Danh sách cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam

Bài này viết về các cuộc thi sắc đẹp từ cấp vùng trở lên từng được cấp phép tổ chức tại Việt Nam, cùng năm mà cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên.[a]

Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi sắc đẹp lâu đời nhất còn tồn tại ở Việt Nam

Nữ giới sửa

Các cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia sửa

Năm 2022, có tới 25 cuộc thi sắc đẹp được tổ chức tại Việt Nam.[1] Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho rằng trong số đó có ba cuộc thi hoa hậu uy tín và có thương hiệu, được công chúng biết đến rộng rãi nhất tại Việt Nam là Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ Việt NamHoa hậu Thế giới Việt Nam.[2]

Hoa hậu Việt Nam Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Hoa hậu Thế giới Việt Nam
Thành lập 10 tháng 11 năm 1988; 35 năm trước (1988-11-10) 31 tháng 5 năm 2008; 15 năm trước (2008-05-31) 5 tháng 11 năm 2018; 5 năm trước (2018-11-05)
Trụ sở chính Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch Lê Xuân Sơn Trần Ngọc Nhật Phạm Thị Kim Dung
Tổ chức
  • Báo Tiền Phong
    Công ty TNHH Quảng cáo Thương mại Sen Vàng
  • Công ty Cổ phần Hoàn vũ Sài Gòn
  • Công ty TNHH Quảng cáo Thương mại Sen Vàng
Thành viên

Các cuộc thi khác sửa

1955-1993 sửa

  • Cuộc thi tìm kiếm Người đẹp tại Sài Gòn (1955)
  • Hoa hậu Điện ảnh (1991)
  • Hoa khôi Người đẹp xứ dừa (1993)

2000–2006 sửa

2007–2008 sửa

2009–2019 sửa

2020–nay sửa

Nam giới sửa

Người chuyển giới sửa

Tranh cãi sửa

Trước 2007, ở Việt Nam chỉ tồn tại một cuộc thi sắc đẹp chính thống dành cho nữ giới là Hoa hậu Việt Nam do báo Tiền Phong tổ chức, người chiến thắng có thể giành quyền đại diện Việt Nam dự thi quốc tế. Sau thành công của hoa hậu Mai Phương Thúy trở về từ Hoa hậu Thế giới 2006, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xóa bỏ độc quyền tổ chức thi hoa hậu của Tiền Phong theo Quyết định 37/2006/QĐ-BVHTT[b] khiến các đơn vị tư nhân khác bắt đầu tổ chức thêm nhiều cuộc thi sắc đẹp mang danh "hoa hậu" mới, việc này dẫn đến tình trạng "loạn hoa hậu". Nhiều đơn vị đứng ra tổ chức thi hoa hậu coi đây là dịp để quảng bá thương hiệu cho công ty, tập đoàn của họ chứ không phải tôn vinh vẻ đẹp của cô gái đăng quang như Quyết định 37, báo Zing News mô tả "Sự chung chung, không rõ ràng trong qui định, khiến cho cuộc thi bị lợi dụng thành một cuộc "làm ăn"".[6] Viết cho báo Người Lao Động, tác giả Yến Anh đánh giá:[7]

Mỗi năm trên dưới 10 cuộc thi sắc đẹp được tổ chức đã khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có đủ người đẹp để tham dự tất cả các cuộc thi? Câu trả lời là không. [...] Thế nhưng, chưa nhìn thấy tính đa dạng của các cuộc thi thì người ta đã gặp ngay sự luộm thuộm, thậm chí chụp giật trong khâu tổ chức.

"Một năm có 2-3 cuộc thi hoa hậu không hẳn là quá nhiều, mà “sự” loạn ở đây bắt nguồn từ chính việc quản lý không chặt chẽ dẫn đến việc lộn xộn trong công tác tổ chức, gây nhiều tai tiếng, khiến dư luận xã hội bức xúc. Một phần “loạn” nữa cũng là loạn danh từ hoa hậu, mỹ từ này đã bị lạm dụng, mặc dù rất nhiều cuộc thi sắc đẹp vùng, miền trong năm 2008 không xứng danh cuộc thi hoa hậu. Chính vì thế, thay vì mỗi năm chỉ cho tổ chức một cuộc thi hoa hậu, để siết lại, cơ quan quản lý cần tìm ra những biện pháp quản lý phù hợp."

–Thạc sĩ nghệ thuật Nguyễn Thị Minh Thái

Năm 2008, để giải quyết vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 87/2008/QĐ-BVHTTDL thay thế cho Quyết định 37.[8] Theo đó, một năm sẽ chỉ cấp phép cho hai cuộc thi hoa hậu được tổ chức, một cuộc thi chỉ được tổ chức hai năm một lần. Năm 2009 là năm đầu tiên sau khi Quyết định 87 có hiệu lực, chỉ có một cuộc thi sắc đẹp được cấp phép tổ chức là Hoa hậu Quý bà Việt Nam. Việc chỉ có duy nhất cuộc thi hoa hậu trong năm đã khiến nhiều người cho rằng Bộ VH-TT-DL đã chuyển từ “loạn” sang “siết” quá chặt, mà cả hai thái cực này đều không tốt.[9]

Đến năm 2020, Nghị định 144/2020/NÐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm mới của nghị định là lần đầu tiên, việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chấp thuận, không cần phải xin cấp phép của Cục Nghệ thuật biểu diễn như trước đó, đồng thời không còn giới hạn số lượng các cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người mẫu trong 1 năm.[10] Điều này khiến làn sóng tổ chức các cuộc thi hoa hậu diễn ra còn mạnh hơn năm 2007 sau những thành công mới về danh tiếng của Phạm Hương, H'Hen Niê, Nguyễn Phương Khánh, Nguyễn Thúc Thùy Tiên, được báo giới và công chúng mô tả là "bội thực hoa hậu", "lạm phát hoa hậu" hay "hoa hậu cũ chưa qua, hoa hậu mới đã tới".[11] Trong một bài viết về tình trạng này, báo Đại Đoàn Kết đưa ra một thống kê:[12]

Được biết, năm 2022, toàn quốc có khoảng 25 cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức. Địa phương có nhiều cuộc thi nhất (12/25 cuộc thi, chiếm 48%) là Đà Nẵng, trong đó, có 8 cuộc thi được điều chỉnh thời gian từ năm 2021 do tình hình dịch bệnh. “Như vậy, nếu tính riêng trong năm nay, chỉ có 13 cuộc thi được đăng ký mới”.

:Với những số liệu được đưa ra, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định “các cuộc thi tổ chức như vậy không phải là nhiều”. Tuy nhiên, dư luận chung cho rằng đã và đang có quá nhiều cuộc thi hoa hậu, khiến “bội thực” và “loạn người đẹp”. Tất cả các cuộc thi, dù được phép hay “thi chui” thì cũng đều được tổ chức rình rang, hào nhoáng với nhiều chiêu thức PR, khiến cho người ta không còn nhớ đâu là hoa hậu tầm cỡ nào, mà người đẹp nào đứng đầu cuộc thi thì cũng đều là hoa hậu cả.[12]

Tác giả Thảo Dung từ báo Công an nhân dân đưa ra lời đánh giá khi đứng ở góc độ một nhà đầu tư: "Việc ngày càng nhiều doanh nghiệp không ngại rút hầu bao tài trợ hoặc đứng ra kêu gọi tổ chức các cuộc thi nhan sắc phù hợp với xu thế của thị trường, đáp ứng quy luật cung – cầu hiện có." Bởi đằng sau các cuộc thi là những "thương vụ bạc tỷ" với hàng loạt khoản lợi nhuận cho nhà tổ chức. Nhiều người cũng lo ngại rằng nếu tiếp tục “cởi trói” như hiện nay, nỗi lo "loạn hoa hậu" sẽ còn kéo dài mà không có hồi kết. Á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 – Nguyễn Thụy Vân cho rằng: “Nhiều mà chất thì không sao nhưng nhiều mà không chất lượng, lại mua danh bán giải thì là câu chuyện đáng nói. Các bạn trẻ cần thấy được sự khó khăn để vươn tới được vinh quang chứ không phải mua danh bán giải và sau đó có những hệ lụy không tốt, ảnh hưởng tới giới trẻ”. Khi nhiều người mong danh hiệu để đổi đời, nhiều tổ chức muốn có thêm cuộc thi để thu lợi thì chắc chắn các cuộc thi sẽ vẫn còn diễn ra bát nháo và lộn xộn.[13]

Chú thích sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Vì dự thảo Luật chuyển đổi giới tính ở Việt Nam đang được xây dựng nên Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam chưa được cấp phép chính thức là một cuộc thi sắc đẹp, cuộc thi này được tổ chức dưới dạng một chương trình truyền hình thực tế.
  2. ^ Theo Quyết định 37, việc tổ chức thi Hoa hậu là hoạt động văn hóa nhằm tuyển chọn nữ công dân có đạo đức tốt, có hiểu biết về văn hóa, xã hội, có hình thể cân đối và có khuôn mặt đẹp tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam để trao tặng danh hiệu Hoa hậu, Á hậu và các danh hiệu khác theo quy định của Ban tổ chức cuộc thi.

Tham khảo sửa

  1. ^ Việt Thành (29 tháng 7 năm 2022). 'Việt Nam chỉ nên có 6 cuộc thi hoa hậu một năm'. VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ Đài Hà Nội (ngày 24 tháng 7 năm 2022). “3 cuộc thi hoa hậu danh giá nhất Việt Nam”. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ Đổi tên thành Hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long vào các năm 2008, 2012, 2015 và trở lại tên cũ vào năm 2022.
  4. ^ Đổi tên thành Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu vào năm 2018 và Hoa hậu Biển đảo Việt Nam vào năm 2022
  5. ^ Phong Linh (29 tháng 1 năm 2023). “Nghe sắp có cuộc thi hoa hậu Miss Petite, dân mạng 'chia phe' ủng hộ, phản đối”. Thanh Niên. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ Lao động Thủ đô (20 tháng 11 năm 2007). “Thi hoa hậu: Cuộc chơi thương mại?”. ZingNews.vn. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ Yến Anh (29 tháng 10 năm 2007). “Loạn hoa hậu?”. Người Lao Động. Truy cập 24 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ “Quyết định 87/2008/QĐ-BVHTTDL Quy chế Tổ chức thi Hoa hậu, Hoa khôi, Người đẹp”. Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Người Lao Động (25 tháng 2 năm 2009). “Thi hoa hậu: Từ "loạn" sang "siết". Tổ Quốc. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ “Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ Phương Ly (26 tháng 7 năm 2022). “Hoa hậu cũ chưa qua, hoa hậu mới đã tới”. Zing News. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  12. ^ a b Ngọc Mai (5 tháng 8 năm 2022). 'Bội thực hoa hậu' và 'loạn danh xưng'. Đại Đoàn Kết. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.
  13. ^ Thảo Dung (27 tháng 6 năm 2022). “Loạn "Hoa hậu ao làng": Vì sao?”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023.