Dasht-e Loot (tiếng Ba Tư: دشت لوت‎, "Hoang trống"), còn được viết là Dasht-i-Loot và biết đến như là Hoang mạc Loot là một hoang mạc muối lớn nằm tại các tỉnh Kerman, Sistan và Baluchistan, Iran. Nó là một trong số 25 hoang mạc lớn nhất thế giới (xem Danh sách hoang mạc). Nhiệt độ bề mặt cát của nó đo được nhiệt độ 70 °C (159 °F),[1][2] khiến nó trở thành một trong những nơi nóng và khô cằn nhất thế giới. Ngày 17 tháng 7 năm 2016, hoang mạc này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một trong số những ví dụ ngoạn mục nhất của đường lằn sóng lớn, các cột đá sa mạc, cồn cát và đại diện cho một quá trình địa chất đặc biệt đang diễn ra.[3]

Dasht-e Loot (دشت لوت)
Hoang mạc Lūt
Hoang mạc
Các "lâu đài cát" ở hoang mạc
Quốc gia Iran
Chiều dài 480 km (298 mi)
Chiều rộng 320 km (199 mi)
Diện tích 51.800 km2 (20.000 dặm vuông Anh)
Hoang mạc
Di sản thế giới của UNESCO
Tên Sa mạc Lut
Năm 2016 (#40)
Số 1505
Khu vực châu Á và châu Đại Dương
Tiêu chí Thiên nhiên: vii, viii
Vị trí tại Iran.
Bản đồ các hệ sinh thái của Iran
  Thảo nguyên rừng
  Đất rừng và rừng
  Bán hoang mạc
  Hoang mạc thấp
  Đồng hoang
  Đầm lầy phù sa mặn

Mô tả sửa

Iran có một phần khí hậu của vành đai Á-Phi hoang mạc, trải dài từ Cape VerdeTây Phi qua Mông Cổ đến gần Bắc Kinh, Trung Quốc. Địa lý của Iran bao gồm một cao nguyên được bao quanh bởi các dãy núi và chia thành các lưu vực cửa thoát nước. Dasht-e Loot là một trong số những hoang mạc lớn nhất của Iran và khu vực. Nó trải dài trên 480 km (300 dặm) và rộng r320 km (200 mi),[4] và được coi là một trong những nơi khô cằn nhất trên Trái đất.[5][6][7]

Khu vực của hoang mạc này có diện tích khoảng 51.800 kilômét vuông (20.000 dặm vuông Anh).[8] Trong khoảng thời gian diễn ra những cơn mưa vào mùa xuân, nước chảy trong khoảng thời gian ngắn từ trên núi Hazaran, nhưng nước nhanh chóng bị bốc hơi, để lại những gì còn lại chỉ là đá, cát và muối.

Phần phía đông của Dasht-e Loot là một cao nguyên thấp được đặc trưng bởi những chảo muối. Ngược lại, trung tâm hoang mạc đã được chạm khắc bởi gió vào một loạt các dãy núi song song với hoang mạc và đường đứt gãy, kéo dài hơn 150 km (93 dặm) và đạt độ cao tới 75 mét (246 ft).[4] Khu vực này cũng có những khe núi và hố sụt. Phía đông nam là một vùng rộng lớn của những cồn cát, giống như dải cồn cát của sa mạc Sahara, với những cồn cát cao tới 300 mét (980 ft) khiến nơi đây là một trong số những nơi có những cồn cát cao nhất trên thế giới.[4]

Các phép đo MODIS được cài đặt trên vệ tinh Aqua của NASA từ năm 2003-2010 cho thấy rằng, bề mặt đất nóng nhất trên thế giới nằm ở Dasht-e Loot khi nhiệt độ đo được ở đây đạt 70,7 °C (159,3 °F) mặc dù nhiệt độ không khí sẽ dịu hơn.[5][6][7][9][10][11] Sai số chính xác của phép đo dao động từ 0.5 K tới 1 K.[12][13]

Phần nóng nhất của Dasht-e Loot là Gandom Beryan, một cao nguyên rộng lớn bao phủ bởi những dung nham tối, có diện tích chiếm khoảng 480 km vuông (190 sq mi) diện tích hoang mạc.[14] Theo một truyền thuyết địa phương, tên của nó (dịch từ tiếng Ba Tư có nghĩa là " mì nướng ") bắt nguồn từ một vụ tai nạn nơi một số lượng lúa mì bị rơi ở hoang mạc và sau đó bị cháy sém trong một vài ngày bởi nhiệt độ ở đây.

Xem thêm sửa

Đọc thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Mildrexler, D.; M. Zhao; S. W. Running (tháng 10 năm 2006). “Where Are the Hottest Spots on Earth?”. EOS. 87 (43): 461, 467. doi:10.1002/eost.v87.43.
  2. ^ Mildrexler, D.; M. Zhao; S. W. Running (2011). “Satellite Finds Highest Land Skin Temperatures on Earth”. Bull. Amer. Meteor. Soc. 92: 850–860. doi:10.1175/2011BAMS3067.1.
  3. ^ “Lut Desert”. UNESCO World Heritage Centre (bằng tiếng Anh). United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ a b c editors, Richard L. Scheffel, Susan J. Wernert; writers, Oliver E. Allen...; và đồng nghiệp (1980). Natural Wonders of the World. The Reader's Digest Association, Inc. tr. 117. ISBN 978-0-89577-087-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ a b Satellites seek global hot spots / The Christian Science Monitor - CSMonitor.com
  6. ^ a b Temperature of Earth
  7. ^ a b “Images of the Day - Images - redOrbit”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  8. ^ Wright, John W. (ed.) (2006). The New York Times Almanac (ấn bản 2007). New York, New York: Penguin Books. tr. 456. ISBN 978-0-14-303820-7.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ The Hottest Spot on Earth: Image of the Day
  10. ^ Weather Iran Lưu trữ 2004-12-13 tại Wayback Machine (tiếng Ba Tư)
  11. ^ “PressTV Iran”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ MOD 11 - Land Surface Temperature and Emissivity, MODIS Website
  13. ^ Zhengming Wan (April 1999) MODIS Land-Surface Temperature Algorithm Theoretical Basis Document (LST ATBD) Version 3.3
  14. ^ “A Journey To Earth's Hottest Point”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2016.

Liên kết ngoài sửa