Du lịch Thái Lan
Ngành du lịch là một ngành chính của nền kinh tế Vương quốc Thái Lan, đóng góp khoảng 6,7% GDP quốc gia này trong năm 2007[1]. Vương quốc Thái Lan ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, là cửa ngõ tự nhiên đi vào Đông Dương, Miến Điện và miền Nam Trung Hoa, được chia thành bốn vùng tự nhiên theo hình thể và địa lý: rừng núi phía Bắc, ruộng lúa bao la đồng bằng miền Trung, cao nguyên đất nông trại nửa khô hạn miền Đông bắc, và các đảo vùng nhiệt đới nằm dọc bờ biển và bán đảo ở miền Nam. Thái Lan bao gồm 76 tỉnh (changwat) được phân thành các huyện (amphoe), phường (tambon) và xã (muban).

![]() Các chủ đề Thái Lan |
---|
Ẩm thực Văn hóa Âm nhạc Kinh tế Điện ảnh Chính trị Ngày lễ Tiếng Thái Hành chính Lịch sử Văn hóa Giáo dục Du lịch Dân số Trang phục Thể thao Du lịch |
edit box |
Tổng quanSửa đổi
Ngành du lịch Thái Lan cất cánh khi những người lính Mỹ bắt đầu đến đầy thập niên 1960 để Rest and Recuperation (R&R) trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.[2] Thời kỳ này cũng trùng với việc gia tăng mạnh mẽ ngành du lịch quốc tế nhờ việc tăng mức sống, nhiều người có thời gian rảnh rỗi hơn và cũng nhờ tiến bộ công nghệ khiến người ta có thể du hành xa hơn, nhanh hơn và rẻ hơn với máy bay Boeing 747 bay thương mại lần đầu vào năm 1970.[3] Thái Lan là một trong các quốc gia ở châu Á đã tận dụng được cơ hội này. Số lượng du khách đã tăng từ 336.000 lượt khách quốc tế và 54.000 lính R&R năm 1967[2] lên con số 14 triệu khách quốc tế đến Thái Lan năm 2007. Thời gian ở lại trung bình của khách trong năm 2007 là 9,19 ngày, tạo ra khoảng 547.782 triệu baht Thái, khoảng 11 tỷ Euro.[4] Năm 2006, Thái Lan là quốc gia xếp thứ 18 về số lượng du khách trong bảng xếp hạng World Tourism rankings[5] với 13,9 triệu lượt khách. Pháp, một quốc gia có diện tích và dân số tương tự Thái Lan, xếp đầu bảng với hơn 79 triệu lượt du khách.
Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Doanh số từ du lịch nội địa đã tăng từ 187.898 triệu baht năm 1998 lên 380.417 triệu baht (khoảng 7,8 tỷ Euro) năm 2007.[4]
Du khách châu Á khi đến Thái Lan chủ yếu thăm Bangkok và các địa danh văn hóa, lịch sử ở khu vực phụ cận. Du khách phương Tây không chỉ tham quan Bangkok và các khu vực xung quanh mà còn đến các bãi tắm và các đảo phía nam. Miền bắc là địa điểm chính cho hoạt động trekking và du lịch mạo hiểm với các nhóm dân tộc thiểu số đa dạng, các vùng núi rừng. Vùng nhận ít du khách hơn là Isan ở đông bắc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nước ngoài, chính phủ Thái Lan đã thiết lập bộ phận cảnh sát du lịch riêng ở các khu vực du lịch lớn kèm theo số điện thoại khẩn cấp.[6]
Du lịch tình dục cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách. Mặc dù mại dâm ở Thái Lan về mặt chính thức là bất hợp pháp, nhưng các chủ nhà thổ thường xuyên có các móc nối với quan chức chính phủ và cảnh sát để họ làm ngơ cho nhà thổ hoạt động. Trong nhiều trường hợp, các quan chức được hối lộ bởi các chủ nhà thổ để tránh việc bị pháp luật trừng phạt. Người ta tin rằng mại dâm hoạt động cho người nước ngoài chiếm 20% tổng số lượng các vụ mại dâm ở Thái Lan, tập trung chủ yếu ở các khu đèn đỏ như Pattaya, Patpong và bãi biển Patong.[7]
Thái Lan đã chịu cạnh tranh kể từ khi Lào, Campuchia và Việt Nam mở cửa cho du lịch quốc tế vào thập niên 1980 và 1990. Các điểm đến như Angkor Wat, Luang Prabang và Vịnh Hạ Long hiện đang cạnh tranh với vị trí độc quyền trước đây của Thái Lan. Để đối phó với việc cạnh tranh này, Thái Lan đang tích cực hướng tới thị trường du khách chơi gôn, du lịch kết hợp chữa bệnh. Khoảng 2 triệu du khách nước ngoài đã thăm Thái Lan với mục đích chữa bệnh năm 2009, tăng hơn 3 lần so với con số tương tự năm 2002.[8]
Thủ đôSửa đổi
Thủ đô Bangkok là trung tâm các hoạt động chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa. Trong số các thành phố ở Châu Á, Bangkok là một trong những nơi đem lại nhiều ngạc nhiên nhất trên thế giới.[cần dẫn nguồn] Bangkok với diện tích 1.500 km² và dân số trên 6 triệu người cho thấy cứ gần một trên mười người Thái là người Bangkok.
Các điểm chính thu hút du lịch bao gồm các chùa Phật, cung điện tráng lệ và phong cảnh sông nước "Venice của phương Đông" vô tận. Bangkok cũng nổi tiếng là thiên đàng mua sắm ở châu Á. Du khách có thể tìm thấy nhiều trung tâm mua sắm trang bị máy điều hòa bán các loại lụa, đá quý, đồ đồng, đồ thiết, và vô số mặt hàng thủ công được quốc tế khâm phục.[cần dẫn nguồn]
Khí hậuSửa đổi
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32⁰C vào tháng 12 và lên tới 35⁰C vào tháng 4 hàng năm.[9]
Dân sốSửa đổi
Thái Lan có dân số 62 triệu với 80% là người Thái, 10% người Hoa, 4% người Mã Lai cùng với các dân tộc ít người Lào, Môn, Khmer, và Ấn Độ. Sự đa dạng sắc tộc cho thấy đất nước này từ rất lâu đã là giao lộ quan trọng trong vùng Đông Nam Á. Người Thái thân thiện và khoan dung với hết lòng tôn sùng đức tin Phật giáo.
Ngôn ngữSửa đổi
Du khách bình thường phần lớn không hiểu tiếng Thái. Tuy nhiên, tiếng Anh có thể được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở Băng-cốc nơi tiếng này hầu như là ngôn ngữ thương mại chính. Hầu hết khách sạn, cửa hàng và nhà hàng ở những điểm chính thu hút khách du lịch đều sử dụng tiếng Anh hay một vài thứ tiếng châu Âu và các bản chỉ đường bằng hai thứ tiếng Thái và Anh đều có ở khắp nơi trên toàn quốc.
Tôn giáoSửa đổi
Đa số dân Thái là người mộ đạo Phật. Tín đồ Hồi giáo chiếm đa số trong nhóm dân tộc ít người theo đạo và chủ yếu sinh sống ở bốn tỉnh miền nam. Các nhóm tín đồ ít người khác gồm có Hin-đu giáo, Sikh và Thiên chúa giáo.
Tiền tệSửa đổi
Đơn vị tiền tệ của Thái Lan là Bạt chia thành 100 Sa-tang. Tỷ giá hối đoái khoảng 1 đô-la Hồng Kông tương đương với 5 bạt. Tiền giấy Thái Lan có các mệnh giá 1000, 500, 100, 50, 20, 10 bạt. Tiền kim loại có các mệnh giá 10, 5, 1 bạt và 50, 25 sa-tang. Tiền mặt và séc du lịch được tự do trao đổi với tỷ giá cao hơn ở ngân hàng hay điểm đổi tiền so với tỷ giá ở khách sạn. Các khách sạn, nhà hàng và cửa hiệu chấp nhận thanh toán nhiều loại thẻ tín dụng quốc tế.
Hải quanSửa đổi
Du khách được phép mang vào Thái Lan hàng miễn thuế không quá 200 điếu thuốc lá và một lít rượu vang hay rượu mạnh. Các loại vũ khí, ma tuý, sách báo khiêu dâm, vv đều bị cấm nhập tuyệt đối. Séc du lịch và hối phiếu ngoại tệ được đem vào Thái Lan nhưng phải khai báo lượng tiền mặt trên 10.000 bạt khi đến và mỗi người không được phép mang lượng tiền mặt trên 50.000 bạt ra khỏi Thái Lan.
Các loại đồ cổ và tượng Phật là hàng thật cần có giấy phép xuất khẩu.
Hộ chiếu và Thị thựcSửa đổi
Tất cả du khách đến Thái Lan cần có hộ chiếu còn giá trị nhưng đa số quốc tịch không cần thị thực trong thời gian lưu trú tối đa 30 ngày. Du khách thuộc các quốc tịch khác có thể lấy thị thực khi nhập cảnh, có giá trị trong 15 ngày. Để ở Thái Lan lâu hơn cần có thị thực du lịch được các văn phòng lãnh sự Thái Lan ở nước ngoài cấp có giá trị lưu trú 60 ngày, loại thị thực này phải được sử dụng trong giới hạn ba tháng từ ngày cấp và có thể gia hạn.
Y tếSửa đổi
Du khách không cần có chứng nhận chủng ngừa bệnh tả hay sốt vàng da, trừ khi đến từ khu vực bị nhiễm bệnh. Một vài vùng sâu ở Thái Lan vẫn còn bệnh sốt rét, vì vậy du khách nên sử dụng những cơ sở y tế và bệnh viện thích hợp, nơi phục vụ với chất lượng cao và chi phí thấp thu hút được du khách từ nhiều nước không có những tiện nghi như thế hay có nhưng giá rất cao.
Điện sinh hoạtSửa đổi
Điện áp 220 vôn xoay chiều (tần số 50 Hz) sử dụng trên cả nước sử dụng với nhiều loại phích và ổ cắm. Du khách mang theo các loại dao cạo râu điện, máy sấy tóc, máy ghi âm và thiết bị điện khác nên có bộ đổi phích. Những khách sạn loại khá còn có thể cung cấp điện áp 110 vôn.
Nước sinh hoạtSửa đổi
Nước sạch lấy từ vòi nước nhưng không nên uống trực tiếp, tốt hơn là uống nước đóng chai.
Thời gianSửa đổi
Giờ Thái Lan trước giờ chuẩn GMT 7 tiếng (GMT+7). Giờ làm việc văn phòng & Ngân hàng Hầu hết doanh nghiệp thương mại ở Băng-cốc hoạt động năm ngày một tuần, thường từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nhiều cửa hiệu mở cửa bảy ngày một tuần từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối. Cơ quan nhà nước thông thường làm việc từ 8.30 sáng đến 4.30 chiều, có nghỉ trưa 1 tiếng, từ thứ hai đến thứ sáu trừ những ngày nghỉ lễ chung. Ngân hàng mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu từ 9.30 sáng đến 3.30 chiều trừ những ngày nghỉ lễ chung.
Các điểm đến chínhSửa đổi
Nam Thái Lan
Trung Thái Lan
Bắc Thái Lan
Đông Bắc Thái Lan
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Du lịch Thái Lan. |
Wikivoyage có cẩm nang du lịch về Thailand. |
Chú thíchSửa đổi
- ^ Thailand Tourism Review[liên kết hỏng]
- ^ a b http://repository.kulib.kyoto-u.ac.jp/dspace/bitstream/2433/56779/1/KJ00000132246.pdf
- ^ http://www.unesco.org/education/tlsf/TLSF/theme_c/mod16/uncom16t01.htm
- ^ a b “Tourism Authority of Thailand”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
- ^ UNTWO (2007). “UNTWO World Tourism Barometer, Vol.5 No.2” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Amazing-Thailand.com - Tourist Police in Thailand”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
- ^ “The International Encyclopedia of Sexuality: Thailand”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
- ^ “Thailand Tourism Update”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2009. Truy cập 3 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Thái Lan”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.