Du Quý phi

phi tần của Càn Long Đế

Du Quý phi Hải thị (chữ Hán: 愉貴妃海氏; 16 tháng 6 năm 1714 - 9 tháng 7 năm 1792), là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. Bà được biết đến là sinh mẫu của Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ.

Thanh Cao Tông Du Quý phi
清高宗愉貴妃
Càn Long Đế Quý phi
Thông tin chung
Sinh(1714-06-16)16 tháng 6 năm 1714
Mất9 tháng 7 năm 1792(1792-07-09) (78 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng20 tháng 10 năm 1793
Phi viên tẩm của Dụ lăng
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Hậu duệVĩnh Kỳ
Tước hiệu[Cách cách; 格格]
[Thường tại; 常在]
[Quý nhân; 貴人]
[Du tần; 愉嫔]
[Du phi; 愉妃]
[Du Quý phi; 愉貴妃]
(tế văn 100 ngày)
Thân phụNgạch Nhĩ Cát Đồ

Cuộc đời sửa

Đại Thanh tần phi sửa

Du Quý phi Hải thị sinh ngày 4 tháng 5 (âm lịch) vào năm Khang Hi thứ 53 (1714), phụ thân là Viên ngoại lang Ngạch Nhĩ Cát Đồ (额尔吉图). Thông tin gia tộc của bà còn mơ hồ, chỉ biết kỳ tịch của bà là Mông Cổ Tương Lam kỳ, người Nam Uyển Hải Tử, gia tộc gọi là "Kha Lý Diệp Đặc thị" (珂里叶特氏), qua thư tịch Hán là "Hải Giai thị" (海佳氏) hay "Hải thị". Bà vào hầu Càn Long Đế khi ông còn là Bảo Thân vương, vị phân là Cách cách, tức hàng thiếp hầu có địa vị thấp trong phủ để[1].

Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Bảo Thân vương Hoằng Lịch đăng cơ, tức [Càn Long Đế].

Sang ngày 24 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, Hoàng đế đại phong phi tần, Cách cách Hải thị được phong làm Thường tại, phiên âm họ của bà trong văn bản thời Càn Long đều là họ Hải, do đó bà được gọi là [Hải Thường tại; 海常在][2][1], là bậc gần cuối của hàng ngự thiếp, chỉ trên Đáp ứng. Bấy giờ, tước vị của bà cùng Trần Thường tại là thấp nhất trong số các phi tần đã theo hầu Càn Long Đế từ Tiềm để. Năm Càn Long nguyên niên (1736), lại thăng Quý nhân[3].

Năm Càn Long thứ 6 (1741), ngày 7 tháng 2 (âm lịch), Hải thị sinh hạ Ngũ a ca Vĩnh Kỳ tại Vĩnh Hòa cung. Ngày 13 tháng 2 (âm lịch) cùng năm, chiếu tấn Du tần (愉嫔)[4]. Theo Hồng xưng thông dụng, "Du" có Mãn văn là 「Hebengge」, nghĩa là "hòa thuận", "thuận theo", "thỏa hiệp". Tháng 11 năm ấy, lấy Lễ bộ Thượng thư Nhậm Lan Chi (任兰枝) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Xuân Sơn (春山) làm Phó sứ, hành tấn phong lễ[5]. Năm thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1, Càn Long Đế chỉ dụ thăng Quý phi Cao thị làm Hoàng quý phi, đồng thời gia ân hậu cung. Nhàn phi Na Lạp thị cùng Thuần phi Tô thị tấn Quý phi, Quý nhân Ngụy thị lên Tần, còn Du tần Hải thị được sắc phong làm Phi, tức Du phi (愉妃). Lúc này cùng có vị Phi là Gia phi Kim thị - người hạ sinh Hoàng tứ tử Vĩnh Thành[6].

Ngày 17 tháng 11 (âm lịch) cùng năm ấy, mệnh Lễ bộ Thượng thư Lai Bảo (来保) làm Chính sứ, Công bộ Tả thị lang Tác Trụ (索柱) làm Phó sứ, hành sắc phong lễ[7].

Sách văn viết

Địa vị đứng đầu sửa

Khi ấy, con trai duy nhất của bà là Ngũ a ca Vĩnh Kỳ rất thông minh, đa tài đa nghệ, được Càn Long Đế tương đối xem trọng. Năm Càn Long thứ 30 (1765), tháng 11, Ngũ a ca Vĩnh Kỳ bệnh nặng không thể qua khỏi, được Càn Long Đế tấn phong làm Hòa Thạc Vinh Thân vương, chỉ ba tháng sau đó thì Vĩnh Kỳ cũng qua đời.

Du phi Hải thị nhập Tiềm để hầu hạ Càn Long Đế hơn 10 năm, bên cạnh Càn Long Đế sau khi lên ngôi hơn 50 năm, cơ hồ cùng Hoàng đế bầu bạn cả đời nhưng chỉ sinh hạ một con trai là Vĩnh Kỳ, có thể thấy không thực sự được sủng ái. Việc phong được tước Phi phần nhiều là do Càn Long Đế yêu quý Vĩnh Kỳ chứ không phải thực sự do sủng ái bà. Sau khi Vĩnh Kỳ mất, con trai duy nhất là Hoàng tôn Miên Ức cũng do Hải thị chăm sóc và chiếu cố. Ngoài ra trong năm Càn Long, con gái cả Huyện quân của Vĩnh Kỳ qua đời, con gái duy nhất Tiểu cách cách được an bài bên phòng cạnh Đoan Tắc môn (耑則門), lại còn ra chỉ dụ đích thân Hải thị cùng con dâu - Đích phúc tấn Tây Lâm Giác La thị của Vĩnh Kỳ - rất chiếu cố Tiểu cách cách. Trong số những người từng hầu hạ Càn Long Đế từ khi ông còn là Thân vương, ngoài Uyển Quý phi Trần thị, thì Hải thị là người có tư lịch lâu nhất, địa vị của Hải thị so với chúng phi tần khác cũng gọi là chắc chắn, thậm chí nếu so với những tân sủng như Đôn phi hay Thuận phi, thì địa vị của Hải thị cũng là ở trên cho dù hai người này nổi tiếng được sủng ái vào những năm cuối đời Càn Long.

Sau khi Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị cùng Khánh Quý phi Lục thị qua đời, mặc dù chưa từng được lên "Quý phi", nhưng Hải thị vẫn thường là người đứng đầu các phi tần tham gia nhiều nghi thức trọng đại với vị trí cao nhất, như dâng cơm cho Sùng Khánh Hoàng thái hậu hoặc được đảm nhiệm Thân tàm lễ. Tuy nhiên việc "đứng đầu" này không đồng nghĩa Hải thị là "Chủ nội trị" như Hoàng hậu, do việc điều phối chính thức của hậu cung đều do Nội vụ phủ đảm trách, việc các hậu phi thực hiện phần nhiều đều là nghi thức (ví dụ dâng cơm lên Thái hậu), nên việc khuyết thiếu vị trí Hoàng hậu không đồng nghĩa với việc phi tần sẽ thay thế Hoàng hậu, và điều này cũng là thực trạng khi Lệnh Ý Hoàng quý phi còn sống. Rất nhiều nghi thức triều Thanh vốn đề cập việc Hoàng đế và Hoàng hậu đích thân chủ trì, nhưng cũng rất nhiều lần những lễ đó được phái thân vương (quan viên) và phi tần (mệnh phụ) thay thế, ví dụ "Thân tàm lễ" bên trên.

Tặng làm Quý phi sửa

Năm Càn Long thứ 57 (1792), ngày 21 tháng 5 (âm lịch), Du phi Hải thị qua đời, thọ 78 tuổi.

Sau khi Du phi Hải thị qua đời, kim quan tạm quàn tại Cát An sở (吉安所). Sang ngày 23 tháng 5 (âm lịch) cùng năm ấy, Càn Long Đế ra chỉ dụ tang lễ của Du phi lấy theo tang nghi của Khánh Cung Hoàng quý phi, khi qua đời là vị Quý phi, do đó có thể thấy Du phi là lấy lễ Quý phi mà an táng[8]. Ngày 27 tháng 5 (âm lịch), giờ Dần, kim quan của Du Quý phi được đưa từ Cát An sở đến Tĩnh An trang tạm an. Ngày 2 tháng 6 (âm lịch), lần lượt cử hành Tế văn sơ thứ và đại tế. Trong tế văn của hai lần này, Hải thị vẫn được giữ là Du phi[9][10], tuy nhiên vào Tế văn sau 100 ngày thì bà được Càn Long Đế nâng thành Quý phi trong lời văn tế, do vậy về sau bà được gọi là Du Quý phi (愉貴妃). Tất cả đều do Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân cùng Lễ bộ Thị lang Thiết Bảo (铁保) chủ trì.

Tế văn 100 ngày của Du Quý phi:

Năm Càn Long thứ 58 (1793), ngày 13 tháng 10 (âm lịch), phụng di kim quan của Du Quý phi từ Tĩnh An trang đến Dụ lăng, Thanh Đông lăng. Ngày 20 tháng 10 (âm lịch), làm lễ nhập táng Du Quý phi vào Phi viên tẩm.

Trong văn hóa đại chúng sửa

Năm Phim truyền hình Diễn viên Nhân vật
2011 Tân Hoàn Châu cách cách Trang Khánh Ninh Du phi
2018 Như Ý truyện Trương Quân Ninh Kha Lý Diệp Đặc Hải Lan
Diên Hi công lược Luyện Trác Mai Kha Lý Diệp Đặc A Nghiên

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b 《內務府上諭檔》: 金姓格格封為貴人,海姓格格、陳姓格格均封為常在。高姓側福晉封為貴妃,納喇姓側福晉封為妃,蘇姓格格、黃姓格格均封為嬪。貴妃娘家是包衣佐領人,出為本旗滿洲人。黃姓嬪娘家是包衣管領下人,出為本旗包衣佐領下人。
  2. ^ 《宮內等處女子嬤嬤媽媽裡食肉底賬》皇后官女子二家下女子六嬤嬤二媽媽里二、貴妃官女子四家下女子四、那妃官女子三家下女子三、蘇嬪官女子五家下女子一、金貴人官女子三家下女子一、海常在官女子二家下女子一、陳常在官女子三。
  3. ^ 《清宮述聞》底檔並載:乾隆二年除夕酉時,乾清宮 設擺萬歳爺晚宴。用器:四庫金龍大宴桌、銀庫伺候黃緞繡金龍鑲寶石桌刷一份、寶座龍頭至宴桌邊八寸、兩邊花瓶中松棚果罩四座、中點心高頭五品(五寸金龍座盤)、一字高頭九品、頭號金龍座盤、俱安大花。次中果桌二副、果盒兩邊棰手蘇糕鮑螺四品(金龍小座碗)、果鐘八品、群膳、冷膳、熱膳四十品(白裡黃碗)、兩邊幹濕點心四品、奶餅丶敖爾布哈一品、奶皮一品(俱五寸黃盤)、中金匙象牙筷紙花筷套、兩邊小菜三品、青醬一品。(金碟左插手)地平設擺皇后頭桌宴一桌、用器四庫一字金龍宴桌一桌、黃緞幃子、兩邊花瓶高頭七品(頭號金龍大碗俱安大花)、群膳三十二品(五寸黃盤)、兩邊幹濕點心四品、匙箸紙花筷套。嫻妃二桌宴一桌,嘉嬪、陳貴人三桌宴一桌。右棰手貴妃頭桌宴一桌、純妃二桌宴一桌。海貴人、裕常在三桌宴一桌。內廷宴桌是敬事房總管設擺、有幃子高桌五張。
  4. ^ 《清實錄·乾隆朝實錄·卷之一百三十六》乾隆六年。辛酉。二月……○諭、欽奉皇太后懿旨。嘉嬪著晉封妃。貴人海氏、貴人柏氏、貴人葉赫勒氏俱著封嬪。欽此。所有應行典禮。交與該部察例具奏……
  5. ^ 命礼部尚书任兰枝为正使。内阁学士春山为副使。持节册封贵人海氏为愉嫔。册文曰;朕惟礼娴内则。早贻兰殿之徽。德著令仪。式焕芝函之贲。光兹茂典。锡以新纶。尔贵人海氏。芳规恪守。奉巾帨以无愆。淑范丕昭。叶珩璜而有度。兹仰承皇太后慈谕。册封尔为愉嫔。尔其益勤壸职。被渥泽于方来。永表闺型。迓繁禧之洊至。钦哉。
  6. ^ 《清實錄·乾隆朝實錄·卷之二百三十三》乙未。諭、朕奉皇太后懿旨。貴妃誕生望族。佐治后宮。孝敬性成。溫恭素著。著晉封皇貴妃。以彰淑德。嫻妃、純妃、愉嬪、魏貴人。奉侍宮闈。慎勤婉順。嫻妃、純妃、俱著晉封貴妃。愉嬪、著晉封為妃。魏貴人、著晉封為嬪。以昭恩眷。欽此。特行傳諭。該部將應行典禮。察例具奏。
  7. ^ 《清實錄·乾隆朝實錄·卷之二百五十三》 甲申。冊封純貴妃、嫻貴妃、愉妃、令嬪。命大學士查郎阿為正使。禮部左侍郎木和林為副使。……持節、冊封愉嬪海氏為愉妃。冊文曰。朕惟化理肇於宮闈。令儀是式。功容凜夫圖史。位序宜崇。爰賁徽章。用昭懿典。諮爾愉嬪海氏。性生淑慎。質秉柔嘉。力佐椒塗。恆服勤而弗懈。榮分象服。早敬慎而無違。茲仰承皇太后慈諭。以冊印封爾為愉妃。爾其祇承休命。愈懷謙抑之衷。式荷鴻禧。永迓駢繁之祉。欽哉。……各正使跪受節。起。於各冊前。依次行。副使隨行。至景運門外。捧節授內監。冊寶冊印入宮。冊封禮成。內監持節出景運門。授各正副使。至後左門復命。
  8. ^ 《乾隆至嘉庆年添减底档》乾隆五十七年五月二十一日愉妃娘娘薨逝,止退冬例红罗炭十斤、黑炭四十斤、米七十斤,夏例红罗炭五斤、黑炭二十五斤。于二十三日报来封为 愉贵妃娘娘 。乾隆五十七年五月二十五日起上静安庄 。给 愉贵妃娘娘穿孝至六月十二日孝满共穿孝十七日。记此。
  9. ^ 愉妃初次祭文:鹤寿衍筹,扬彤管以垂芬,鸾驭含凄,怅丹骈而叹逝。伫益繁禧于介寿,遽增旧感于初筵。爰溯芳规,用抒哀悃。尔愉妃海氏,纯诚秉质,淑慎褆躬,镌宝升华,久膺星妃之次,佩鞘毓秀,会符禖祀之占。缅椒庭侍奉之勤,为时最久。溯芝检承恩之渥,列序惟先。长垂荫夫孙枝,庶含饴乎暮齿,伫跻八秩,方将锡庆于来兹,尚享遐龄,弥克征庥于徃册。何意兰斋示疾,艾难求以三年,蒲序荣悲,蓂正零夫六日,伊邮传之乍达,实哀抱之殊深,贵秩仪隆,辍常尜而俢饰,徽音眷笃,稽令典以加崇。式举彝章,载陈芬苾,于戏!怆怀珩佩,惟余懿范之留。永誉翟衣,徒觉流光之速。灵而不昧,庶克歆承。
  10. ^ 愉妃大祭祭文: 辉承紫掖,久膺位秩于崇班。采掩彤闱,特备哀荣于礼祀。耋龄伫庆,午序增欷,重抒诔善之词,递皋饰终之典。尔愉妃海氏,温恭赋性,端恪垂型,镠册升华,懋芳规乎箴史,瑶斋选淑,协媺誉于风诗,既征燕喜于禖词,克裕鸿庥于荪圃。溯阃内扬芬之久,方期永享遐龄,轸年来属疾之频,讵竟难留懿范。五十余年之奉职,纪封已冠六宫。七旬九岁之流光,叹逝转同一瞬。徽音遽杳,逾旬萦驹隙之悲。炜管长垂,憩跸怅鸾軿之隔。仪准晋封而特厚,感因再奠而弥深,于戏!渥宠有加,实缅怀于徃昔。令名无替,庶表德于来兹。灵而有知,尚其祗格。
Nguồn tham khảo