Doris Lessing CH OBE (sinh Doris May Tayler tại Kermanshah, Ba Tư[1], ngày 22 tháng 10 năm 1919[2]17 tháng 11 năm 2013) là một nhà văn Anh đoạt giải Nobel và là tác giả của các tác phẩm và tiểu thuyết như The Grass is Singing (Cỏ hát)The Golden Notebook (Cuốn sổ vàng).

Doris Lessing
Doris Lessing tại Köln, năm 2006
Doris Lessing tại Köln, năm 2006
Sinh(1919-10-22)22 tháng 10 năm 1919
Kermanshah,
Ba Tư
Mất17 tháng 11 năm 2013(2013-11-17) (94 tuổi)
Luân Đôn, Anh
Nghề nghiệpNhà văn
Quốc tịch Anh Quốc
Trào lưuThuyết nam nữ bình quyền, Chủ nghĩa hiện đại, Khoa học giả tưởng
Giải thưởng nổi bậtGiải Médicis cho tiểu thuyết nước ngoài (1976)
Giải Nobel Văn học (2008)


Trang web
http://www.dorislessing.org/ Doris Lessing: A Retrospective

Năm 2007, Lessing được trao giải Nobel Văn học. Bà được Viện Hàn lâm Thụy Điển mô tả là một "người viết sử thi của sự trải nghiệm phụ nữ, đầy nghi hoặc, nhiệt huyết có sức khôn ngoan, chín chắn để chinh phục nền văn minh phân hóa đến mức kỹ lưỡng" ("that epicist of the female experience, who with scepticism, fire and visionary power has subjected a divided civilisation to scrutiny")[3]. Lessing là người phụ nữ thứ 11 đoạt giải thưởng này trong 106 năm lịch sử giải Nobel[4][5].

Tiểu sử sửa

Lessing sinh ra trong một gia đình cha là đại úy Alfred Tayler và mẹ là Emily Maude Tayler (nhũ danh McVeagh), cả hai là người Anh và có quốc tịch Anh[6]. Cha cô, người bị cụt một chân khi đang phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, gặp người vợ tương lai của mình, một y tá, tại Bệnh viện Miễn phí Hoàng gia nơi ông đang hồi sức sau phẫu thuật cắt cụt[7][8].

Alfred Tayler dời gia đình đến Kermanshah, ở Ba Tư (ngày nay là Iran), để làm viên thư ký cho Ngân hàng Đế quốc Ba Tư và tại đây Doris Lessing đã chào đời năm 1919[9][10]. Sau đó gia đình họ đã dời đến Nam Rhodesia (thuộc địa Anh, ngày nay là Zimbabwe) năm 1925 để làm nông trang trồng bắp, khi cha của Lessing mua khoảng 1000 mẫu đất. Mẹ của Lessing cố sống một cuộc sống theo phong cách Edwardian ở môi trường khắc nghiệt. Nông trại đã không thành công và không mang lại lợi tức như họ mong đợi[2].

Lessing theo học tại Trường Trung học Tu viện Dominica, một trường toàn nữ tu viện Công giáo La Mã ở Salisbury (ngày nay là Harare)[11]. Lessing bỏ học năm lên 13, và sau đó tự học. Cô rời nhà năm lên 15 và làm một người giữ trẻ, và vào thời này Lessing bắt đầu đọc các tác phẩm về chính trị họcxã hội học mà người thuê cô đã đưa cho cô[8]. Cô bắt đầu viết khoảng trong giai đoạn này. Năm 1937, Lessing đến Salisbury làm một tổng đài viên, và cô sớm kết hôn với người chồng đầu tiên, Frank Wisdom. Họ có với nhau 2 người con trước khi cuộc hôn nhân đổ vỡ năm 1943[8].

Sau cuộc ly hôn, Lessing đã tham gia Câu lạc bộ Left Book, một câu lạc bộ sách chủ nghĩa xã hội, và ở đây bà đã gặp người chồng thứ hai của mình, Gottfried Lessing. Họ đã kết hôn ngay sau khi bà gia nhập câu lạc bộ và họ đã có với nhau một người con trước khi cuộc hôn phối kết thúc bằng ly hôn năm 1949. Gottfried Lessing sau này trở thành đại sứ Đông Đức tại Uganda, nhưng đã bị những người nổi dậy chống lại Idi Amin Dada giết chết một cách tình cờ[8]. Lessing đã đến London với con trai út của bà năm 1949 và vào thời điểm này, tiểu thuyết đầu tiên của bà, The Grass Is Singing, đã được xuất bản[2]. Tác phẩm đột phá của bà là The Golden Notebook viết năm 1962[10].

Năm 1954, bà đoạt Giải Somerset Maugham. Năm 1984 bà đã cố gắng xuất bản hai tiểu thuyết dưới một bút danh, Jane Somers, biểu lộ sự khó khăn của các tác giả mới phải đối mặt khi muốn tác phẩm của mình được in. Các tiểu thuyết đã bị nhà xuất bản của Lessing ở Anh Quốc từ chối nhưng lại được Knopf ở Mỹ chấp nhận[12]. Năm 1981 bà được trao Giải quốc gia Áo cho Văn học châu Âu.

Bà đã từ chối nhận sắc phong Dame, nhưng đã chấp nhận một Companion of Honour cuối năm 1999 cho sự "phục vụ quốc gia đáng chú ý"[13]. She has also been made a Companion of Literature by the Royal Society of Literature[14]. Ngày 11 tháng 10 năm 2007, Lessing đã được thông báo là người đoạt giải Nobel Văn học[15]. Vào độ tuổi 87, bà là người cao tuổi nhất nhận giải Nobel văn chương về bất cứ thể loại nào[16].

Danh ngôn sửa

  • "Đó mới thực sự là học. Bạn sẽ đột nhiên hiểu theo một cách mới mẻ điều gì đó mà bạn đã biết trong suốt cuộc đời" (Doris Lessing)[17]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Guardian Unlimited: Doris Lessing”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  2. ^ a b c “Biography”. A Reader's Guide to The Golden Notebook & Under My Skin. HarperCollins. 1995. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  3. ^ “NobelPrize.org”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ Sarah Crown. Doris Lessing wins Nobel prize. The Guardian. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2007.
  5. ^ Editors at BBC. Author Lessing wins Nobel honour. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2007.
  6. ^ Hazelton, Lesley (ngày 11 tháng 10 năm 2007). “`Golden Notebook' Author Lessing Wins Nobel Prize”. Bloomberg. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  7. ^ Doris Lessing: A Biography by Carole Klein”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  8. ^ a b c d “Doris Lessing”. kirjasto.sci.fi. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  9. ^ Hazelton, Lesley (ngày 25 tháng 7 năm 1982). “DORIS LESSING ON FEMINISM, COMMUNISM AND 'SPACE FICTION'. The New York Times. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  10. ^ a b “Author Lessing wins Nobel honour”. BBC News Online. BBC. ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  11. ^ Carol Simpson Stern. Doris Lessing Biography. biography.jrank.org. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  12. ^ When Doris Lessing Became Jane Somers and Tricked the Publishing World (And Possibly Herself In the Process). Huffington Post. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  13. ^ “Doris Lessing interview”. Bản gốc (Audio) lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  14. ^ “Companions of Literature list”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  15. ^ “Doris Lessing Wins Nobel Prize in Literature”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  16. ^ Lessing là người lớn tuổi thứ hai nhận Giải Nobel. Raymond Davis Jr., cũng ở độ tuổi 87 khi ông nhận giải Nobel Vật lý năm 2002, cao hơn bà Lessing 5 ngày.
  17. ^ 9 Bí quyết Thành công của Triệu phú, Vikas Malkani, người dịch: Thành Khang-Phương Thúy, Nhà xuất bản Thanh Hóa, Thanh Hóa, năm 2015, trang 23

Liên kết ngoài sửa