Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ

Vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ bao gồm duyên hải của các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico. Các tiểu bang Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, và Florida được biết đến là Các tiểu bang Vịnh. Tất cả các tiểu bang Vịnh Mexico nằm trong vùng Nam Hoa Kỳ.

Các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico được biểu thị màu đỏ

Địa lý và khí hậu sửa

Duyên hải Vịnh Mexico bị vô số sông chia cắt. Sông lớn nhất trong số này là Sông Mississippi. Phần lớn vùng đất dọc theo Duyên hải Vịnh Mexico là (hoặc từng là) đầm lầy. Các phần đất phía tây Duyên hải Vịnh Mexico gồm có các đảo cát chạy dài dọc ngoài khơi bờ biển và các bán đảo trong đó có Đảo PadreĐảo Galveston. Các địa hình này bảo vệ vô số các đảo nhỏ và vịnh nhỏ. Phần trung tâm của Duyên hải Vịnh Mexico, từ Đông Texas chạy dài đến Louisiana gồm có phần lớn là đầm lầy. Về mặt địa lý, nó là một phần của đông duyên hải của Hoa Kỳ.

Vì nó nằm gần vùng nước cận nhiệt đới của Vịnh Mexico nên vùng này thường hay có bão. Lụt và bão sấm cũng thường xảy ra tại vùng này. Lốc xoáy hiếm thấy nhưng vẫn có xảy ra tại vùng này (chúng xảy ra thường xuyên hơn ở những phần đất nội địa của các tiểu bang này). Động đất thì hiếm xảy ra nhưng trận động đất 6.0 xảy ra vào ngày 10 tháng 9 năm 2006 đã gây cho vùng này 1 sự ngạc nhiên. Địa chấn có thể cảm giác được từ thành phố New Orleans đến Tampa.[1]

Các vùng đô thị sửa

Sau đây là 10 vùng đô thị lớn nhất dọc theo Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ.

Hạng Vùng đô thị Dân số Tiểu bang
1 HoustonSugar LandBaytown 5.628.101 Texas
2 TampaSt. PetersburgClearwater 2.587.967 Florida
3 New OrleansMetairieKenner 1.319.589 Louisiana
4 Baton RougePierre Part 774.327 Louisiana
5 SarasotaBradentonVenice 651.862 Florida
6 MobileDaphneFairhope 588.246 Alabama
7 LafayetteAcadiana 538.470 Louisiana
8 Cape CoralFort Myers 514.295 Florida
9 PensacolaFerry PassBrent 437.135 Florida
10 Corpus Christi 409.741 Texas

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ “Central Florida Feels Quake”. WFTV. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2006.