Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội
Đại học, trường đại học, học viện và viện hàn lâm là các cơ sở giáo dục bậc cao đào tạo các bậc đại học và sau đại học, mang tính mở. Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, danh giá với nhà tuyển dụng, phạm vi ảnh hưởng của trường và thành tích cựu sinh viên tạo nên danh tiếng của trường đại học. Trường đại học đầu tiên tại Việt Nam (đào tạo Nho học) được thành lập từ năm 1076 mang tên Quốc tử giám, tuy vậy, đại học theo thiết chế hiện đại đầu tiên của Việt Nam được thành lập từ năm 1907, mang tên Viện Đại học Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay).[1]
Mô hình đại học tại Việt Nam nổi bật với các trường đại học chuyên ngành, đa ngành độc lập. Mô hình đại học đa thành viên tập hợp nhiều trường đại học thành viên ít được phát triển hơn tại Việt Nam. Đối với các trường đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ. Với cơ chế tự chủ các trường đại học sẽ được quyền chủ động về vấn đề nhân sự, chương trình đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và tài chính vì vậy nhà nước giảm ngân sách cấp cho nhóm trường này.[2][3]
Học viện hay viện hàn lâm là mô hình giáo dục được phát triển từ đại học, ra đời sau này. So với đại học, học viện và viện hàn lâm chú trọng nghiên cứu hơn. Viện hàn lâm là cơ sở giáo dục bậc cao cấp cao nhất, thành viên của viện hàn lâm thường bao gồm những cá nhân xuất chúng trong những lĩnh vực có liên quan, những người được các thành viên khác bầu chọn, hoặc được chính phủ bổ nhiệm, chỉ đào tạo bậc sau đại học. Giá trị văn bằng được cấp bởi đại học và học viện là tương đương nhau.
Danh sách các trường đại học công lập sửa
Các trường đại học trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sửa
Tên trường đại học | Tên viết tắt[4] | Mã Trường | Nhóm ngành đào tạo | Thành lập | Địa chỉ | |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Trường Đại học Công nghệ | VNU-UET | QHI | Công nghệ | 1995 | Quận Cầu Giấy |
2 | Trường Đại học Giáo dục | VNU-UEd | QHS | Giáo dục | 2009 | |
3 | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên | VNU-HUS | QHT | Khoa học tự nhiên | 1993 | Quận Thanh Xuân |
4 | Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn | VNU-USSH | QHX | Khoa học xã hội | 1945 | |
5 | Trường Đại học Kinh tế | VNU-UEB | QHE | Kinh tế, Quản trị kinh doanh | 1974 | Quận Cầu Giấy |
6 | Trường Đại học Ngoại ngữ | VNU-ULIS | QHF | Ngoại ngữ | 1955 | |
7 | Trường Đại học Việt - Nhật | VNU-VJU | QHJ | Đa ngành (Khoa học, Quản trị, Môi trường) | 2016 | Quận Nam Từ Liêm |
8 | Trường Đại học Y Dược | VNU-UMP | QHY | Y khoa | 2020 | Quận Cầu Giấy |
9 | Trường Đại học Luật [5] | VNU-UL | QHL | Luật | 2022 |
Các trường đại học trực thuộc các Bộ, Ban, Ngành sửa
Danh sách học viện sửa
Danh sách các trường đại học ngoài công lập sửa
STT | Tên trường đại học | Tên viết tắt | Mã Trường | Nhóm ngành đào tạo | Thành lập | Địa chỉ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Đại học Tài chính Ngân hàng | FBU | Tài chính, ngân hàng | 21/12/2010 | Quận Bắc Từ Liêm | |
2 | Đại học Thành Đô | TDD | Đa ngành | 27/5/2009 | Huyện Hoài Đức | |
3 | Đại học Phenikaa | PKA | 10/10/2007 | Quận Hà Đông | ||
4 | Đại học Thăng Long | TLU | DTL | 1988[6] | Quận Hoàng Mai[6] | |
5 | Đại học Phương Đông | DPD | 1994 | Quận Cầu Giấy | ||
6 | Đại học Quốc tế Bắc Hà | DBH | Kinh tế, xây dựng, kĩ thuật | 2007 | Quận Thanh Xuân | |
7 | Đại học Công nghệ Đông Á | EAUT | DDA | Đa ngành | 2008 | Quận Nam Từ Liêm |
8 | Đại học FPT | FPTU | FPT | 2006 | Huyện Thạch Thất | |
9 | Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị | UTM | DCQ | 2011 | Quận Hoàng Mai | |
10 | Đại học RMIT Việt Nam | RMIT | RMU | 2004 | Quận Ba Đình | |
11 | Đại học Nguyễn Trãi | NTU | NTU | 05/02/2008 | ||
12 | Đại học Hòa Bình | HBU | ETU | 2008[7] | Quận Nam Từ Liêm[8] | |
13 | Đại học Đại Nam | DNU | DDN | 2007 | Quận Hà Đông | |
14 | Đại học Kinh doanh và Công nghệ | HUBT | DQK | Kinh doanh, công nghệ[9] | 1996[10] | Quận Hai Bà Trưng[11] |
15 | Học viện Thiết kế và Thời trang London | LCFS | Thiết kế, thời trang | 2004 | Quận Tây Hồ | |
16 | Đại học CMC | MCA | Đa ngành | Quận Hai Bà Trưng | ||
17 | Đại học Đông Đô | DDU | ||||
18 | Đại học VinUni | VINUNI | VIN | 2019 | Huyện Gia Lâm |
Danh sách các trường cao đẳng sửa
- Trường Cao đẳng Thực hành FPT (Quận Nam Từ Liêm)
- Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp (Quận Cầu Giấy)
- Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội (Quận Bắc Từ Liêm)
- Trường Cao đẳng Công nghiệp In (Quận Bắc Từ Liêm)
- Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế (Huyện Sóc Sơn)
- Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bách Khoa (Quận Hai Bà Trưng)
- Trường Cao đẳng Y Hà Nội (Quận Nam Từ Liêm)
- Trường Cao đẳng Đại Việt (Quận Nam Từ Liêm)
- Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao (Quận Nam Từ Liêm)
- Trường Cao đẳng nghề Phú Châu (Quận Thanh Xuân)
- Trường Cao đẳng Cộng đồng (Quận Cầu Giấy)
- Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây (Huyện Chương Mỹ)
- Trường Cao đẳng Du lịch (Quận Bắc Từ Liêm)
- Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh (Quận Cầu Giấy)
- Trường Cao đẳng Nghệ thuật (Quận Hoàn Kiếm)
- Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ (Huyện Chương Mỹ)
- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (Quận Cầu Giấy)
- Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây (Huyện Thường Tín)
- Trường Cao đẳng Y tế (Quận Đống Đa)
- Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông (Quận Hà Đông)
- Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai (Quận Đống Đa)
- Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật (Quận Cầu Giấy)
- Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (Quận Hà Đông)
- Trường Cao đẳng nghề cơ điện (Quận Cầu Giấy)
- Trường Cao đẳng Thương mại và du lịch (Quận Cầu Giấy)
- Trường Cao đẳng Công nghệ (Quận Bắc Từ Liêm)
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương (Huyện Gia Lâm)
- Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị (Huyện Gia Lâm)
- Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Quận Nam Từ Liêm)
- Trường Cao đẳng Y dược Yersin
- Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Trường Cao đẳng nghề Long Biên (Quận Long Biên)
- Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội (Quận Đống Đa)
- Trường Cao đẳng Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (Huyện Thường Tín)
- Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I, Đài Tiếng nói Việt Nam (Quận Hai Bà Trưng)
Xem thêm sửa
Chú thích sửa
- ^ “Trường học Việt Nam thời Pháp thuộc”.
- ^ “Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển”.
- ^ “Đại học lo bị bỏ rơi khi tự chủ”. Báo Giáo dục. 28 tháng 11 năm 2018.
- ^ “Quy đinh đặt tên giao dịch quốc tế (tiếng Anh) của ĐHQGHN, các đơn vị thành viên và trực thuộc, các chức danh lãnh đạo trong ĐHQGHN”. vnu.edu.vn. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ “Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành Trường Đại học Luật”. Giáo dục Việt Nam. 23 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC”CHƯƠNG I: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG Đã định rõ hơn một tham số trong
|tiêu đề=
và|title=
(trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết) - ^ “Lịch sử phát triển của Trường Đại học Hòa Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Trang chính”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Giới thiệu chung”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Giới thiệu về 'HUBT”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Liên hệ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
Liên kết ngoài sửa
- Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Lưu trữ 2017-06-03 tại Wayback Machine