Hà Phương (nhạc sĩ)

nhạc sĩ
(Đổi hướng từ Du Uyên)

Hà Phương (sinh năm 1938) là một nhạc sĩ được biết đến nhiều với dòng nhạc trữ tình mang âm hưởng dân ca Nam Bộ từ trước 1975 đến nay. Ngoài "Bông điên điển" và "Em về miệt thứ", ông nổi tiếng nhất với bộ ba tác phẩm về mưa là "Mưa đêm tỉnh nhỏ", "Mưa qua phố vắng", "Mùa mưa đi qua".[1] Cũng từ đây mà ông đôi khi được gọi là "ông hoàng mưa".[2] Hà Phương được xem là một nhạc sĩ gạo cội của dòng nhạc bolero ở Việt Nam.[3]

Hà Phương
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Dương Văn Lắm
Ngày sinh
1938 (85–86 tuổi)
Nơi sinh
Chợ Gạo, Mỹ Tho
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Gia đình
Vợ
Huỳnh Thị Bé Ba
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcNhạc vàng
Ca khúc
  • Bông điên điển
  • Mưa đêm tỉnh nhỏ
  • Mùa mưa đi qua
  • Mưa qua phố vắng

Cuộc đời sửa

Hà Phương tên thật là Dương Văn Lắm, còn có bút danh khác là Du Uyên,[4] sinh năm 1938 tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).[5][6] Năm 7 tuổi, ông theo gia đình đến sinh sống tại thị xã Mỹ Tho (thành phố Mỹ Tho ngày nay). Năm 19 tuổi, ông được học nhạc với nhạc sĩ Lâm Tuyền và học dự thính trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.[7] Hai năm sau, ông về dạy nhạc cho Trường trung học Bình Phước ở Tầm Vu - Long An, sau đó về dạy nhạc tại Trường trung học Đốc Binh Kiều, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và bắt đầu sáng tác. Bài hát đầu tiên "Đường khuya" được sáng tác vào thời gian này.[8]

Các bài hát của ông thường rất sinh động, có nhiều câu ca dao thành ngữ khiến cho bài hát gần gũi, dễ nghe đối với khán giả. Phần lớn ca ngợi vẻ đẹp con người và vùng đất Nam Bộ, số còn lại viết về tình yêu đôi lứa. Ông cho biết chỉ viết được vài chục bài nhưng mỗi ca khúc viết ra đều thể hiện được điều muốn gửi gắm. Ông tâm đắc nhất với hai ca khúc "Mùa mưa đi qua" và "Mưa đêm tỉnh nhỏ" vì nó thể hiện được tâm trạng, tiếng lòng thời trai trẻ và làm sống lại kỷ niệm về những cuộc tình trong quá khứ vẫn luôn hiện hữu.[8]

Nhiều tác phẩm của Hà Phương đã được khán giả người Việt cả trong và ngoài nước yêu thích khi được thể hiện bởi các ca sĩ hải ngoại nổi tiếng như Phi Nhung,[9][10] Chế Linh, Hương Lan, Trường VũCẩm Ly.[11] Hiện nay, ông đang sống tại Mỹ Tho.[4] Năm 2019, ông từng nhập viện vì đột quỵ.[12] Đến tháng 9 năm 2020, ông lần đầu tiên xuất hiện tại sân khấu chương trình Người kể chuyện tình sau tai biến.[13]

Tác phẩm sửa

Từ trước 1975 đến nay ông sáng tác khoảng 80 ca khúc.

  • Anh biết không anh[a]
  • Biển trăng sao
  • Bông điên điển[14][15]
  • Bông lục bình[16]
  • Bông mua tím
  • Buồn tình hát lý mù u
  • Chờ em trước cổng trường
  • Chiều mưa qua sông
  • Chuyện màu hoa trắng
  • Chuyện tình hoa cát đằng
  • Con sông tình yêu
  • Dưới giàn hoa giấy
  • Đã mấy mùa hoa[b]
  • Đò đưa bến khác
  • Đồng sâu xứ lạ[16]
  • Đường khuya (1957)
  • Em có nghe (1965)[c]
  • Em chỉ yêu anh
  • Em về miệt thứ[17][18]
  • Giữa chiều đô thị
  • Hai khung trời thương nhớ
  • Hai lần yêu[d]
  • Hai sắc hoa Tigôn[e]
  • Hẹn nhau cuối tuần
  • Hương rừng Cà Mau[f][19]
  • Kỷ niệm đầu xuân
  • Một thời của mẹ
  • Mưa đêm tỉnh nhỏ (1970)[d][20]
  • Mùa mưa đi qua (1967)[g][21]
  • Mùa tiễn đưa (1965)[h]
  • Mưa trên cuộc tình
  • Mưa qua phố vắng[22]
  • Ngày chia tay (1961)
  • Ngõ lời yêu nhau
  • Nhớ đất quê[23]
  • Nhật ký mùa đông
  • Qua mùa phượng vĩ[i]
  • Song buồn khép kín mắt người yêu
  • Tâm sự hằng đêm
  • Thương nhau cho trọn[d]
  • Trăm năm hạnh phúc
  • Trăng rơi tuyến đầu
  • Trăng sáng miền địa đầu
  • Tình biển
  • Tình mùa hoa phượng
  • Tình trong mưa
  • Tiễn em ngày cưới
  • Về Tiền Giang quê em[d]
  • Vùng trời không khói lửa
  • Xuân về rồi đó em

Đời tư sửa

Hà Phương từng có mối quan hệ với nữ ca sĩ Ngọc Lan. Cả ba bài hát nổi tiếng của ông về mưa đều lấy cảm hứng từ cuộc tình này.[24][25] Tuy nhiên cả hai đã chia tay sau 10 năm bên nhau.[9] Vợ ông hiện tại là bà Huỳnh Thị Bé Ba, một người bạn của ca sĩ Ngọc Lan.[10] Trong chương trình Solo cùng Bolero, nữ thí sinh Trịnh Thanh Thảo cho biết trong một lần tình cờ, cô đã được nhạc sĩ Hà Phương phát hiện giọng hát và nhận làm con nuôi.[26][27]

Ghi chú sửa

  1. ^ Đồng sáng tác với Phạm Hữu Thành
  2. ^ Thơ Vương Đức Lệ
  3. ^ Thơ Nguyễn Thạch Kiên
  4. ^ a b c d Đồng sáng tác với Anh Việt Thanh
  5. ^ Thơ T.T.Kh.
  6. ^ Thơ Sơn Nam
  7. ^ Ký bút hiệu Du Uyên.[4]
  8. ^ Đồng sáng tác với Hà Quang Ninh
  9. ^ Đồng sáng tác với Hoàng Lang

Tham khảo sửa

  1. ^ Thiên Hương (13 tháng 7 năm 2017). “Nhạc sĩ 'Bông điên điển': Nói Hoài Linh không xứng ngồi ghế nóng thì hơi quá”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ Đoàn Hòa (3 tháng 9 năm 2020). "Ông hoàng mưa" của dòng nhạc bolero lần đầu xuất hiện sau khi bị tai biến”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Hàn Quốc Việt (6 tháng 1 năm 2016). “4 giám khảo 'Thần tượng bolero' nghịch ngợm khi hội ngộ”. Ngôi sao - VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ a b c Hà Đình Nguyên (27 tháng 10 năm 2013). “Mưa và hoa và nhạc sĩ Hà Phương”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Thích Nhật Từ (11 tháng 12 năm 2020). Phật giáo các tỉnh và thành phố tại vùng Nam Bộ. Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay. tr. 273. ISBN 978-604-3-18478-5. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Tỉnh ủy Tiền Giang (2005). Hoàng Diệu Trần; Nguyễn Anh Tuấn (biên tập). Địa chí Tiền Giang. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. tr. 885. OCLC 1029759442. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ Thanh Hiệp (14 tháng 10 năm 2007). “Khúc tự tình... bolero”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ a b Phạm Thái Bình (17 tháng 10 năm 2015). “Nhạc sĩ của hồn quê Nam bộ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ a b Thạch Anh (4 tháng 9 năm 2020). “Nhạc sĩ Hà Phương tiết lộ bóng hồng trong ca khúc 'Mưa đêm tỉnh nhỏ'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ a b Đông Du (20 tháng 7 năm 2021). “Phi Nhung: Khán giả yêu mến, bắt hát trọn 6 bài của NS Hà Phương mới cho về”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ Thạch Anh (3 tháng 9 năm 2020). “Nhạc sĩ 'Bông điên điển' được người nhà dìu đến ghi hình gameshow sau tai biến”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  12. ^ Hoài Giang (4 tháng 9 năm 2020). “Tuổi 83 của nhạc sĩ Mưa đêm tỉnh nhỏ”. Báo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ Thiên Phúc (3 tháng 9 năm 2020). “Hà Phương xuất hiện tại Người kể chuyện tình sau tai biến”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ Đào Nguyên (30 tháng 9 năm 2021). “Cha đẻ 'Bông điên điển': Phi Nhung rất dễ thương, giàu ân tình”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  15. ^ Phan Văn (23 tháng 2 năm 2020). “Bông điên điển”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  16. ^ a b Duy Lữ; Hữu Nghị (11 tháng 6 năm 2016). “Bolero và khúc tự tình quê hương”. Báo Cần Thơ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  17. ^ Dương Thế Hùng (1 tháng 11 năm 2010). “Miệt thứ không xa xôi”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  18. ^ Việt Tiến (18 tháng 7 năm 2015). “Dưới tán rừng đước Miệt Thứ”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  19. ^ Tuấn Khanh (11 tháng 3 năm 2016). “Trung tâm Vân Sơn lờ tác quyền nhiều nhạc sĩ tại VN”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  20. ^ Thạch Anh (20 tháng 7 năm 2021). “Bóng hồng trong ca khúc Mưa đêm tỉnh nhỏ là ai?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  21. ^ Ngát Ngọc (13 tháng 2 năm 2018). “Chàng trai kẹo kéo Mạnh Nguyên trở thành quán quân 'Solo cùng bolero'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  22. ^ M.Châu (21 tháng 7 năm 2017). “Hồ Việt Trung: Một đêm hát chỉ được 300.000 đồng”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  23. ^ Võ Tấn Cường (28 tháng 10 năm 2007). “Người chắp cánh hồn quê Nam Bộ”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  24. ^ Pha Lê (23 tháng 7 năm 2021). “Tiết lộ 3 ca khúc về mưa nổi tiếng của Hà Phương đều viết về một "bóng hồng" tên Ngọc Lan”. Báo Dân sinh. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  25. ^ Thiên Phúc (21 tháng 7 năm 2021). 'Chân dung cuộc tình' tiết lộ 3 ca khúc nổi tiếng của Hà Phương”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  26. ^ Tâm Giao (29 tháng 11 năm 2014). “Nam thí sinh kể chuyện tình xúc động khi thi hát”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
  27. ^ Hoàng Dung (13 tháng 12 năm 2014). “Top 10 'Solo cùng bolero' ra mắt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.