Electrum là một hợp kim tự nhiên của vàngbạc,[1] với một lượng nhỏ của đồng và các kim loại khác. Người Hy Lạp cổ đại gọi nó là "vàng" hoặc "vàng trắng", trái ngược với "vàng tinh luyện". Màu sắc của nó từ nhạt đến vàng tươi, tùy thuộc vào tỷ lệ vàng và bạc có trong hợp kim. Nó đã được sản xuất nhân tạo, và còn được gọi là "vàng xanh".[2]

"sợi" hợp kim electrum tự nhiên trên thạch anh, mẫu vật lịch sử từ mỏ Smuggler-Union cũ, Telluride, Colorado, Hoa Kỳ
Con sông Pactolus, nơi mà người Lydia khai thác được electrum để đúc những đồng tiền xu ban đầu
Cup làm bằng hợp kim electrum với những cảnh thần thoại, phù điêu tượng nhân sư và cảnh tượng của một vị vua đánh bại kẻ thù của mình, Cypro-Archaic I, từ Idalium, thế kỷ VIII-VII trước Công nguyên (Louvre, Paris)
Trâm cài tóc protome, khai quật từ nghĩa trang Kameiros, Rhodes, k.  625–600 trước Công nguyên (Louvre)

Hàm lượng vàng của electrum tự nhiên ở Tây Anatolia hiện đại dao động từ 70% đến 90%, trong khi đó tỷ lệ này chỉ có 45-55% trong tiền đúc của Lydia cổ đại ở cùng khu vực địa lý. Điều này cho thấy rằng một lý do cho việc phát minh ra tiền đúc trong khu vực đó là để tăng lợi nhuận từ việc lưu hành tiền bằng cách phát hành tiền tệ có hàm lượng vàng thấp hơn so với kim loại lưu hành phổ biến. (Xem thêm: Giảm giá trị/Debasement).

Electrum được sử dụng sớm nhất là vào thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên ở Vương quốc Ai Cập cổ đại, đôi khi được sử dụng như một lớp phủ bên ngoài cho các chóp đỉnh các kim tự tháp và tháp đài (obelisk) của Ai Cập cổ đại. Nó cũng được sử dụng trong việc sản xuất các bình uống cổ. Những đồng tiền kim loại đầu tiên từng được làm bằng electrum và có niên đại vào cuối thế kỷ thứ VII hoặc đầu thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Trong nhiều thập kỷ, các huy chương của giải Nobel được làm bằng hợp kim electrum mạ vàng (gold-plated green gold).

Nguồn gốc tên gọi sửa

Từ "electrum" là dạng Latinh hóa của từ ἤλεκτρον (ḗlektron) trong tiếng Hy Lạp, được đề cập trong thiên sử thi Hy Lạp cổ đại Odyssey để chỉ một loại hợp kim giữa vàng và bạc. Cũng có một từ tương tự sử dụng để chỉ hổ phách, có thể là do màu vàng nhạt của nó giống na ná với hợp kim electrum.[1] Trong tiếng Anh các từ "Electrostatics" (Tĩnh điện học), "electron" (điện tử) và "electricity" (điện) đều có nguồn gốc từ thuật ngữ hợp kim electrum trong tiếng Hy Lạp cổ đại.

Electrum thường được gọi là "vàng trắng" trong thời cổ đại, nhưng có thể được mô tả chính xác hơn là "vàng nhạt", vì nó thường có màu vàng nhạt hoặc trắng vàng. Cách sử dụng hiện đại của thuật ngữ vàng trắng thường liên quan đến vàng được hợp kim với bất kỳ chất nào hoặc sự kết hợp của nikel, bạc, Platinpalladi để tạo ra vàng có màu bạc.

Thành phần sửa

Hợp kim Electrum chủ yếu bao gồm vàngbạc, nhưng đôi khi được tìm thấy có thêm bạch kim, đồng và các kim loại khác. Tên này chủ yếu được áp dụng một cách không chính thức cho các chế phẩm có khoảng 20–80% vàng và 20–80% bạc, nhưng chúng được gọi một cách chính xác là vàng hoặc bạc tùy thuộc vào nguyên tố chi phối. Phân tích thành phần của electrum trong tiền đúc Hy Lạp cổ đại có niên đại khoảng 600 năm trước Công nguyên cho thấy hàm lượng vàng khoảng 55,5% trong tiền đúc do Phocaea phát hành.

Vào thời kỳ đầu cổ đại, hàm lượng vàng của electrum dao động từ 46% trong tiền đúc ở Phokaia đến 43% trong tiền đúc ở Mytilene. Trong quá trình đúc tiền muộn hơn từ những khu vực này, có niên đại 326 trước Công nguyên, hàm lượng vàng trung bình từ 40% đến 41%. Vào thời kỳ Hy Lạp hóa, đồng tiền electrum với tỷ lệ vàng giảm thường xuyên đã được người Punic phát hành. Trong Đế chế Đông La Mã sau này do Constantinople kiểm soát, độ tinh khiết của vàng trong tiền đúc đã bị giảm xuống, và một hợp kim có thể được gọi là electrum bắt đầu được sử dụng.

Lịch sử sửa

Electrum đã được đề cập đến trong các thư tịch cổ khá sớm, điển hình như trong phần trường thuật về một cuộc thám hiểm được gửi bởi Pharaon Sahure thuộc Vương triều thứ Năm của Ai Cập. Khái niệm electum cũng đã được thảo luận bởi Gaius Plinius Secundus trong Natural History do ông viết. Electrum cũng được đề cập trong Kinh thánh tiếng Do Thái.

Tiền đúc thời kỳ đầu sửa

 
Đồng xu electrum của Lydia (một phần ba stater), một trong những đồng tiền cổ nhất được biết đến, đầu thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên
 
Tiền xu Electrum Đế quốc Đông La Mã Alexius I Comnenus, k. 1080
 
Một xác ướp nam giới có đầu được phủ hợp kim electrum, từ Ai Cập cổ đại, thời La Mã, thế kỷ thứ II sau Công Nguyên (Musée des beaux-Arts de Lyon)

Những đồng tiền đúc bằng hợp kim electrum sớm nhất được biết đến, chính là tiền xu LydiaĐông Hy Lạp được tìm thấy dưới Đền ArtemisEphesus, hiện có niên đại vào nửa sau của thế kỷ thứ VII trước Công nguyên (625–600 trước Công nguyên).[3] Electrum được cho là đã được sử dụng trong tiền xu từ 600 năm trước Công nguyên ở Lydia dưới thời trị vì của Alyattes.[4]

Hợp kim Electrum dùng để đúc tiền tốt hơn nhiều so với vàng tinh chất, chủ yếu là vì nó cứng hơn và bền hơn do có thêm bạc và một ít kim loại khác, nhưng cũng vì kỹ thuật tinh chế vàng chưa phổ biến vào thời điểm đó. Sự khác biệt giữa hàm lượng vàng của quặng electrum ở Tây Anatolia hiện đại (70–90%) và tiền đúc Lydia cổ đại (45–55%) cho thấy rằng người Lydia đã giải quyết được công nghệ tinh chế bạc và đã thêm bạc tinh chế vào một số loại tiền đúc electrum ở địa phương, trước khi tiền đúc bằng bạc nguyên chất được giới thiệu vài thập kỷ sau đó.[5]

Lydia, hợp kim electrum được đúc thành tiền xu nặng 4,7 gram (0,17 oz), mỗi đồng có giá trị 1⁄3 stater (nghĩa là "tiêu chuẩn"). Ba trong số những đồng xu này - với trọng lượng khoảng 14,1 gam (0,50 oz) - được tính bằng một stater, khoảng một tháng lương cho một người lính. Để bổ sung cho stater, các phân số được tạo ra: trite (3), hekte (6), v.v., bao gồm 1⁄24 của một stater, và thậm chí xuống 1⁄48 và 1⁄96 của một stater. Hạng 1⁄96 chỉ khoảng 0,14 gam (0,0049 oz) đến 0,15 gam (0,0053 oz). Các mệnh giá lớn hơn, chẳng hạn như đồng stater, cũng được đúc.

Do sự thay đổi trong thành phần của Electrum, rất khó để xác định giá trị chính xác của mỗi đồng xu. Giao dịch rộng rãi đã bị cản trở bởi vấn đề này, vì giá trị nội tại của mỗi đồng tiền electrum không thể dễ dàng xác định được.[4]

Những khó khăn này đã được loại bỏ vào khoảng năm 570 trước Công nguyên khi tiền xu Croeseid được phát hành, là một loại tiền đúc bằng vàng và bạc nguyên chất.[4] Tuy nhiên, tiền bằng hợp kim electrum vẫn phổ biến cho đến khoảng năm 350 trước Công nguyên. Lý do đơn giản nhất cho điều này là do hàm lượng vàng trong một stater 14,1 gam có giá trị tương đương với mười stater bạc 14,1 gam.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Electrum, Electron” . Encyclopædia Britannica. 9 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 252.
  2. ^ Emsley, John (2003) Nature's building blocks: an A–Z guide to the elements. Oxford University Press. ISBN 0198503407. p. 168
  3. ^ Kurke, Leslie (1999). Coins, Bodies, Games, and Gold: The Politics of Meaning in Archaic Greece (bằng tiếng Anh). Princeton University Press. tr. 6–7. ISBN 0691007365.
  4. ^ a b c Konuk, Koray (2012). Metcalf, William E. (biên tập). Asia Minor to the Ionian Revolt. The Oxford Handbook of Greek and Roman Coinage (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 49–50. ISBN 9780199372188.
  5. ^ Cahill, Nick; Kroll, John H. New archaic coin finds at Sardis, AJA 109 (2005) (bằng tiếng Anh). tr. 609–614.

Liên kết ngoài sửa