Di Trạch là một thuộc huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Di Trạch
Xã Di Trạch
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnHoài Đức
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLý Tiến Quy
Chủ tịch HĐNDNguyễn Hữu Phương
Bí thư Đảng ủyNguyễn Hữu Phương
Địa lý
Tọa độ: 21°02′46″B 105°43′6″Đ / 21,04611°B 105,71833°Đ / 21.04611; 105.71833
Di Trạch trên bản đồ Hà Nội
Di Trạch
Di Trạch
Vị trí xã Di Trạch trên bản đồ Hà Nội
Di Trạch trên bản đồ Việt Nam
Di Trạch
Di Trạch
Vị trí xã Di Trạch trên bản đồ Việt Nam
Diện tích2,83 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng9.600 người[2]
Mật độ3.392 người/km²
Dân tộcHầu hết là Kinh
Khác
Mã hành chính09844[3]

Xã Di Trạch có diện tích 2,83 km², dân số năm 1999 là 5.097 người,[1] mật độ dân số đạt 1.801 người/km².

Địa giới hành chính sửa

Làng Di Trạch sửa

Di Trạch là một làng quê khá trù phú của Hoài Đức cách Trung tâm Hà Nội 15 Km. Có đường liên huyện đi Sơn Đồng - Vân Canh; đường quốc lộ Hà Nội - Sơn Tây.

Xã Di Trạch xưa gọi là hệ Nhĩ Bản, Làng Di Ái hay còn gọi là kẻ Ải - Phủ Quốc Oai - Trấn Sơn Tây. Di Trạch là làng cổ đã tồn tại hàng nghìn năm. Theo lịch sử, Làng Di Ái xuất hiện từ rất lâu, khi mới thành lập có hai xóm là Xóm Ải và Xóm Dền, sau mở rộng Làng có thêm xóm Đa, xóm Dậu và xóm Vực. Thời Nguyễn, làng có tên là xã Di Trạch - thuộc Tổng Kim Thìa - huyện Đan Phượng - phủ Quốc Oai - tỉnh Sơn Tây. Sau nhiều lần tách hợp từ ngày 1/8/2008 địa giới xã Di Trạch lại trở về với Thủ đô Hà Nội.

Xã nằm phía Đông huyện Hoài Đức; phía Nam giáp thôn Hậu Ái - Vân Canh; phía Tây giáp thôn Đại Tự - Kim Chung; phía Bắc giáp thôn Lai Xá - Kim Chung; phía Đông giáp thôn Tu Hoàng - Xuân Phương. Di Trạch là nơi quần cư đông đúc, buôn bán phái triển. Đến 31/12/2009 xã có trên 6200 người; diện tích tự nhiên là 267,7ha

Đình Làng Di Trạch đã được xếp hạng Di tích Văn hóa lịch sử. Đình làng nằm tại địa phận thôn Dền và Ải thờ Lý Bí (Lý Nam Đế) người có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương lập lên nước Vạn Xuân năm 544. Hàng năm cứ vào dịp 10/2 âm lịch dân làng Di Trạch mở hội để tỏ lòng tôn kính Thánh Lý Bí.

Bên cạnh đó 5 xóm của Di Trạch đều có chùa, chùa di trạch có kiến trúc độc đáo làng quê bắc bộ, còn lưu giữ được nhiều giá trị khảo cổ. Sau những năm chiến tranh, các ngôi chùa đều bị hư hại nặng, đặc biệt là chùa Dậu đã bị bom Mỹ phá hủy gần như hoàn toàn. Người dân Di Trạch đã góp công góp của tôn tạo, chính vì vậy cả năm chùa đều khang trang, tôn nghiêm như ngày hôm nay.

Chú thích sửa

  1. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (14 tháng 1 năm 2022). “Thông báo 54/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 đến 14/01/2022”. LuatVietnam.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo sửa