David Julius (sinh ngày 4 tháng 11 năm 1955) là một nhà sinh lý học người Mỹ nổi tiếng với công trình nghiên cứu các cơ chế phân tử của cảm giác đau. Ông là giáo sư tại Đại học California, San Francisco, và đã giành được giải Shaw về Khoa học Đời sống và Y học năm 2010 và giải Đột phá về Khoa học Đời sống năm 2020.[2][3] Vào năm 2021, ông đã được trao giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học cùng với Ardem Patapoutian.[4]

David Julius
Sinh4 tháng 11, 1955 (69 tuổi)
Brighton Beach, Brooklyn, New York
Quốc tịchMỹ
Trường lớpViện Công nghệ Massachusetts
Đại học California, Berkeley
Nổi tiếng vìXác định Kex2 prohormone convertase; Nhân bản các thụ thể serotonin và purinergic; Khám phá các thụ thể nóng, lạnh và kích thích độc hại
Phối ngẫuHolly Ingraham
Giải thưởngGiải Nobel Sinh lý học hoặc Y học (2021)
Sự nghiệp khoa học
NgànhSinh lý học Hóa sinh Khoa học thần king
Nơi công tácĐại học California, San Francisco
Người hướng dẫn luận án tiến sĩJeremy Thorner
Randy Schekman
Cố vấn nghiên cứu khácRichard Axel[1]
Alexander Rich

Tiểu sử

sửa

Julius sinh ra ở Brighton Beach, Brooklyn. Ông là người Nga gốc Do Thái.[5] Julius lấy bằng đại học tại Học viện Công nghệ Massachusetts vào năm 1977. Ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ từ Đại học California, Berkeley vào năm 1984, dưới sự hướng dẫn chung của Jeremy ThornerRandy Schekman, nơi ông xác định Kex2 là thành viên sáng lập của chuyển đổi proprotein giống như furin. Năm 1989, ông hoàn thành nghiên cứu sau tiến sĩ với Richard Axel tại Đại học Columbia, nơi ông nhân bản và đặc trưng cho thụ thể serotonin 1c.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Julius Lab at UCSF Mission Bay | David Julius Lab”.
  2. ^ “Julius Named to Receive the Shaw Prize”. ucsf.edu. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “David Julius, PhD 49th Faculty Research Lecture Award”. senate.ucsf.edu. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2021”. NobelPrize.org. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ “Scientist David Julius, whose grandparents fled antisemitism in Czarist Russia, wins Nobel Prize in medicine”. 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  6. ^ Julius, D.; MacDermott, A. B.; Axel, R.; Jessell, T. M. (29 tháng 7 năm 1988). “Molecular characterization of a functional cDNA encoding the serotonin 1c receptor”. Science. 241 (4865): 558–564. Bibcode:1988Sci...241..558J. doi:10.1126/science.3399891. ISSN 0036-8075. PMID 3399891.