Delta Ursae Majoris (δ Ursae Majoris, viết tắt là Delta Uma, δ UMA) tên gọi chính thức Megrez /ˈmɡrɛz/,[11][12] là một ngôi saochòm sao quanh cực phương bắc là Đại Hùng. Với cấp sao biểu kiến là 3,3,[2] nó là ngôi sao mờ nhất trong bảy ngôi sao trong khoảnh sao Bắc Đẩu. Các đo đạc thị sai đem lại ước tính khoảng cách 80,5 năm ánh sáng (24,7 parsec) từ Mặt Trời.[1]

Delta Ursae Majoris
Diagram showing star positions and boundaries of the Ursa Major constellation and its surroundings
Diagram showing star positions and boundaries of the Ursa Major constellation and its surroundings
Vị trí của δ Ursae Majoris (vòng tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Đại Hùng
Xích kinh 12h 15m 25,56063s[1]
Xích vĩ +57° 01′ 57,4156″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +3.312[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổA3 V[3]
Chỉ mục màu U-B+0,067[2]
Chỉ mục màu B-V+0,075[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)-20,2[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +104,11[1] mas/năm
Dec.: 7,30[1] mas/năm
Thị sai (π)40,51 ± 0,15[1] mas
Khoảng cách80,5 ± 0,3 ly
(24,69 ± 0,09 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)+1,39[5]
Chi tiết
Khối lượng1,63[6] M
Bán kính1,4[7] R
Độ sáng14[7] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)4,49[7] cgs
Nhiệt độ9.480±570[7] K
Tốc độ tự quay (v sin i)233[8] km/s
Tuổi0,3[9] Gyr
Tên gọi khác
Megrez, δ Ursae Majoris, δ UMa, Delta UMa, 69 Ursae Majoris, BD+57 1363, CCDM J12155+5702A, FK5 456, GC 16736, HD 106591, HIP 59774, HR 4660, IDS 12105+5735 A, PPM 33469, SAO 28315, WDS J12154+5702A.[10]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Thuộc tính sao sửa

 
Bắc Đẩu với Delta Ursae Majoris.

Delta Ursae Majoris có khối lượng lớn hơn 63% so với Mặt Trời[6] và gấp khoảng 1,4 lần bán kính của Mặt Trời.[7] Nó là ngôi sao thuộc nhóm A3 V,[3] nghĩa là nó là một sao dãy chính loại A đang tạo ra năng lượng ở lõi của nó thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân của hydro. Nó tỏa sáng gấp 14 lần độ sáng của Mặt Trời,[7] với năng lượng này được phát ra từ lớp vỏ ngoài của nó ở nhiệt độ hiệu dụng là 9,480 K.[7] Điều này mang lại cho nó màu sắc trắng đặc trưng của một ngôi sao loại A.[13]

Ngôi sao này có lượng phát xạ hồng ngoại quá mức, cho thấy sự hiện diện của vật chất bao quanh sao. Điều này tạo thành một đĩa mảnh vụn xung quanh bán kính quỹ đạo khoảng 16 đơn vị thiên văn từ ngôi sao. Bán kính này nhỏ bất thường đối với tuổi ước tính của đĩa, điều này có thể được giải thích bằng lực cản từ hiệu ứng Poynting-Robertson khiến bụi xoắn vào bên trong.[9]

Nó có hai sao đồng hành mờ nhạt, một sao cấp 10 và một sao cấp 11, cả hai đều có sự chia tách góc 2 phút cung từ ngôi sao chính.[14]

Delta Ursae Majoris là một thành viên nằm ngoài rìa của nhóm di chuyển Đại Hùng, một quần hợp sao của các ngôi sao có chung một chuyển động trong không gian và có khả năng hình thành trong cùng một đám mây phân tử. Các thành phần vận tốc không gian của Delta Ursae Majoris trong hệ tọa độ thiên hà là [U, V, W] = [+15,35, +1,17, -11,52] km s−1.[15]

Danh pháp sửa

 
Tiêu bản trong sách của Sydney Hall mô tả các ngôi sao của Đại Hùng.

δ Ursae Majoris (được Latin hóa thành Delta Ursae Majoris) là định danh Bayer của ngôi sao này.

Nó mang tên gọi truyền thống Megrez /ˈmɛɡrɛz/ và tên gọi lịch sử Kaffa. Megrez xuất phát từ tiếng Ả Rập: المغرزal-maghriz nghĩa là 'khấu [đuôi gấu]'. Paul Kunitzch đã không thể tìm thấy bất kỳ manh mối nào về nguồn gốc của tên gọi Kaffa, xuất hiện trong một ấn phẩm năm 1951, Atlas Coeli (Tập bản đồ bầu trời của Skalnaté Pleso, Atlas Coeli Skalnaté Pleso) của nhà thiên văn học người Séc Antonín Bečvář.[16]

Người Hindu biết ngôi sao này là Atri, một trong thất hiền.[17]

Trong thiên văn học Trung Quốc, 北斗 (Běi Dǒu, Bắc Đẩu), là một phần của Tử Vi viên, nói đến một khoảnh sao tương đương với nhóm sao Bắc Đẩu (Gàu sòng, Gấu lớn). Do đó, tên tiếng Trung của Delta Ursae Majoris là 北斗四 (Běi Dǒu sì, Bắc Đẩu tứ) và 天權 (Tiān Quán, Thiên Quyền).[18]

Tên ăn theo sửa

USS Megrez (AK-126) là tàu chở hàng lớp Crater của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên của ngôi sao.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c d Oja, T., “UBV photometry of stars whose positions are accurately known. III”, Astronomy and Astrophysics Supplement Series, 65 (2): 405–4
  3. ^ a b Cowley, A.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 1969), “A study of the bright A stars. I. A catalogue of spectral classifications”, Astronomical Journal, 74: 375–406, Bibcode:1969AJ.....74..375C, doi:10.1086/110819
  4. ^ Wielen, R.; và đồng nghiệp (1999), “Sixth Catalogue of Fundamental Stars (FK6). Part I. Basic fundamental stars with direct solutions”, Veröff. Astron. Rechen-Inst. Heidelb, Astronomisches Rechen-Institut Heidelberg, 35 (35), Bibcode:1999VeARI..35....1W
  5. ^ Eggen, Olin J. (tháng 8 năm 1998), “The Sirius Supercluster and Missing Mass near the Sun”, The Astronomical Journal, 116 (2): 782–788, Bibcode:1998AJ....116..782E, doi:10.1086/300465.
  6. ^ a b Shaya, Ed J.; Olling, Rob P. (tháng 1 năm 2011), “Very Wide Binaries and Other Comoving Stellar Companions: A Bayesian Analysis of the Hipparcos Catalogue”, The Astrophysical Journal Supplement, 192 (1): 2, arXiv:1007.0425, Bibcode:2011ApJS..192....2S, doi:10.1088/0067-0049/192/1/2
  7. ^ a b c d e f g Malagnini, M. L.; Morossi, C. (tháng 11 năm 1990), “Accurate absolute luminosities, effective temperatures, radii, masses and surface gravities for a selected sample of field stars”, Astronomy and Astrophysics Supplement Series, 85 (3): 1015–1019, Bibcode:1990A&AS...85.1015M
  8. ^ Royer, F.; và đồng nghiệp (2002), “Rotational velocities of A-type stars in the northern hemisphere. II. Measurement of v sin i in the northern hemisphere”, Astronomy and Astrophysics, 393 (3): 897–911, arXiv:astro-ph/0205255, Bibcode:2002A&A...393..897R, doi:10.1051/0004-6361:20020943
  9. ^ a b Wyatt, M. C.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2007), “Steady State Evolution of Debris Disks around A Stars”, The Astrophysical Journal, 663 (1): 365–382, arXiv:astro-ph/0703608, Bibcode:2007ApJ...663..365W, doi:10.1086/518404
  10. ^ “MEGREZ -- Variable Star”, SIMBAD, Centre de Données astronomiques de Strasbourg, truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2012
  11. ^ Kunitzsch, Paul; Smart, Tim (2006). A Dictionary of Modern star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations . Cambridge, Massachusetts: Sky Pub. ISBN 9781931559447.
  12. ^ “IAU Catalog of Star Names”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  13. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  14. ^ Mason, Brian D.; Wycoff, Gary L.; Hartkopf, William I.; Douglass, Geoffrey G.; Worley, Charles E. (2001). “The 2001 US Naval Observatory Double Star CD-ROM. I. The Washington Double Star Catalog”. The Astronomical Journal. 122 (6): 3466. Bibcode:2001AJ....122.3466M. doi:10.1086/323920.
  15. ^ King, Jeremy R.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2003), “Stellar Kinematic Groups. II. A Reexamination of the Membership, Activity, and Age of the Ursa Major Group”, The Astronomical Journal, 125 (4): 1980–2017, Bibcode:2003AJ....125.1980K, doi:10.1086/368241
  16. ^ Kunitzch Paul; Smart Tim (2006) [1986]. A Dictionary of Modern Star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations. Cambridge, Massachusetts: Sky Publishing Corporation. tr. 56, 62. ISBN 978-1-931559-44-7.
  17. ^ Allen, R. H. (1963). Star Names: Their Lore and Meaning . New York: Dover Publications Inc. tr. 438. ISBN 0-486-21079-0. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  18. ^ AEEA (Activities of Exhibition and Education in Astronomy) 天文教育資訊網 2006 年 6 月 15 日