Diễn văn ngày 11 tháng 8 của Muhammad Ali Jinnah

Diễn văn ngày 11 tháng 8 của Muhammad Ali Jinnah là một trong những diễn văn nổi tiếng nhất của Muhammad Ali Jinnah, người sáng lập và là lãnh đạo đầu tiên của Pakistan. Nó được Jinnah đọc vào ngày 11 tháng 8 năm 1947 trước Hội đồng Lập hiến Pakistan, và nội dung của nó miêu tả khái quát viễn kiến của Jinnah về tương lai của Nhà nước Pakistan sau này. Ông đề cao một chính phủ thống nhất, toàn diện và khách quan, tự do tôn giáo, pháp quyền, và khái niệm bình đẳng trước pháp luật.[1][2]

Lãnh tụ Vĩ đại (Quaid-i-Azam Muhammad Ali Jinnah đang đọc bài diễn văn ngày 11 tháng 8 năm 1947 trước Hội đồng Lập hiến Pakistan.

Tranh cãi về vai trò của Hồi giáo sửa

Diễn văn của Jinnah có những phần nội dung nhấn mạnh về tự do tôn giáo và nhà nước thế tục. Một số đoạn lược dịch của các nội dung này như sau:

Đây là đoạn văn gây nhiều tranh cãi và nhiều vấn đề cho giới quan chức Cộng hòa Hồi giáo Pakistan cũng như giới lãnh đạo của Liên đoàn Hồi giáo, lý do là nó gây phương hại đến đặc tính và bản chất của Nhà nước Pakistan, một Nhà nước với nền tảng cốt lõi là đạo Hồi. Chính vì vậy đã có những nỗ lực nhằm kiểm duyệt và cắt bỏ phần nội dung trên, hoặc biện giải rằng đó chỉ là lời hứa nhằm trấn an cộng đồng thiểu số, hoặc cho rằng đó là "lời nói của ma quỷ" và được đưa ra khi Jinnah đang trong tình trạng sức khỏe rất yếu kém, hoặc cho rằng lời nói đó không đáng tin vì dầu sao Jinnah không phải là một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo. Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa thế tục ở Pakistan đã thường xuyên sử dụng văn kiện của Jinnah để đả phá các đảng phái Hồi giáo bảo thủ và trong nhiều trường hợp khiến phe bảo thủ phải ở thế bị động đối phó.[6] Viễn kiến của Jinnah về bản chất của Pakistan là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi tại đất nước này, ở đây mặc dù Pakistan được hình thảnh bởi phong trào của những người theo Hồi giáo[7], bản thân Jinnah từng là người đóng vai trò sứ giả của sự đoàn kết Ấn-Hồi.[8][9][10]

Vào năm 2007, kỷ niệm 60 năm ngày Jinnah đọc bài diễn văn 11 tháng 8, đại diện các cộng đồng tôn giáo thiểu số như người Ấn giáo, Kitô giáo và Sikh đã đứng ra tổ chức một cuộc tuần hành lớn tại tháp Pakistan nhằm tuyên dương và yêu cầu chính phủ thực thi các ý tưởng của Jinnah trong bài diễn văn này.[11]

Một số phản ứng của phía Ấn Độ sửa

Lal Krishna Advani, một chính trị gia cánh hữu Ấn Độ từng bị cáo buộc âm mưu ám sát Jinnah, đã có hành động khen ngợi ông này trong một chuyến thăm Pakistan và đánh giá cao bài diễn văn ngày 11 tháng 8. Tại Lăng Jinnah, Advani viết:

Phát biểu này đã gây tranh cãi và nhận nhiều chỉ trích dữ dội từ Đảng Nhân dân Ấn Độ (Bharatiya Janata Parti) mà Advani đang giữ vị trí lãnh đạo[13] vốn xem Jinnah là kẻ đã gây chia cắt đất nước Ấn Độ.

Chú thích sửa

  1. ^ Trong diễn văn, Jinnah tuyên bố người dân có quyền tự do tôn giáo, thờ phượng, chuyện tôn giáo của người dân không liên quan tới nhà nước, và không có ai bị kỳ thị và phân biệt vì đẳng cấp hay tín ngưỡng. Xem toàn bộ nội dung diễn văn tại đây Lưu trữ 2009-02-26 tại Wayback Machine
  2. ^ Syed Qasim Mehmood "Message of Quaid-e-Azam"
  3. ^ Ali, tr. 29
  4. ^ Akbar, tr. 174-175
  5. ^ Nguyên ngữ tiếng Anh: "If you will work in co-operation, forgetting the past, burying the hatchet, you are bound to succeed. If you change your past and work together in a spirit that everyone of you, no matter to what community he belongs, no matter what relations he had with you in the past, no matter what is his colour, caste or creed, is first, second and last a citizen of this State with equal rights, privileges, and obligations, there will be on end to the progress you will make... We should begin to work in that spirit and in course of time all these angularities of the majority and minority communities, the Hindu community and the Muslim community, because even as regards Muslims you have Pathans, Punjabis, Shias, Sunnis and so on, and among the Hindus you have Brahmins, Vashnavas, Khatris, also Bengalis, Madrasis and so on, will vanish. Indeed if you ask me, this has been the biggest hindrance in the way of India to attain the freedom and independence and but for this we would have been free people long long ago...You are free; you are free to go to your temples, you are free to go to your mosques or to any other place or worship in this State of Pakistan. You may belong to any religion or caste or creed that has nothing to do with the business of the State...We are starting in the days where there is no discrimination, no distinction between one community and another, no discrimination between one caste or creed and another. We are starting with this fundamental principle that we are all citizens and equal citizens of one State...Now I think we should keep that in front of us as our ideal and you will find that in course of time Hindus would cease to be Hindus and Muslims would cease to be Muslims, not in the religious sense, because that is the personal faith of each individual, but in the political sense as citizens of the State."
  6. ^ Ali, tr. 29-30
  7. ^ Ian Bryant Wells, Ambassador of Hindu Muslim Unity
  8. ^ Official website, Government of Pakistan. "The Statesman: Jinnah's differences with the Congress". Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2006.
  9. ^ Stanley Wolpert "Jinnah of Pakistan" Oxford University Press
  10. ^ Ajeet Javed "Secular and Nationalist Jinnah" Jawaharlal Nehru University Press
  11. ^ “Pakistani minorities to stage mass rally for equal rights”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2014.
  12. ^ Divided We Stand: India in a Time of Coalitions, tr. 234. Nguyên ngữ tiếng Anh: "There are many people who leave an irreversible stamp on history. But there are few who actually create history. Qaed-e-Azam Mohammed Ali Jinnah was one such rare individual. In his early years, leading luminary of freedom struggle Sarojini Naidu described Jinnah as an ambassador of Hindu-Muslim unity. His address to the Constituent Assembly of Pakistan on ngày 11 tháng 8 năm 1947 is really a classic and a forceful espousal of a secular state in which every citizen would be free to follow his own religion. The State shall make no distinction between the citizens on the grounds of faith. My respectful homage to this great man."
  13. ^ K Advani resigns for 3rd time in 8 years, once over row on Jinnah remark sboard

Tham khảo sửa

  • Mubarak Ali. Pakistan in Search for Identity. Aakar Books. Delhi, 2011.
  • Akbar S. Ahmed. Jinnah, Pakistan and Islamic Identity: The Search for Saladin. Routledge. Luân Đôn & New York, 1997.

Liên kết ngoài sửa