Di sản thế giới hỗn hợp

(Đổi hướng từ Di sản hỗn hợp)

Di sản thế giới hỗn hợp (hay cảnh quan văn hóa thế giới) là một loại di sản thế giới kép, đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Một địa danh được công nhận là di sản thế giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa (tiêu chuẩn i,ii,iii,iv,v,vi) và một tiêu chí về di sản thiên nhiên (tiêu chuẩn vii,viii,ix,x).[1][2]

Quần thể danh thắng Tràng An hiện là di sản thế giới hỗn hợp duy nhất ở Việt Nam

Tổng quan sửa

Tính đến hết năm 2023, UNESCO đã công nhận 40 di sản hỗn hợp trên tổng số 1172 di sản thế giới. Số lượng di sản hỗn hợp chỉ chiếm khoảng ~3,4% số lượng di sản thế giới. Nhiều di sản hỗn hợp từng được UNESCO công nhận từ 2 lần trở lên do bổ sung thêm tiêu chuẩn hoặc mở rộng diện tích. Chính là bởi trước khi trở thành di sản thế giới hỗn hợp, nhiều khu vực đã là một di sản thiên nhiên thế giới (như Khu bảo tồn Ngorongoro, Ohrid, Tassili n'Ajjer, Vườn quốc gia Tongariro) hoặc di sản văn hóa thế giới (như núi Thái Sơn, Thành cổ Maya và rừng Calakmul).

Trung QuốcÚc là hai quốc gia có số lượng di sản hỗn hợp nhiều nhất với 4 địa điểm, tiếp theo là Peru, Mexico, Hy Lạp, Tây Ban NhaThổ Nhĩ Kỳ với hai địa điểm. Vùng hoang dã ở Tasmania của Úc và Thái Sơn của Trung Quốc là 2 di sản thế giới kép đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nhất (7 tiêu chuẩn); trong khi đó, Vách đá Bandiagara; Tehuacán-Cuicatlán; ParatyIlha Grande-Văn hóa và Đa dạng sinh học; Vùng các hồ Willandra lại là 4 di sản hỗn hợp đạt ít tiêu chuẩn nhất (với chỉ 1 tiêu chuẩn về văn hóa và 1 tiêu chuẩn về thiên nhiên). Có hai di sản xuyên quốc gia là Pyrénées-Mont PerduKhu bảo tồn xuyên biên giới Maloti-Drakensberg. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) hiện là di sản hỗn hợp duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.[3]

Danh sách các di sản kép sửa

Tên di sản hỗn hợp Quốc gia Năm công nhận Tiêu chuẩn văn hóa Tiêu chuẩn tự nhiên
Khu bảo tồn Ngorongoro Tanzania 1979 (iv) (vii),(viii),(ix),(x)
Ohrid Macedonia 1979 (i),(iii),(iv) (vii)
Vườn quốc gia Tikal Guatemala 1979 (i),(iii),(iv) (ix),(x)
Vùng các hồ Willandra Úc 1981 (iii) (viii)
Vườn quốc gia Kakadu Úc 1981 (i),(vi) (vii),(ix),(x)
Vùng hoang dã ở Tasmania Úc 1982 (iii),(iv),(vi) (vii),(viii),(ix),(x)
Khu bảo tồn lịch sử Machu Picchu Peru 1983 (i),(iii) (vii),(ix)
Vườn quốc gia Göreme và khu núi đá Cappadocia Thổ Nhĩ Kỳ 1985 (i),(iii),(v) (vii)
St Kilda Anh 1986 (iii),(v),(vii) (ix),(x)
Thái Sơn Trung Quốc 1987 (i),(ii),(iii),(iv),(v) (vi),(vii)
Vườn quốc gia Uluru-Kata Tjuta Úc 1987 (v),(vi) (vii),(viii)
Hierapolis-Pamukkale Thổ Nhĩ Kỳ 1988 (iii),(iv) (vii)
Metéora Hy Lạp 1988 (i),(ii),(iv),(v) (vii)
Núi Athos Hy Lạp 1988 (i),(ii),(iv),(v),(vi) (vii)
Vách đá Bandiagara Mali 1989 (v) (vii)
Hoàng Sơn Trung Quốc 1990 (ii) (vii),(x)
Vườn quốc gia Rio Abiseo Peru 1990 (iii),(vii) (ix),(x)
Vườn quốc gia Tongariro New Zealand 1990 (vi) (vii),(viii)
Tassili n'Ajjer Algeria 1992 (i),(iii) (vii),(viii)
Nga Mi Sơn cùng Lạc Sơn Đại Phật Trung Quốc 1996 (iv),(vi) (x)
Vùng đất Laponia Thụy Điển 1996 (iii),(v) (vii),(viii),(ix)
Pyrénées-Mont Perdu PhápTây Ban Nha 1997 (iii),(iv),(v) (vii),(viii)
Khu đa dạng sinh học ở Ibiza Tây Ban Nha 1999 (ii),(iii),(iv) (ix),(x)
Khu thắng cảnh Vũ Di Sơn Trung Quốc 1999 (iii),(vi) (vii),(x)
Khu bảo tồn xuyên biên giới Maloti-Drakensberg Nam PhiLesotho 2000 (i),(iii) (vii),(x)
Cảnh quan văn hóa và hệ sinh thái Lope-Okanda Gabon 2007 (iii),(iv) (ix),(x)
Papahānaumokuākea Hoa Kỳ 2010 (iii),(vi) (viii),(ix),(x)
Khu bảo tồn Wadi Rum Jordan 2011 (iii),(v) (vii)
Quần đảo nam Palau Palau 2012 (iii),(v) (vii),(ix),(x)
Thành phố cổ đại của người Maya và Các khu bảo vệ rừng nhiệt đới của Calakmul Mexico 2014 (i),(ii),(iii),(iv) (ix),(x)
Quần thể danh thắng Tràng An Việt Nam 2014 (v) (vii),(viii)
Các dãy núi BlueJohn Crow Jamaica 2015 (iii) (vi),(x)
Vườn quốc gia Khangchendzonga Ấn Độ 2016 (iii),(vi) (vii),(x)
Khối núi Ennedi: Cảnh quan văn hóa và thiên nhiên Tchad 2016 (iii) (vii),(ix)
Ahwar Nam Iraq: Khu bảo vệ đa dạng sinh học và Quang cảnh sót lại của các thành phố Lưỡng Hà Iraq 2016 (iii),(v) (ix),(x)
Tehuacán-Cuicatlán: Nơi sinh sống ban đầu của nền văn minh Mesoamerica Mexico 2018 (iv) (x)
Pimachiowin Aki Canada 2018 (iii), (vi) (ix)
Vườn quốc gia Chiribiquete Colombia 2018 (iii) (ix),(x)
ParatyIlha Grande-Văn hóa và Đa dạng sinh học Brasil 2019 (v) (x)
Cảnh quan thiên nhiên - văn hóa vùng Ohrid Brasil 2019 (i), (iii), (iv) (vii)

Hình ảnh sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu Di sản thế giới
  2. ^ Nghị định quy định bảo vệ quản lý bền vững di sản văn hóa thiên nhiên thế giới ở Việt Nam
  3. ^ “Tràng An chính thức được công nhận di sản văn hoá thế giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.