Di chỉ khảo cổ Keilor

Di chỉ khảo cổ Keilor hay di chỉ Keilor là một trong số những địa điểm đầu tiên để chứng minh về sự chiếm lĩnh của thổ dân Úc thời cổ đại khi một hộp sọ được khai quật vào năm 1940 và được định tuổi gần 15 Ka (Kilo annum, ngàn năm).

Di chỉ khảo cổ Keilor
Map showing the location of Di chỉ khảo cổ Keilor
Map showing the location of Di chỉ khảo cổ Keilor
Keilor, Victoria,  Úc
Tọa độ37°42′15″N 144°50′16″Đ / 37,70417°N 144,83778°Đ / -37.70417; 144.83778
Khám phá1940

Những nghiên cứu tiếp theo về thềm bồi tích Pleistocen tiết lộ các lò bếp khoảng 31 Ka BP, cho thấy Keilor là một trong những địa điểm sớm nhất của con người sinh sống tại Úc. Di cốt của động vật cỡ lớn cũng gợi ý rằng thổ dân có thể đã săn bắt thú.[1]

Phát hiện sửa

Di chỉ tọa lạc tại hợp lưu của Dry Creek và sông Maribyrnong, 1,5 km về phía bắc của Keilor, Victoria, Australia ở tọa độ 37°42'15"S 144°50'16" E. Di chỉ đã được phát hiện khi các đồ tạo tác lộ ra tại mỏ đá cát, do việc tăng xói lở thềm sông do nước thải từ sân bay Tullamarine mới mở gần đây.

Các hộp sọ Keilor được James White phát hiện tháng 10 năm 1940, khi khai quật một tầng cát gần đường giao nhau của sông Maribyrnong và Dry Creek, khoảng 2 km về phía bắc của Keilor[2]. Nhà khảo cổ học Sandor Alexander Gallus là người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của thềm sông, và trong những năm 1960 và 70 [3] đã khai quật các di chỉ với các đội đến từ Hội Khảo cổ học Victoria, Khảo sát Khảo cổ học VictoriaĐại học La Trobe, tập trung vào lớp địa tầng dưới, được gọi là lớp sét D (D-Clay) và các phù sa cổ của Dry Creek nằm dưới.

Định tuổi sửa

Các hộp sọ Keilor đã được định tuổi bằng cacbon-14 cho ra tuổi ở giữa 12 và 14 Ka BP.[3][4] Các nghiên cứu tiếp theo của địa mạo địa phương đã xác định ba thành tạo thềm trên bờ sông Maribyrnong, thể hiện sự liên quan đến thay đổi mực nước biển trong 150 Ka vừa qua. Năm 1953 Gill E. D. từ Bảo tàng Quốc gia Victoria tính tuổi hộp sọ được khoảng 14,7 Ka BP, sử dụng định tuổi C-14 và phân tích flo-phosphate. Gallus khai quật một lò bếp trong năm 1971, và định tuổi C-14 các tro than cho ra tuổi khoảng 31 Ka BP, làm Keilor một trong những địa sớm nhất của con người sinh sống tại Úc.

Xương của các động vật cỡ lớn đã tuyệt chủng tìm thấy tại di chỉ được đánh giá là có tuổi cỡ 20 Ka BP, mặc dù là có vấn đề quanh việc định tuổi xương. Tuy nhiên di chỉ tiếp tục là đề tài tranh luận liên quan đến động vật cỡ lớn tuyệt chủng.

Tham khảo sửa

  1. ^ Duncan, Jacqui, Megafauna at Keilor and the timing of their extinction. Australian Archaeology No 53 (2001)
  2. ^ Mahony D. J. 1943. The Keilor skull: geological evidence of antiquity. Memoirs of the National Museum of Victoria 13, p. 79-82.
  3. ^ a b Gary Presland, Keilor Archaeological Site, eMelbourne website.
  4. ^ Peter Brown, The Keilor Cranium. Peter Brown's Australian and Asian Palaeoanthropology.

Xem thêm sửa

  • Coutts, P.J.F. & Cochrane, R.M. The Keilor archaeological area Government Printer Melbourne, 1977.
  • Macintosh, N. W. G. and Barker, B. C. W. 1965. The osteology of Aboriginal Man in Tasmania. Oceania Monographs No. 12, Sydney.
  • Mahony, D. J. 1943. The Keilor skull: geological evidence of antiquity. Memoirs of the National Museum of Victoria 13:79-82.
  • Pardoe, C. 1991. Isolation and evolution in Tasmania. Current Anthropology 31:1-21.
  • Pietrusewsky, M. 1984. Metric and non-metric cranial variation in Australian Aboriginal populations compared with populations from the Pacific and Asia. Occasional papers in human biology 3:1-113.
  • Simmons, S. and Ossa, P.P. 1978. Interim report on the Keilor excavation, May 1978. Records of the Victorian Archaeological Survey 8:63-66.
  • Weidenreich, F. 1945. The Keilor skull: a Wadjak type from south-east Australia. American Journal of Physical Anthropology 3:225-236.

Liên kết ngoài sửa