Danh sách di sản thế giới tại Canada

bài viết danh sách Wikimedia

Dưới đây là Danh sách Di sản thế giới tại Canada. Tính đến hết năm 2018, Canada có tổng cộng 19 di sản được UNESCO công nhận, trong đó có 10 di sản tự nhiên, 8 di sản văn hóa và 1 di sản hỗn hơp (mang cả giá trị tự nhiên và văn hóa). Di sản đầu tiên được công nhận tại Canada là L'Anse aux MeadowsKhu bảo tồn vườn quốc gia Nahanni được UNESCO công nhận vào năm 1978, trong khi di sản gần đây nhất được công nhận là Pimachiowin Aki được công nhận vào năm 2018. Nó cũng là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên và duy nhất cho đến nay tại Canada. Canada cũng có 2 di sản xuyên quốc gia (chung với Hoa Kỳ) là Các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia: Kluane, Wrangell-St. Elias, Vịnh Glacier, Tatshenshini-AlsekCông viên hòa bình quốc tế Waterton-Glacier. Ngoài các di sản được công nhận, Canada cũng duy trì một số lượng các di sản dự kiến.

Danh sách sửa

  * Di sản xuyên quốc gia
Di sản Hình ảnh Vị trí Tiêu chí Diện tích
ha (mẫu Anh)
Năm công nhận Mô tả Tham khảo
Vườn quốc gia Núi Rocky của Canada   CanadaAlbertaBritish Columbia
51°25′B 116°29′T / 51,417°B 116,483°T / 51.417; -116.483 (Vườn quốc gia Núi Rocky của Canada)
Thiên nhiên:
(vii), (viii)
2.306.884 (5.700.430) 1984
[nb 1]
Với những đỉnh núi cao, sông băng, hồ, thác nước, hẻm núi và hang động đá vôi, các vườn quốc gia tạo nên di sản này minh họa các tính năng đặc biệt của Dãy núi Rocky. Hơn nữa, nơi đây chứa đựng một trong những địa điểm hóa thạch nổi tiếng nhất thế giới, Burgess Shale. [1]
[2]
Công viên Khủng long tỉnh Alberta   CanadaAlberta
50°46′4″B 111°29′32″T / 50,76778°B 111,49222°T / 50.76778; -111.49222 (Công viên Khủng long tỉnh Alberta)
Thiên nhiên:
(vii), (viii)
7.493 (18.520) 1979 Công viên được chú ý vì vẻ đẹp của cảnh quan đất xấu vô cùng ấn tượng và các địa điểm hóa thạch lớn. Mẫu vật các loài khủng long Kỷ Creta đã được tìm thấy ở đây bao gồm cả 35 loài có niên đại hơn 75 triệu năm trước. [3]
Vườn quốc gia Gros Morne   CanadaNewfoundland và Labrador
49°37′B 57°32′T / 49,617°B 57,533°T / 49.617; -57.533 (Gros Morne National Park)
Thiên nhiên:
(vii), (viii)
180.500 (446.000) 1987 Quá trình hình thành địa chất của lớp vỏ và vỏ đại dương, một phần của kiến tạo địa tầng cùng các lớp trầm tích đá hình thành trong kỷ Ordovic, đá granit thời kỳ Tiền Cambri và đá lửa Đại Cổ sinh, vườn quốc gia này minh họa cho quá trình trôi dạt lục địa, nơi lớp vỏ đại dương và đất đá của lớp vỏ trái đất nằm tiếp xúc. Vườn quốc gia có những vịnh hẹp nước ngọt, chỏm băng, cùng hệ động vật phong phú, tao thành vẻ đẹp tự nhiên của khu vực hoang dã. [4]
Vực bẫy trâu Head-Smashed-In   CanadaAlberta
49°44′58″B 113°37′26″T / 49,74944°B 113,62389°T / 49.74944; -113.62389 (Head-Smashed-In Buffalo Jump)
Văn hóa:
(vi)
&-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1.000000 1981 Khu vực còn lại của một trại săn bắt, những con đường mòn và một phần mộ chứa đựng xương của Bò bison châu Mỹ minh chứng cho hoạt động săn bắt 6000 năm bằng việc lùa chúng ra một vách đá cao để chúng chết và giết thịt. Địa danh lịch sử này đã được công nhận là Di sản thế giới bởi giá trị lịch sử về bức tranh cuộc sống thời tiền sử và phong tục của những người thổ dân bản địa. [5]
Quận lịch sử của Québec cổ   CanadaThành phố Quebec, Quebec
46°48′34″B 71°12′38″T / 46,80944°B 71,21056°T / 46.80944; -71.21056 (Historic District of Old Québec)
Văn hóa:
(iv), (vi)
&-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1.000000 1985 Được thành lập bởi người Pháp vào thế kỷ 17, quần thể các công trình của Québec cổ là ví dụ hoàn chỉnh nhất của một thị trấn công sự châu Âu phía bắc Mexico. [6]
Vách hóa thạch ở Joggins   CanadaNova Scotia
45°42′35″B 64°26′9″T / 45,70972°B 64,43583°T / 45.70972; -64.43583 (Joggins Fossil Cliffs)
Thiên nhiên:
(viii)
689 (1.700); buffer zone 29 (72) 2008 Di chỉ cổ sinh vật này có chứa các dữ liệu hóa thạch đầy đủ nhất trên mặt đất của Kỷ Than đá, bao gồm các loài động vật và thực vật của những khu rừng nhiệt đới thời kỳ đó. [7]
Các khu bảo tồn và Vườn quốc gia: Kluane, Wrangell-St. Elias, Glacier Bay, Tatshenshini-Alsek   CanadaBritish ColumbiaYukon*;
Alaska, Hoa Kỳ*
61°12′B 141°0′T / 61,2°B 141°T / 61.200; -141.000 (Kluane / Wrangell-St Elias / Glacier Bay / Tatshenshini-Alsek)
Thiên nhiên:
(vii), (viii), (ix), (x)
9.839.121 (24.313.000) 1979
[nb 2]
Những vườn quốc gia và khu bảo tồn này bao gồm vùng băng đá không phân cực lớn nhất thế giới, một số trong số đó là những sông băng lớn nhất thế giới và một phong cảnh núi non được hình thành bởi hoạt động kiến tạo địa chất. Nơi đây còn là nhà của một số loài động vật bị đe dọa như gấu, chó sói, tuần lộc và cừu Dall. [8]
[9]
[10]
Phong cảnh Grand-Pré   CanadaNova Scotia
45°7′6″B 64°18′26″T / 45,11833°B 64,30722°T / 45.11833; -64.30722 (Landscape of Grand-Pré)
Văn hóa:
(v), (vi)
1.323 (3.270) 2012 Các cảnh quan Grand Pré là một ví dụ đặc biệt của sự thích nghi của những người định cư châu Âu đầu tiên với các điều kiện của bờ biển Đại Tây DươngBắc Mỹ. Nó cũng được ghi là một tượng đài sống của người Acadians về cuộc sống và Đại Trục xuất (1755-1764). [11]
Địa điểm Lịch sử Quốc gia L'Anse aux Meadows   CanadaNewfoundland và Labrador
51°28′0″B 55°37′0″T / 51,46667°B 55,61667°T / 51.46667; -55.61667 (L’Anse aux Meadows National Historic Site)
Văn hóa:
(vi)
&-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1.000000 1978 Những gì còn lại của một khu định cư thế kỷ thứ 11 là địa danh đầu tiên và duy nhất được biết đến có sự hiện diện của những người Bắc Âu ở Bắc Mỹ và là khu định cư châu Âu được biết đến sớm nhất ở Bắc Mỹ ngoài Greenland. [12]
Vườn quốc gia Miguasha   CanadaBán đảo Gaspé, Quebec
48°6′18″B 66°21′11″T / 48,105°B 66,35306°T / 48.10500; -66.35306 (Miguasha National Park)
Thiên nhiên:
(viii)
87 (210) 1999 Vườn quốc gia này là địa điểm khảo cổ điển hình Kỷ Devon với những hóa thạch có niên đại 370 triệu năm trước. Tại đây bao gồm một số mẫu vật của các loài Cá vây thùy được bảo quản tốt nhất thế giới. [13]
Mistaken Point   CanadaNewfoundland và Labrador
46°37′55″B 53°11′25″T / 46,63194°B 53,19028°T / 46.63194; -53.19028 (Mistaken Point)
Thiên nhiên:
(viii)
570 (1.400) 2016
Mistaken Point là địa điểm chứa các bằng chứng cổ xưa nhất được biết đến về cuộc sống đa bào đầu trên hành tinh với các hóa thạch có niên đại khoảng 560-575 triệu năm tuổi. [14]
Vườn quốc gia Nahanni   CanadaCác Lãnh thổ Tây Bắc
61°33′B 125°35′T / 61,55°B 125,583°T / 61.550; -125.583 (Vườn quốc gia Nahanni)
Thiên nhiên:
(vii), (viii)
476.560 (1.177.600) 1978 Khu vực tự nhiên này chứa những hẻm núi sâu đến 1000 mét, các thác nước điển hình ở Bắc Mỹ, suối nước nóng cùng hệ thống hang động đá vôi vô cùng độc đáo. Vườn quốc gia là nơi sinh sống của nhiều loài động vật bị đe dọa như gấu xám Bắc Mỹ, cừu Dall, tuần lộc, chó sói và dê núi. [15]
Thị trấn cổ Lunenburg   CanadaNova Scotia
44°22′34″B 64°18′33″T / 44,37611°B 64,30917°T / 44.37611; -64.30917 (Thị trấn cổ Lunenburg)
Văn hóa:
(iv), (v)
&-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1.000000 1995 Thị trấn độc đáo này lưu giữ những kiến trúc độc đáo như là một trong số những ví dụ tốt nhất của một khu định cư người Anh tại thuộc địa. [16]
Trạm săn bắt cá voi Red Bay   CanadaRed Bay, Newfoundland và Labrador
51°43′55″B 56°25′32″T / 51,73194°B 56,42556°T / 51.73194; -56.42556 (Red Bay Basque Whaling Station)
Văn hóa:
(iii), (iv)
313 (770) 2013 Giữa năm 1550 và những năm đầu thế kỷ 17, Red Bay là một khu vực đánh bắt cá voi lớn của Người Basque. Nơi đây còn lưu giữ lại ba chiếc thuyền buồm đánh bắt cá voi và bốn chiếc thuyền Chalupa nhỏ được sử dụng trong việc bắt cá voi. Việc phát hiện ra các tàu khiến Red Bay một trong những địa điểm khảo cổ dưới nước quý giá nhất ở châu Mỹ. [17]
Kênh đào Rideau   CanadaOntario
45°0′B 75°46′T / 45°B 75,767°T / 45.000; -75.767 (Rideau Canal)
Văn hóa:
(i), (iv)
21.455 (53.020); vùng đệm 2.363 (5.840) 2007 Đây là hệ thống kênh đào hoạt động liên tục lớn nhất Bắc Mỹ. Nó kết nối Ottawa trên sông Ottawa với Kingston bên hồ Ontario. Được xây dựng năm 1832 bởi người Anh nhằm kiểm soát khu vực và cũng như là một biện pháp phòng ngừa trong trường hợp chiến tranh với Hoa Kỳ, với việc bố trí một số công trình phòng thủ ở Kingston. Con kênh này vẫn được sử dụng, với nhiều cấu trúc nguyên vẹn ban đầu. [18]
SGang Gwaay   CanadaBritish Columbia
52°5′42″B 131°13′13″T / 52,095°B 131,22028°T / 52.09500; -131.22028 (SGang Gwaay)
Văn hóa:
(iii)
&-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1.000000 1981 Ninstints là một ngôi làng của người Haida, phần chính của Khu bảo tồn vườn quốc gia Gwaii Haanas và di sản Haida tại Haida Gwaii, những gì còn sót lại là các ngôi nhà, phù điêu bằng gỗ cùng những ngôi mộ. Tất cả thể hiện cho nghệ thuật chạm khắc tinh tế, cuộc sống, tín ngưỡng và mối quan hệ gắn bó của người Haida với thiên nhiên và với ông bà tổ tiên, những người đã khuất. [19]
Công viên hòa bình quốc tế Waterton-Glacier   CanadaAlberta*;
Montana, Hoa Kỳ*
49°0′B 113°54′T / 49°B 113,9°T / 49.000; -113.900 (Waterton Glacier International Peace Park)
Thiên nhiên:
(vii), (ix)
457.614 (1.130.790) 1995 Đây là công viên hòa bình quốc tế đầu tiên trên thế giới. Nó được thành lập vào năm 1932, bao gồm Vườn quốc gia Các hồ Waterton của Canada và Vườn quốc gia Glacier. Tại đây có phong cảnh tự nhiên vô cùng tuyệt đẹp, cùng hệ động thực vật hoang dã phong phú,các đồng cỏ, rừng, các đỉnh núi cao phủ đầy tuyết tạo ra một khu vực khí hậu đặc biệt ở Bắc Mỹ. [20]
Vườn quốc gia Wood Buffalo   CanadaAlbertaCác Lãnh thổ Tây Bắc
59°22′B 112°18′T / 59,367°B 112,3°T / 59.367; -112.300 (Wood Buffalo National Park)
Thiên nhiên:
(vii), (ix), (x)
4.480.000 (11.100.000) 1983 Đây là vườn quốc gia lớn nhất tại Canada, vườn quốc gia lớn thứ hai thế giới. Được thành lập vào năm 1922, vườn quốc gia này bảo vệ quần thể loài Bò rừng bizon núi lớn nhất thế giới với khoảng 5.000 cá thể. Cảnh quan tự nhiên tại cửa sông Peacesông Athabasca (một trong những vùng đồng bằng nước ngọt lớn nhất thế giới) cùng với những khu rừng lá kim, những đồng cỏ rộng lớn (đồng cỏ cói còn lại duy nhất tại Bắc Mỹ), kết hợp với núi đá, đồng bằng muối tạo ra cảnh quan thiên nhiên đầy màu sắc. Suối Alberta là dòng suối lớn nhất Bắc Mỹ về khối lượng nằm ​​trong hệ thống thoát nước sông Jackfish. [21]
Pimachiowin Aki   CanadaManitobaOntario
51°B 95°T / 51°B 95°T / 51; -95 (Pimachiowin Aki)
Hỗn hợp:
(iii), (vi), (ix)
2.904.000 (7.180.000) 2004
Pimachiowin Aki có nghĩa là "Vùng đất cho cuộc sống" là một cảnh quan rừng cắt qua các con sông và được bao phủ bởi các hồ, vùng đất ngập nước và rừng thông boreal. Nó là một phần của ngôi nhà tổ tiên của Anishinaabe, một nhóm các dân tộc bản địa sống bằng nghề câu cá, săn bắt và hái lượm. Khu vực này bao gồm các vùng đất truyền thống của 4 cộng đồng Anishinaabe. Đây là một ví dụ đặc biệt về truyền thống văn hóa Ji-ganawendamang Gidakiiminaan ("giữ đất"), tôn vinh những món quà của Đấng Tạo Hóa, tôn trọng mọi hình thức sống và duy trì mối quan hệ hài hòa với những người khác. Một mạng lưới các khu vực sinh kế phức tạp, các khu vực sinh sống, các tuyến đường du lịch và các địa điểm lễ nghi, thường được liên kết bởi các tuyến đường thủy, thể hiện truyền thống này.[22] [23]

Vị trí sửa

Di sản dự kiến sửa

Dưới đây là danh sách các di sản dự kiến (bao gồm cả các phần mở rộng của di sản đã được công nhận) của Canada. Danh sách này có thể được cập nhật bất cứ lúc nào, và nó là điều kiện tiên quyết để một địa danh được xem xét công nhận Di sản thế giới.[24]

Địa điểm Hình ảnh Vị trí Tiêu chuẩn Diện tích
ha (mẫu Anh)
Năm đệ trình Mô tả
Áísínai’pi   CanadaAlberta
49°04′55″B 111°37′1″T / 49,08194°B 111,61694°T / 49.08194; -111.61694 (Áísínai’pi)
Văn hóa:
(i), (iii), (iv)
1.780 (4.400) 2004
Địa điểm có chứa mức độ lớn nhất của nghệ thuật đá ở Đại Bình địa Bắc Mỹ và là một địa điểm thiêng liêng đối với người Niitsítapi (Blackfoot).
Gwaii Haanas   CanadaBritish Columbia
52°23′21″B 131°28′16″T / 52,38917°B 131,47111°T / 52.38917; -131.47111 (Gwaii Haanas)
Hỗn hợp:
(iii), (v), (vi), (vii), (ix), (x)
147.000 (360.000) 2004
Khu vực này bao gồm cả khu vực bảo tồn tự nhiên cả trên mặt đất lẫn trên biển và là một minh chứng cho những di sản văn hóa phong phú về người Haida. Địa điểm bao gồm cả SGang Gwaay là một địa danh đã được công nhận là di sản thế giới với tiêu chuẩn văn hóa (iii năm 1981.
Ivvavik / Vuntut / Đảo Herschel (Qikiqtaruk)   CanadaYukon
69°31′11″B 139°31′30″T / 69,51972°B 139,525°T / 69.51972; -139.52500 (Ivvavik / Vuntut / Herschel Island (Qikiqtaruk))
Hỗn hợp:
(iv), (v), (vii), (viii), (x)
1.550.000 (3.800.000) 2004
Khu vực bao gồm một diện tích 15.500 km² của vùng hoang dã trên khu vực đồng bằng ven biển Yukon, bao gồm cả vùng đất ngập nước quan trọng. Là một khu vực không bao giờ bị bao phủ bởi phủ băng tuyết, nó có chứa những hóa thạch cổ sinh vật học và là một khu vực quan trọng trong lịch sử của người bản địa châu Mỹ. Đây là nơi có 10 % số lượng tuần lộc trên thế giới.
Quttinirpaaq   CanadaNunavut
82°13′B 72°13′T / 82,217°B 72,217°T / 82.217; -72.217 (Quttinirpaaq)
Hỗn hợp:
(iii), (vii), (viii), (x)
3.777.500 (9.334.000) 2004
Quttinirpaaq nằm ở phần xa nhất về phía bắc của Canada, bao gồm một lượng lớn các hoang mạc ở Bắc Cực, khu vực được chú ý đặc biệt bởi địa mạo và hệ động vật hoang dã, là nơi có ngọn núi cao nhất ở miền đông Bắc Mỹ, Núi Barbeau (2.616 m). Nó cũng chứa mức độ nhiều nhất của các địa điểm trước khi cuộc khảo sát tại Bắc Cực, bao gồm cả các địa điểm liên kết với các cư dân người chứng sớm nhất của khu vực xa xôi này.
The Klondike   CanadaYukon
64°B 139°T / 64°B 139°T / 64; -139 (The Klondike)
Văn hóa:
(iv), (v)
2004
Các địa điểm của Klondike là một cảnh quan văn hóa nối tiếp nhau trong lãnh thổ đầu tiên của đất nước, bao gồm các trại cá bản địa, đường mòn Chilkoot, những điểm khai thác vàng Klondike và khu di tích lịch sử của Dawson. Chúng minh họa cuộc sống trước, trong và sau giai đoạn phát triển ở Klondike Gold Rush từ 1896-1898, địa điểm khai thác vàng cuối cùng và nổi tiếng nhất trong thế kỷ 19 trên thế giới. Nó cũng được dự định như là một di sản xuyên quốc gia cùng với Klondike ở Alaska, tuy nhiên các địa điểm ở Hoa Kỳ đề xuất, bao gồm cả khu vực lịch sử của Skagway chưa có tên trong danh sách dự kiến ​​của Hoa Kỳ.

Ghi chú sửa

  1. ^ Mở rộng năm 1990 với thêm vào các Công viên tỉnh Mount Robson, HamberMount Assiniboine.
  2. ^ Mở rộng năm 1992 thêm Vườn quốc gia và khu bảo tồn Vịnh Glacier và năm 1994 mở rộng thêm Công viên tỉnh Tatshenshini-Alsek. Tên di sản này thay đổi từ Wrangell/St. Elias/Kluane sau đó trở thành Glacier Bay/Wrangell/St. Elias/Kluane vào năm 1994.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Canadian Rocky Mountain Parks”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ “Decision - 14COM VII.E - Boundary Modifications: Canadian Rocky Mountains Parks (Canada)”. UNESCO. Truy cập 26 tháng 9 năm 2011.
  3. ^ “Dinosaur Provincial Park”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ “Gros Morne National Park”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ “Head-Smashed-In Buffalo Jump”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ “Historic District of Old Québec”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ “Joggins Fossil Cliffs”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  8. ^ “Kluane / Wrangell-St Elias / Glacier Bay / Tatshenshini-Alsek”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  9. ^ “Decision - 16COM X.C - Extension: Glacier Bay National Park - extension of the Wrangell/St.Elias/Kluane site of Canada-USA (United States of America)”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  10. ^ “Decision - 18COM XI - Mở rộng: Công viên Hoang dã tỉnh Tatshenshini-Alsek (mở rộng di sản Glacier Bay/Wrangell/St. Elias/Kluane) (Canada/Hoa Kỳ)”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  11. ^ “Landscape of Grand Pré”. UNESCO. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2013.
  12. ^ “L'Anse aux Meadows National Historic Site”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  13. ^ “Miguasha National Park”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  14. ^ Eight new sites inscribed on UNESCO’s World Heritage List, UNESCO World Heritage Committee news release, ngày 17 tháng 7 năm 2016
  15. ^ “Nahanni National Park”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  16. ^ “Old Town Lunenburg”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  17. ^ “Red Bay Basque Whaling Station”. UNESCO. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2013.
  18. ^ “Rideau Canal”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  19. ^ “SGang Gwaay”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  20. ^ “Waterton Glacier International Peace Park”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  21. ^ “Wood Buffalo National Park”. UNESCO. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.
  22. ^ UNESCO bid for Manitoba-Ontario boreal forest suffers major blow, CBC News Manitoba, ngày 17 tháng 7 năm 2016
  23. ^ “Pimachiowin Aki”. UNESCO. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.
  24. ^ Glossary, UNESCO, truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010

Liên kết ngoài sửa