Diễn văn của nhà vua
Diễn văn của nhà vua (tên gốc tiếng Anh: The King's speech) là một bộ phim diễn sử do Anh sản xuất vào năm 2010, được đạo diễn bởi Tom Hooper, kịch bản bởi David Seidler. Trong phim, Colin Firth thủ vai Vua George VI, để đối phó với chứng nói lắp đã tìm đến Lionel Logue, một nhà trị liệu về ngôn ngữ và phát âm do Geoffrey Rush đóng. Hai người đã trở thành bạn bè khi họ làm việc cùng nhau, và sau sự kiện anh ông thoái vị, nhà vua mới lên ngôi phải nhờ đến sự trợ giúp của Lionel để có thể đọc bài phát thanh vô tuyến thời chiến đầu tiên về sự kiện Anh tuyên chiến với Đức năm 1939.
Diễn văn của nhà vua
| |
---|---|
Poster phim | |
Đạo diễn | Tom Hooper |
Tác giả | David Seidler |
Sản xuất | Iain Canning Emile Sherman Gareth Unwin Geoffrey Rush |
Diễn viên | Colin Firth Geoffrey Rush Helena Bonham Carter |
Quay phim | Danny Cohen |
Dựng phim | Tariq Anwar |
Âm nhạc | Alexandre Desplat |
Phát hành | The Weinstein Company (USA) Momentum Pictures (UK) |
Công chiếu |
|
Thời lượng | 118 phút |
Quốc gia | United Kingdom[1] |
Ngôn ngữ | English |
Kinh phí | 15 triệu đô la Mỹ |
Doanh thu | 414,211,549 đô la Mỹ[2] |
Các thước phim cơ bản được quay ở Anh trong khoảng từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010. Công chiếu tại Anh vào 7 tháng 1 năm 2011, bộ phim là một thành công lớn cả về doanh thu lẫn phê bình. Từ 15 triệu đô la kinh phí, nó thu về hơn 400 triệu đô la doanh thu trên toàn thế giới. Bộ phim đã nhận được nhiều đề cử và giải thưởng, tiêu biểu có giải Quả cầu vàng cho nam diễn viên điện ảnh xuất sắc nhất – kịch (Colin Firth) và 4 giải Oscar cho Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất (Hooper), Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Firth), Kịch bản gốc xuất sắc nhất (Seidler).
Nội dung
sửaBộ phim kể về vua George VI của Anh, người mắc tật nói lắp từ nhỏ. Sau bài phát biểu kết thúc Triển lãm Hoàng gia Anh tại sân vận động Wembley, George VI, lúc này vẫn còn là hoàng tử Albert, công tước York, đã hết hi vọng chữa khỏi tật của mình; nhưng vợ ngài, Elizabeth vẫn thuyết phục chồng gặp Lionel Logue, bác sĩ trị liệu người Australia, hiện đang sống tại London. Trong buổi trị liệu đầu tiên, Logue đã gọi hoàng tử là "Bertie", cái tên mà chỉ những người thân thiết nhất mới được dùng. Điều này làm hoàng tử rất tức giận. Sau đó, Logue còn thách hoàng tử vừa nghe bản nhạc "The Marriage of Figaro", vừa nhắc lại trôi chảy câu nói nổi tiếng trong Hamlet "To be, or not to be" ("Tồn tại hay không tồn tại"). Logue ghi âm lại toàn bộ. Cảm thấy tuyệt vọng, hoàng tử bỏ về. Logue đưa cho ngài bản ghi âm làm kỉ niệm.
Sau khi vua George V có bài phát biểu trên radio vào dịp Giáng sinh 1934, ngài giải thích với con trai tầm quan trọng của truyền thông với hoàng gia. Ngài quyết định truyền ngôi cho Albert, vì lo ngại người anh David (hoàng tử Edward, công tước Wales) sẽ huỷ hoại chính bản thân mình, gia đình và đất nước khi làm vua. Ngài cũng yêu cầu Albert tự tập nói, nhưng đây là một công việc rất khó khăn với hoàng tử.
Sau đó, hoàng tử Albert nghe lại bản thu âm của mình. Thật bất ngờ, trong bản thu, hoàng tử nói rất trôi chảy. Ngài quyết định đến gặp bác sĩ Logue một lần nữa. Tại nhà mình, Logue đã giúp Albert tập thở và tập thư giãn cơ, nhưng vẫn cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác của tật nói lắp. Lúc đầu, hoàng tử còn ngại ngần, nhưng sau đó đã thổ lộ những ký ức không mấy hạnh phúc của tuổi thơ, như sự lạnh lùng của người cha, việc bị ép chuyển từ thuận tay trái sang tay phải, bị đánh do chân không đứng thẳng, bị vú em đánh đập và cái chết của người em trai. Hai người dần dần trở thành đôi bạn thân thiết.
Tháng 1 năm 1936, George V băng hà, David lên thay và trở thành vua Edward VIII. David lúc này đã yêu một cô gái Mỹ, Wallis Simpson, nhưng cô vẫn là vợ hợp pháp của người khác. Trong bữa tiệc Giáng sinh tại lâu đài Balmoral, Albert chỉ ra rằng do Wallis Simpson đã có hai đời chồng, nên David, trên cương vị người đứng đầu Giáo hội Anh, không thể kết hôn dù cô ta có ly dị một lần nữa. Đáp lại, David buộc tội em trai mình đi trị liệu hòng cướp ngôi vua.
Trong buổi trị liệu tiếp theo, Albert tâm sự rằng đã nói trôi chảy hơn trước tất cả mọi người, chỉ trừ David, và cũng kể chuyện tình cảm của David với cô Wallis Simpson. Logue nói rằng Albert có thể làm vua tốt hơn David. Điều này làm cho hoàng tử rất giận dữ, vì ngài nghĩ rằng không thể cướp ngôi của anh trai mình. Tuy nhiên, cuối cùng, David đã thoái vị để lấy Simpson, nhường ngôi cho em trai. Nhà vua và hoàng hậu mới đã đến nhà Logue để xin lỗi, gây bất ngờ cho người vợ, lúc đó vẫn chưa hay biết gì về bệnh nhân của chồng.
Khi chuẩn bị cho lễ đăng quang tại tu viện Westminster, nhà vua biết được Logue là bác sĩ không bằng cấp. Khi được hỏi, Logue giải thích rằng ông đã chữa trị cho những người lính Australia bị shock sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Thấy nhà vua vẫn chưa tự tin phát biểu, Logue thản nhiên ngồi vào ghế của vua. Quá tức giận trước hành động bất kính, nhà vua đã trách mắng Logue một cách vô cùng trôi chảy.
Vào tháng 9 năm 1939, để chuẩn bị đọc lời tuyên chiến với Đức, nhà vua triệu tập Logue tới điện Buckingham. Trong suốt bài phát biểu của mình, với sự trợ giúp của vị bác sĩ, George VI đã nói rất rõ ràng, rành mạch. Thậm chí, đến phần cuối, nhà vua gần như không cần sự trợ giúp của Logue nữa. Kết thúc bài nói, nhà vua cùng gia đình bước ra ban công của cung điện, nhận được sự ngợi khen nhiệt tình của dân chúng.
Trong suốt cuộc chiến tranh thế giới, Logue luôn sát cánh bên vua George VI. Họ vẫn là bạn thân cho đến hết cuộc đời.
Phân vai
sửa- Colin Firth trong vai Prince Albert, Công tước York / Vua George VI
- Helena Bonham Carter trong vai Elizabeth, Công nương York / Hoàng hậu Elizabeth
- Geoffrey Rush trong vai Lionel Logue
- Guy Pearce trong vai Edward, Hoàng tử xứ Wales / Vua Edward VIII
- Michael Gambon trong vai Vua George V
- Timothy Spall trong vai Winston Churchill
- Jennifer Ehle trong vai Myrtle Logue
- Derek Jacobi trong vai Cosmo Gordon Lang (Archbishop of Canterbury)
- Anthony Andrews trong vai Stanley Baldwin
- Eve Best trong vai Wallis Simpson
- Freya Wilson trong vai Công chúa Elizabeth
- Ramona Marquez trong vai Công chúa Margaret
- Claire Bloom trong vai Nữ hoàng Mary
- Tom Hooper cameo trong vai kĩ sư radio
Sản xuất
sửaĐón nhận
sửaĐề cử và giải thưởng
sửaChú thích
sửa- ^ Smith, N. (ngày 28 tháng 2 năm 2011). "Oscars 2011: Film Council basks in King's Speech glory". BBC News. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011.
- ^ "The King's Speech". Box Office Mojo. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2011.
- ^ Nominees for the 83rd Academy Awards from oscars.org
- ^ “2010 EDA Awards Nominees”. Alliance of Women Film Journalists. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Nominees & Recipients”. American Cinema Editors. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011.
- ^ “BLACK SWAN, INCEPTION, THE KING'S SPEECH, THE SOCIAL NETWORK, and TRUE GRIT Vie for Top Honors from American Society of Cinematographers”. American Society of Cinematographers. ngày 10 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2011. Chú thích có tham số trống không rõ:
|3=
(trợ giúp) - ^ “Nominations for 2010: Feature Film • Television & Commercial Awards”. Art Directors Guild. ngày 5 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2011. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ “2010 Awards”. Austin Film Critics Association. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011.
- ^ http://bifa.org.uk/news/winners-announced-13th-moët-british-independent-film-awards
- ^ “THE 16th CRITICS' CHOICE MOVIE AWARDS NOMINEES”. Broadcast Film Critics Association. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2010.
- ^ http://www.cofca.org/awards.php
- ^ “Chicago Film Critics Awards - 2008-2010”. Chicago Film Critics Association. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Articles & Videos”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2012. Truy cập 11 tháng 10 năm 2015.
- ^ “DFW Film Crix, Very Social at Year's End”. Dallas Observer. ngày 17 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Denver Film Critics Society”. Denver Film Critics Society. Truy cập 11 tháng 10 năm 2015.
- ^ “DETROIT FILM CRITICS SOCIETY ANNOUNCES THE BEST OF 2010 NOMINATIONS AND WINNERS!”. Detroit Film Critics Society. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Directors Guild Award Winners Announced”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Natalie Portman, Colin Firth, Melissa Leo, Christian Bale: Florida Film Critics' Winners”. Alt Film Guide. ngày 20 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.
- ^ http://www.empireonline.com/awards2011/vote/
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Nominees”. Golden Globe Award. ngày 14 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Home”. Houston Film Critics Society. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Nominees”. Independent Spirit Awards. ngày 30 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Carlos, Social Network lead ICS nominees”. Awards Daily. ngày 23 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
- ^ “International Film Music Critics Association nominations”. Awards Daily. ngày 11 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Iowa Film Critics Awards”. Awards Daily. ngày 13 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
- ^ “The Las Vegas Film Critics Society Awards”. Awards Daily. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2010.
- ^ “London Film Critics Circle – Social Network Wins Top Awards”. Awards Daily. ngày 10 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2011.
- ^ “36TH ANNUAL LOS ANGELES FILM CRITICS ASSOCIATION AWARDS”. Los Angeles Film Critics Association. ngày 12 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2010.
- ^ “New York Film Critics Name 'Social Network' Best Film of 2010”. The Hollywood Reporter. ngày 13 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Best of 2010 from the NTFCA”. North Texas Film Critics Association. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011.
- ^ “2010 Online Film Critics Society Award Nominees”. Online Film Critics Society. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Phoenix Film Critics Name THE KINGS SPEECH Best Film of 2010”. Phoenix Film Critics Society. ngày 28 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
- ^ “PRODUCERS GUILD OF AMERICA ANNOUNCES 2011 PRODUCERS GUILD AWARD WINNERS”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2020. Truy cập 11 tháng 10 năm 2015.
- ^ “2010 Awards”. San Diego Film Critics Society. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2010.
- ^ “The San Francisco Film Critics Pick The Social Network”. Awards Daily. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Oscar Academy Awards The King's Speech Social Network”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2011. Truy cập 11 tháng 10 năm 2015.
- ^ “15th Satellite Awards to be held ngày 19 tháng 12 năm 2010 in Los Angeles”. Satellite Awards. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2010.
- ^ “The 17th Annual Screen Actors Guild Awards”. Screen Actors Guild. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2010.
- ^ “THE SOCIAL NETWORK Tops Southeastern Film Critics Awards”. Alternative Film Guide. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2010.
- ^ “St. Louis Film Critics Nominations 2010: THE SOCIAL NETWORK, THE KING'S SPEECH, BLACK SWAN”. Alternative Film Guide. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2010.
- ^ “TFCA Names "The Social Network" Best Picture of 2010 Winners”. Toronto Film Critics Association. ngày 14 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2010.
- ^ “2010 Utah Film Critics Association Awards”. Awards Daily. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Vancouver Film Critics Circle nominees”. Awards Daily. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2011.
- ^ “2010 WAFCA Winners”. Washington D.C. Area Film Critics Association. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2010.
Liên kết ngoài
sửaWikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
Wikinews có tin tức ngoại ngữ liên quan đến bài: The King's Speech wins People's Choice Award at 2010 Toronto Film Festival |
- Website chính thức for the film
- The King's Speech trên Internet Movie Database
- The King's Speech tại AllMovie
- Footage of King George VI stammering in the 1938 speech Lưu trữ 2011-04-06 tại Wayback Machine
- Audio recording of the titular speech at YouTube
- Audio recording of the titular speech at the BBC Archives