trong 2 ngày)

(tất cả theo thể thức đồng hồ bấm giây)
Loạt tranh ngôi7 ván thắng 4
Chủ trìNhật báo Mainichi

Nhật báo Asahi

Liên đoàn Shogi Nhật Bản
Tài trợTập đoàn Chứng khoán Daiwa
Thành tích
Đương kimFujii Sōta (Kỳ 81)
Vĩnh thếThập tứ thế Danh Nhân: Kimura Yoshio

Thập ngũ thế Danh Nhân: Ōyama Yasuharu
Thập lục thế Danh Nhân: Nakahara Makoto
Thập thất thế Danh Nhân: Tanigawa Kōji
Thập bát thế Danh Nhân: Moriuchi Toshiyuki (đủ điều kiện)

Thập cửu thế Danh Nhân: Habu Yoshiharu (đủ điều kiện)
Giành nhiều danh hiệu nhấtŌyama Yasuharu (18 kỳ)
Chuỗi danh hiệu dài nhấtŌyama Yasuharu (13 kỳ liên tiếp)
Tsukada Masao (phải) đang đấu với Ōyama Yasuharu (trái) năm 1948 trong trận tranh danh hiệu Danh Nhân lần thứ 7

Thuận Vị chiến

sửa

Thuận Vị Chiến ( (じゅん) () (せん) Jun'i-sen?, "giải đấu xếp hạng") là giai đoạn lựa chọn người thách đấu cho danh hiệu Danh Nhân và được tài trợ bởi Nhật báo Asahi, Nhật báo Mainichi - tổ chức bởi Liên đoàn Shogi Nhật Bản, lần đầu tiên được Liên đoàn giới thiệu vào năm 1947[2]. Thuận Vị chiến được tổ chức liên tục hàng năm ngay sau cặp trận tranh danh hiệu Danh Nhân (thường từ tháng 6 năm trước tới tháng 3 năm sau) kết thúc, và gồm có 5 hạng nối tiếp nhau (theo thứ tự từ cao tới thấp): Hạng A - Hạng B tổ 1 - Hạng B tổ 2 - Hạng C tổ 1 và thấp nhất là Hạng C tổ 2, người đứng đầu Hạng A sau giai đoạn Thuận Vị Chiến sẽ trở thành Khiêu chiến giả (người thách đấu) Danh Nhân. Bản thân đương kim Danh Nhân không phải tham gia giai đoạn này.

Để có cơ hội trở thành khiêu chiến giả danh hiệu Danh Nhân, một kỳ thủ sẽ phải trải qua ít nhất 5 năm - mỗi năm ở một hạng khác nhau do không có quyền nhảy cóc qua bất cứ một hạng nào. Trong quá trình được thăng hạng sau khi kết thúc Thuận Vị chiến, một kỳ thủ cũng có thể theo đó được thăng mức xếp hạng đẳng cấp của mình như sau[3]:

  • Thăng lên Bát đẳng (八段, 8-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng A
  • Thăng lên Thất đẳng (七段, 7-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng B tổ 1
  • Thăng lên Lục đẳng (六段, 6-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng B tổ 2
  • Thăng lên Ngũ đẳng (五段, 5-dan) đối với kỳ thủ được thăng lên Hạng C tổ 1

Cơ chế hoạt động của Thuận Vị chiến

sửa
Vị trí Kích thước Số ván đấu cần trải qua Cơ chế thăng hạng Cơ chế giáng hạng
Danh Nhân 1 người Loạt trận tranh danh hiệu 7 ván Người thắng 4 ván trước

Giành danh hiệu Danh Nhân

Người thua trong loạt trận tranh danh hiệu

→ Giáng xuống Hạng A vào kỳ tiếp theo

Hạng A 10 người 9 vòng đấu, đấu vòng tròn một lượt tính điểm

+ Playoff (nếu cần)

Người đứng đầu Hạng A

Khiêu chiến giả Danh Nhân

2 kỳ thủ xếp cuối hạng A

→ Giáng xuống Hạng B tổ 1 vào kỳ tiếp theo

Hạng B tổ 1 13 người 12 vòng đấu, đấu vòng tròn một lượt tính điểm 2 kỳ thủ đừng đầu Hạng B tổ 1

⇒ Thăng lên Hạng A vào kỳ tiếp theo

3 kỳ thủ xếp cuối Hạng B tổ 1

→ Giáng xuống Hạng B tổ 2 vào kỳ tiếp theo

Hạng B tổ 2 Không cố định 10 vòng đấu với các kỳ thủ trong hạng 3 kỳ thủ đứng đầu hạng

⇒ Thăng hạng vào kỳ tiếp theo

Nhận đủ 2 điểm giáng hạng

Giáng hạng vào kỳ tiếp theo

Hạng C tổ 1
Hạng C tổ 2 Nhận đủ 3 điểm giáng hạng

→ Có hai khả năng xảy ra:

  • Chuyển xuống Free Class vào kỳ tới (đối với kỳ thủ trước 59 tuổi, hoặc đạt đủ điều kiện xuống Free Class) hoặc
  • Yêu cầu giải nghệ (đối với kỳ thủ trên 60 tuổi hoặc không đạt đủ điều kiện xuống Free Class)
Free Class[4] Xếp vào Free Class Không tham gia Có khả năng quay trở lại tổ C2
  • Đạt tỉ lệ thắng 65% trong 30 ván đấu chính thức liên tiếp
Nếu bị chuyển xuống Free Class và không thể trở lại Hạng C tổ 2, kỳ thủ đó sẽ nhận Yêu cầu giải nghệ nếu đạt đủ 1 trong hai điều kiện sau đây
  • Chuyển xuống Free Class đủ 10 năm
  • Đủ 60 tuổi

Trước khi giải nghệ, một kỳ thủ ở Free Class vẫn được phép chơi ở các giải đấu khác.

Tuyên bố xuống Free Class Không thể quay trở lại hệ thống Thuận Vị Chiến

(Free Class cho tới khi giải nghệ)

Kỳ thủ đó vẫn sẽ được công nhận là kỳ thủ chuyên nghiệp trong quãng thời gian tối thiểu (từ 1 - 8 năm) và sẽ nhận Yêu cầu giải nghệ nếu đạt đủ 1 trong hai điều kiện sau đây:
  • Quãng thời gian tối thiểu đã trôi qua được 15 năm
  • Đủ 65 tuổi

Cơ chế tính điểm giáng hạng (B2, C1 và C2):

sửa
  • Hạng B tổ 2: 1/4 số kỳ thủ trong hạng có thành tích thấp nhất nhận 1 điểm giáng hạng.
  • Hạng C tổ 1 và Hạng C tổ 2: 2/9 số kỳ thủ trong hạng có thành tích thấp nhất nhận 1 điểm giáng hạng.

Lưu ý: Lấy phần nguyên số kỳ thủ (làm tròn xuống).

Cơ chế xóa điểm giáng hạng (B2, C1 và C2):

  • Với Hạng C tổ 2, chỉ có thể xoá điểm giáng hạng thứ 2, không thể xoá điểm giáng hạng thứ nhất nếu không thăng/giáng hạng.
  • Kỳ thủ có thành tích thắng > thua ở kỳ đó hoặc hoà (5 thắng 5 thua) ở 2 kỳ liên tiếp được xoá 1 điểm giáng hạng.
  • Nếu kỳ thủ đồng thời thoả mãn điều kiện nhận và xoá điểm giáng hạng, kỳ thủ sẽ giữ nguyên hiện trạng sang kỳ tiếp theo.
  • Sau khi thăng/giáng hạng, điểm giáng hạng được đặt lại về 0.

Vị trí xuất phát tại các giải đấu Shogi khác dựa trên vị trí xếp hạng của Thuận Vị Chiến

sửa

Dựa trên vị trí của một kỳ thủ tại Thuận Vị chiến, các giải đấu Shogi chuyên nghiệp khác, gồm cả giải danh hiệu hoặc không có thể sắp xếp các kỳ thủ vào các vòng loại của giải đó mà có thể không cần qua những vòng trước đó, cụ thể như sau:

Vị trí Vị trí mà kỳ thủ đó xuất phát nhờ ưu tiên từ Thuận Vị Chiến
Các giải danh hiệu Các giải không danh hiệu
Long Vương Chiến Vương Vị Chiến Vương Tọa Chiến Kỳ Vương Chiến Vương Tướng Chiến Duệ Vương Chiến Kỳ Thánh Chiến Cup Asahi mở rộng Ngân Hà Chiến Cúp NHK Giải vô địch Toàn Nhật Bản Cúp JT
Danh Nhân Không có ưu tiên Vòng Xác định Khiêu chiến giả Vòng Xác định Khiêu chiến giả - Vòng 2 Vòng Sơ loại thứ hai - Vòng 2 Không có ưu tiên Vòng Xác định Khiêu chiến giả Vòng Chung kết Vòng Chung kết Vòng Chung kết - Vòng 2 Vòng Chung kết - Vòng 2
Hạng A Vòng Sơ loại thứ hai Vòng Xác định Khiêu chiến giả Vòng Sơ loại thứ hai Vòng Sơ loại thứ hai Vòng Chung kết

(Ưu tiên vòng 2 dành cho các kỳ thủ top đầu)

Không có ưu tiên
Hạng B tổ 1 Không có ưu tiên Vòng Chung kết
Hạng B tổ 2 Không có ưu tiên Không có ưu tiên

Dấu △ nhằm để chỉ kỳ thủ ở tổ đó vẫn sẽ nhận được ưu tiên, nhưng phải dựa trên các giải đấu - danh hiệu khác.

Danh hiệu Vĩnh thế Danh Nhân

sửa

Vĩnh thế Danh Nhân ( (えい) (せい) (めい) (じん) Eisei Meijin?) là danh hiệu được trao cho một kỳ thủ khi người đó giành được danh hiệu Danh Nhân đủ 5 kỳ. Kỳ thủ chỉ được nhận danh hiệu khi họ ngừng hoạt động chuyên nghiệp bởi bất cứ lý do nào như giải nghệ hay qua đời. Khi một kỳ thủ nhận danh hiệu đặc biệt này, họ sẽ được gọi là X thế Danh Nhân (X là số thứ tự đời Danh Nhân đọc theo âm Hán - Việt). (Ví dụ với Kimura Yoshio - Vĩnh thế Danh Nhân đời thứ 14, vì trước ông đã có 13 vị Vĩnh thế Danh Nhân khác. Kimura cũng là người đầu tiên đạt được danh hiệu này thông qua thi đấu).

Trước năm 1949, danh dự này không thể đạt được thông qua thi đấu danh hiệu Danh Nhân, và trên thực tế 13 đời Vĩnh thế Danh Nhân đầu tiên được thừa kế trong dòng họ cho tới tháng 2/1938, khi vị Vĩnh thế Danh Nhân đời thứ 13 - Sekine Kinjiro chính thức thoái vị, trao trả danh hiệu Danh Nhân của mình một cách tự nguyện và mong muốn danh hiệu này sẽ phải thi đấu để tranh đoạt thay vì cơ chế cũ.

Dưới đây là danh sách các kỳ thủ đã đạt được danh hiệu này:

Từ đời Thập tứ thế Danh Nhân trở đi, danh hiệu Vĩnh thế Danh Nhân được trao cho các kỳ thủ giành danh hiệu Danh Nhân đủ 5 kỳ, và họ được coi là hậu duệ của 13 đời Danh Nhân kể trên.

  • Thập tứ thế Danh Nhân: Kimura Yoshio[17] (8 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1944 và được trao danh hiệu năm 1952)
  • Thập ngũ thế Danh Nhân: Ōyama Yasuharu[18](18 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1956 và được trao danh hiệu năm 1976 khi vẫn đang hoạt động)
  • Thập lục thế Danh Nhân: Nakahara Makoto[19](15 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1976 và được trao danh hiệu năm 2007 khi vẫn đang hoạt động)
  • Thập thất thế Danh nhân: Tanigawa Kōji[20](5 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 1997, được trao danh hiệu năm 2022 khi vẫn đang hoạt động)
  • Thập bát thế Danh Nhân: Moriuchi Toshiyuki[21](8 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 2007)
  • Thập cửu thế Danh Nhân: Habu Yoshiharu (9 kỳ, đạt đủ điều kiện năm 2008)

Danh sách kỳ thủ giành danh hiệu Danh Nhân

sửa

Lưu ý rằng tên kỳ thủ được in đậm để chỉ năm/kỳ mà kỳ thủ đó đạt đủ điều kiện cho danh hiệu Vĩnh thế Danh Nhân.

Kỳ Năm Người chiến thắng Tỷ số Đối thủ Ghi chú
1 1937 Kimura Yoshio
2 1940 Kimura Yoshio (2) 4-1 Doi Ichitarō
3 1942 Kimura Yoshio (3) 4-0 Kanda Tatsunosuke
4 1943 Kimura Yoshio (4) Không thi đấu. [a]
5 1944 Kimura Yoshio (5) Không thi đấu. [b]
6 1947 Tsukada Masao 4-2 Kimura Yoshio
7 1948 Tsukada Masao (2) 4-2 Ōyama Yasuharu
8 1949 Kimura Yoshio (6) 3-2 Tsukada Masao
9 1950 Kimura Yoshio (7) 4-2 Ōyama Yasuharu
10 1951 Kimura Yoshio (8) 4-2 Masuda Kozō
11 1952 Ōyama Yasuharu 4-1 Kimura Yoshio
12 1953 Ōyama Yasuharu (2) 4-1 Masuda Kozō
13 1954 Ōyama Yasuharu (3) 4-1 Masuda Kozō
14 1955 Ōyama Yasuharu (4) 4-2 Takashima Kazukiyo
15 1956 Ōyama Yasuharu (5) 4-0 Hanamura Motoji
16 1957 Masuda Kozō 4-2 Ōyama Yasuharu
17 1958 Masuda Kozō (2) 4-2 Ōyama Yasuharu
18 1959 Ōyama Yasuharu (6) 4-1 Masuda Kozō
19 1960 Ōyama Yasuharu (7) 4-1 Katō Hifumi
20 1961 Ōyama Yasuharu (8) 4-1 Maruta Yuzō
21 1962 Ōyama Yasuharu (9) 4-0 Futakami Tatsuya
22 1963 Ōyama Yasuharu (10) 4-1 Masuda Kozō
23 1964 Ōyama Yasuharu (11) 4-2 Futakami Tatsuya
24 1965 Ōyama Yasuharu (12) 4-1 Yamada Michiyoshi
25 1966 Ōyama Yasuharu (13) 4-2 Masuda Kozō
26 1967 Ōyama Yasuharu (14) 4-1 Futakami Tatsuya
27 1968 Ōyama Yasuharu (15) 4-0 Masuda Kozō
28 1969 Ōyama Yasuharu (16) 4-3 Ariyoshi Michio
29 1970 Ōyama Yasuharu (17) 4-1 Nada Rensho
30 1971 Ōyama Yasuharu (18) 4-3 Masuda Kozō
31 1972 Nakahara Makoto 4-3 Ōyama Yasuharu
32 1973 Nakahara Makoto (2) 4-0 Katō Hifumi
33 1974 Nakahara Makoto (3) 4-3 Ōyama Yasuharu
34 1975 Nakahara Makoto (4) 4-3 Ouchi Nobuyuki
35 1976 Nakahara Makoto (5) 4-3 Yonenaga Kunio
1977 Nakahara Makoto Không tổ chức. Nakahara nhận lại danh hiệu. [c]
36 1978 Nakahara Makoto (6) 4-2 Mori Keiji
37 1979 Nakahara Makoto (7) 4-2 Yonenaga Kunio
38 1980 Nakahara Makoto (8) 4-1 Yonenaga Kunio
39 1981 Nakahara Makoto (9) 4-1 Kiriyama Kiyozumi
40 1982 Katō Hifumi 4-3 Nakahara Makoto
41 1983 Tanigawa Kōji (1) 4-2 Katō Hifumi
42 1984 Tanigawa Kōji (2) 4-1 Moriyasu Hidemitsu
43 1985 Nakahara Makoto (10) 4-2 Tanigawa Kōji
44 1986 Nakahara Makoto (11) 4-1 Ōyama Yasuharu
45 1987 Nakahara Makoto (12) 4-2 Yonenaga Kunio
46 1988 Tanigawa Kōji (3) 4-2 Nakahara Makoto
47 1989 Tanigawa Kōji (4) 4-0 Yonenaga Kunio
48 1990 Nakahara Makoto (13) 4-2 Tanigawa Kōji
49 1991 Nakahara Makoto (14) 4-1 Yonenaga Kunio
50 1992 Nakahara Makoto (15) 4-3 Takahashi Michio
51 1993 Yonenaga Kunio 4-0 Nakahara Makoto
52 1994 Habu Yoshiharu 4-2 Yonenaga Kunio
53 1995 Habu Yoshiharu (2) 4-1 Morishita Taku
54 1996 Habu Yoshiharu (3) 4-1 Moriuchi Toshiyuki
55 1997 Tanigawa Kōji (5) 4-2 Habu Yoshiharu
56 1998 Satō Yasumitsu 4-3 Tanigawa Kōji
57 1999 Satō Yasumitsu (2) 4-3 Tanigawa Kōji
58 2000 Maruyama Tadahisa 4-3 Satō Yasumitsu
59 2001 Maruyama Tadahisa (2) 4-3 Tanigawa Kōji
60 2002 Moriuchi Toshiyuki 4-0 Maruyama Tadahisa
61 2003 Habu Yoshiharu (4) 4-0 Moriuchi Toshiyuki
62 2004 Moriuchi Toshiyuki (2) 4-2 Habu Yoshiharu
63 2005 Moriuchi Toshiyuki (3) 4-3 Habu Yoshiharu
64 2006 Moriuchi Toshiyuki (4) 4-2 Tanigawa Kōji
65 2007 Moriuchi Toshiyuki (5) 4-3 Gōda Masataka
66 2008 Habu Yoshiharu (5) 4-2 Moriuchi Toshiyuki
67 2009 Habu Yoshiharu (6) 4-3 Gōda Masataka
68 2010 Habu Yoshiharu (7) 4-0 Miura Hiroyuki
69 2011 Moriuchi Toshiyuki (6) 4-3 Habu Yoshiharu
70 2012 Moriuchi Toshiyuki (7) 4-2 Habu Yoshiharu
71 2013 Moriuchi Toshiyuki (8) 4-1 Habu Yoshiharu
72 2014 Habu Yoshiharu (8) 4-0 Moriuchi Toshiyuki
73[22] 2015 Habu Yoshiharu (9) 4-1 Namekata Hisashi
74 2016 Sato Amahiko 4-1 Habu Yoshiharu
75 2017 Sato Amahiko (2) 4-2 Inaba Akira
76 2018 Sato Amahiko (3) 4-2 Habu Yoshiharu
77 2019 Toyoshima Masayuki 4-0 Sato Amahiko
78 2020 Watanabe Akira 4-2 Toyoshima Masayuki
79 2021 Watanabe Akira (2) 4-1 Saito Shintaro
80 2022 Watanabe Akira (3) 4-1 Saito Shintaro
81 2023 Fujii Sota 4-1 Watanabe Akira

Ghi chú

sửa
  1. ^ 12-player preliminary tournament held and top four finishers awarded "reserve qualifier" status. Each reserve qualifier then played a 3-game half-handicap non-title match against Kimura: Kimura alternated between giving a lance handicap and no handicap. Reserve qualifiers had to win their respective 3-game match to gain the right to challenge Kimura in a 7-game match for the title. (A playoff was to be held if multiple reserve qualifiers won their respective matches.) Since Kimura won all of the half-handicap matches, no reserve qualifier was able qualify as his challenger.
  2. ^ A tournament to determine a challenger for Kimura did start, but was cancelled while in progress due to the Chiến tranh thế giới thứ hai
  3. ^ The JSA unable to come to terms with Asahi Shimbun, the match's sponsor, over the prize fund. The JSA requested that the total prize fund be increased from 11,000,000 yen to 30,000,000 yen, but Asahi Shimbun refused. Negotiations were held in attempt to find a compromise, but were unsuccessful and the Asahi Shimbun's sponsorship of the match was ended.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “関根金次郎”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 11 tháng 6 năm 2022, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  2. ^ “名人戦・順位戦 |棋戦|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ “昇段規定 |棋戦|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ “順位戦について|名人戦|棋戦|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ “大橋宗桂 (初代)”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 9 tháng 6 năm 2022, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  6. ^ “大橋宗古”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 24 tháng 2 năm 2021, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  7. ^ “伊藤宗看 (初代)”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 25 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  8. ^ “大橋宗桂 (5代)”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 24 tháng 2 năm 2021, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  9. ^ “伊藤宗印 (2代)”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 22 tháng 2 năm 2022, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  10. ^ “大橋宗与 (3代)”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 24 tháng 2 năm 2021, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  11. ^ “伊藤宗看 (3代)”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 30 tháng 8 năm 2022, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  12. ^ “大橋宗桂 (9代)”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 11 tháng 3 năm 2022, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  13. ^ “大橋宗英”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 24 tháng 2 năm 2021, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  14. ^ “伊藤宗看 (6代)”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 21 tháng 8 năm 2021, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  15. ^ “伊藤宗印 (8代)”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 24 tháng 2 năm 2021, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  16. ^ “小野五平”, Wikipedia (bằng tiếng Nhật), 16 tháng 3 năm 2022, truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
  17. ^ “木村義雄|棋士データベース|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  18. ^ “大山康晴|棋士データベース|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  19. ^ “中原誠|棋士データベース|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  20. ^ “谷川浩司|棋士データベース|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  21. ^ “森内俊之|棋士データベース|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  22. ^ Fukamatsu, Shinji (ngày 30 tháng 5 năm 2015). “Habu Meijin 'Surōpēsu no Tatakai datta' Bōeisen kara Hitoya” 羽生名人 「スローペースの戦いだった」防衛戦から一夜 [Habu Meijin One Night After Defending Title: "The games were alll slow paced"]. Asahi Shimbun (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2015.

Xem thêm

sửa