End Poem (tạm dịch: Bài thơ Cuối cùng) là một bài thơ theo thể thơ tự do của tiểu thuyết gia người Ireland Julian Gough viết năm 2011. Bài thơ này xuất hiện trong danh đề kết thúc của trò chơi điện tử Minecraft. Đây là văn bản tường thuật duy nhất trong trò chơi sandbox,[1] nơi mà chủ yếu không có cấu trúc hay cách thức chơi cụ thể. Markus "Notch" Persson, người sáng tạo ra Minecraft, đã mời Gough tạo ra bài thơ này vào năm 2011; nó xuất hiện lần đầu trong phiên bản Minecraft: Java Edition Beta 1.9. Bài thơ có hình thức là một cuộc đối thoại dài hơn 1.500 từ giữa hai thực thể thần thánh không xác định, thảo luận về những gì người chơi đã làm trong trò chơi, được so sánh với một giấc mơ. Đánh giá phê bình về bài thơ này phần lớn là trung lập đến tích cực, thường nhấn mạnh sự kỳ ảo của nó; được những người hâm mộ Minecraft đón nhận một cách tích cực.

Năm 2022, Gough viết rằng ông chưa bao giờ ký hợp đồng với Mojang Studios của Persson hay với Microsoft, công ty đã mua lại Mojang vào năm 2014. Động lực từ những lời trong chính bài thơ rằng "you are love" (tạm dịch: bạn là tình yêu) và sự quý mến mà ông nhận được từ người hâm mộ của bài thơ, Gough quyết định đưa bài thơ vào phạm vi công cộng thay vì tham gia tranh chấp pháp lý với Microsoft.

Sáng tác và sử dụng trong Minecraft

sửa

Julian Gough đã viết bài thơ End Poem cho danh đề kết thúc của Minecraft theo yêu cầu của Markus "Notch" Persson.[2] Theo Gough, Persson đã liên lạc với ông vào năm 2011, sau khi tweet rằng ông đang tìm kiếm đề xuất cho những nhà văn tài năng. Gough nói rằng Persson đã cho ông nhiều tự do trong việc sáng tác một tác phẩm văn học cho phần kết của trò chơi. Gough đã chơi Minecraft trong giai đoạn Alpha của trò chơi tại một game jam nhưng không nghĩ nhiều về nó, và không nhận ra sự phổ biến của nó cho đến khi Persson liên hệ với ông. Gough đã chơi thêm một chút và sau đó viết bài thơ.[3][4] Bài thơ ra mắt, cùng với phần còn lại của danh đề kết thúc và cơ chế kết trò chơi đầy đủ, trong phiên bản Minecraft: Java Edition Beta 1.9.[5]

Bài thơ xuất hiện trên màn hình sau khi người chơi giết Rồng Ender (boss cuối của trò chơi), qua đó chiến thắng trò chơi, và bước vào cổng trở về (End Gateway).[2] Được phát cùng với bản nhạc "Alpha" từ album nhạc nền của C418 Minecraft – Volume Beta,[6] tác phẩm được bắt đầu với dòng chữ "I see the player you mean" (tạm dịch: Tôi đã thấy người mà cậu nhắc tới) hiển thị trong màu xanh lam và một câu trả lời với tên của người chơi trong màu xanh lá cây, tiếp theo là khoảng 1.500 từ đối thoại giữa hai người nói, danh tính của họ không được xác định nhưng đã được miêu tả trong tạp chí The Escapist là "giống thần thánh".[7] Có những từ được cố tình hiển thị dưới dạng văn bản bị lỗi với các ký tự xáo trộn liên tục, hàm ý biểu thị những điều người chơi chưa hiểu biết được.[8] Bài thơ dâng lên cao trào với mười hai dòng liên tiếp bắt đầu bằng "and the universe said" (Tạm dịch: và vũ trụ nói rằng), và kết thúc bằng:[a]

[green] and the universe said I love you because you are love.

[teal] And the game was over and the player woke up from the dream. And the player began a new dream. And the player dreamed again, dreamed better. And the player was the universe. And the player was love.

[teal] You are the player.

[green] Wake up.

Tạm dịch:

[xanh lá cây] và vũ trụ nói rằng tôi yêu cậu vì cậu là tình yêu.

[xanh lam nhạt] Và trò chơi kết thúc và người chơi tỉnh lại từ giấc mơ. Và người chơi bắt đầu một giấc mơ mới. Và người chơi lại mơ, mơ đẹp hơn. Và người chơi là vũ trụ. Và người chơi là tình yêu.

[xanh lam nhạt] Bạn là người chơi.

[xanh lá cây]  Thức tỉnh đi.

Bài thơ cuộn qua màn hình trong khoảng chín phút; có thể tua nhanh hay tua ngược bằng cách cuộn thủ công hay có thể thoát ra bằng phím escape.[4] Đây là văn bản tường thuật duy nhất trong trò chơi,[1] và là văn bản duy nhất có độ dài đáng kể hướng tới người chơi.[9] Tính đến tháng 12, 2022; tác phẩm chưa được sửa đổi đáng kể so với phiên bản gốc của Gough.[8]

Đón nhận

sửa

Ấn tượng ban đầu của Eric Limer trong The Mary Sue là rất chỉ trích, gọi End Poem là "chỉ là một đống văn bản cuộn chậm chạp xuống màn hình trong một khoảng thời gian dài lê thê", và "đọc giống như một đoạn kết điển hình của thể loại trò chơi nhập vai Nhật Bản, kết hợp với một số thứ do một học sinh trung học mới phát hiện ra văn học hậu hiện đại viết ra".[5] Những bình luận sau đó thiên về tích cực hơn: Kevin Thielenhaus trong The Escapist gọi bài thơ là "bí ẩn và kỳ lạ, và có lẽ không phải điều mà hầu hết chúng ta mong đợi từ một kết thúc của Minecraft".[7] James Parker của The Atlantic gọi nó là "một văn bản siêu hình ngớ ngẩn/đẹp".[2] Ted Litchfield trong PC Gamer mô tả nó là "ấm áp và nhân văn" và so sánh nó với trò chơi video năm 2015 Undertale và câu chuyện đa phương tiện năm 2017 17776.[10] Chính Gough đã gọi tác phẩm này là một "điều kỳ lạ" và "đặc biệt".[11]

 
Một hình xăm trích dẫn từ bài thơ, được đặt trong phông chữ pixel tương tự như của Minecraft. Gough đã sử dụng hình ảnh của hình xăm này khi thảo luận về tác động của bài thơ.[4]

Jason Anthony trong gamevironments và Matthew Horrigan trong Acta Ludologica đều nhấn mạnh sự so sánh giữa video game và giấc mơ của End Poem;[9][12] Anthony cũng thảo luận về sự liên quan của bài thơ đến những hàm ý thần học của khả năng tạo ra và phá hủy thế giới của người chơi Minecraft.[9] Jacob Creswell trong Comic Book Resources cũng phân tích bài thơ về giấc mơ và tham chiếu của nó đến cuộc sống như "giấc mơ dài" so với "giấc mơ ngắn của trò chơi".[8] Creswell lưu ý sự khác biệt giữa bài thơ dài và trò chơi tối giản, nhưng kết luận rằng chúng phù hợp với nhau, viết rằng "bài thơ không đồng ý với ý tưởng rằng người chơi không là gì so với quy mô lớn của vũ trụ" và "mã trò chơi tạo ra một thế giới mà người chơi đầu tư thời gian và chăm sóc, giống như cuộc sống thực của họ".[8] Tương tự, trong MIT Technology Review, Simon Parkin nhận xét rằng hầu hết người chơi sẽ không bao giờ gặp bài thơ trong trò chơi, nhưng thấy rằng cả hai chia sẻ cảm giác sáng tạo qua giấc mơ, mà Parkin coi là tiết lộ tính chất "hơi mang tính truyền giáo" của trò chơi.[13]

Irish Independent mô tả End Poem được cộng đồng Minecraft kính trọng.[1] Một số người hâm mộ đã có hình xăm trích dẫn, đặc biệt là từ phần "and the universe said",[1] mà Gough đã mô tả là "vô cùng cảm động".[4]

Tình trạng bản quyền

sửa

Gough đã do dự khi thêm dòng "The Universe said I love you because you are love"[b] vì ông không tin điều đó vào thời điểm đó; tuy nhiên, sau hai lần sử dụng psilocybin (một chất gây ảo giác) gần Apeldoorn, Hà Lan, ông tuyên bố rằng ông nhận ra rằng mình đã trốn tránh tình yêu mà người hâm mộ đã bày tỏ đối với bài thơ và rằng ông phải "hoàn thành mạch" và "chấp nhận và hành động theo" dòng đó của bài thơ.[4][14]

Trong một bài đăng tháng 12 năm 2022 trên blog Substack của mình, The Egg and the Rock, Gough viết rằng ông chưa bao giờ ký bất kỳ hợp đồng nào với Persson hay Mojang Studios về bài thơ, mà thay vào đó dựa vào một thỏa thuận không chính thức rằng Mojang có thể sử dụng nó trong các phiên bản WindowsOS X hiện có của trò chơi.[4][10] ông nói rằng đã được trả 20.000 € (tại thời điểm đó) và đã liên lạc với giám đốc điều hành Mojang Carl Manneh về việc ký một thỏa thuận chính thức, nhưng không đạt được thỏa thuận nào trước khi Mojang được bán cho Microsoft vào năm 2014.[10] Những hậu quả pháp lý đầy đủ của tình huống này vẫn chưa rõ ràng,[10] và Gough viết rằng ông không muốn có bất kỳ tranh chấp pháp lý nào với Microsoft.[4] Giải thích về nhận thức do psilocybin mang lại, ông sau đó đã đưa bài thơ (cụ thể là phiên bản ông đã gửi cho Persson) vào phạm vi công cộng bằng cách sử dụng giấy phép CC0.[1]

Microsoft đã không trả lời các câu hỏi từ báo chí về bài đăng trên blog của Gough, mà Gough cáo buộc rằng đã khiến một tổ chức tin tức toàn cầu không được nêu tên "mất bình tĩnh" về việc viết một bài báo xác nhận câu chuyện của anh. Jez Corden của Windows Central bày tỏ hoài nghi rằng việc thiếu phản hồi có thể đã gây áp lực lên một tổ chức như vậy.[15] Sean Hollister của The Verge suy đoán rằng trở ngại đối với các tổ chức tin tức là khó khăn trong việc xác minh rằng Gough chưa bao giờ ký hợp đồng.[16]

Chú thích

sửa
  1. ^ Được định dạng tương tự như trong Minecraft, ngoại trừ màu sắc đã được chỉnh sửa và tên được thêm vào để dễ tiếp cận.
  2. ^ Bị trích dẫn sai trong bài luận của Gough thành "The universe loves you because you are love"[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Moloney, Eoghan (8 tháng 12 năm 2022). “Irishman who wrote Minecraft's revered 'End Poem' gives words away for free after declining to sign over rights to Microsoft”. Irish Independent (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 2 tháng Năm năm 2023. Truy cập 1 tháng Năm năm 2023.
  2. ^ a b c Parker, James (22 tháng 5 năm 2014). Minecraft: The Most Creative Game Ever Made”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 2 tháng Năm năm 2023. Truy cập 1 tháng Năm năm 2023.
  3. ^ Chatfield, Tom (9 tháng 1 năm 2012). “Ending an endless game: an interview with Julian Gough, author of Minecraft's epic finale”. Boing Boing (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 12 Tháng Một năm 2012. Truy cập 1 tháng Năm năm 2023.
  4. ^ a b c d e f g h Gough, Julian (7 tháng 12 năm 2022). “I wrote a story for a friend”. The Egg and the Rock (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 8 tháng Năm năm 2023. Truy cập 1 tháng Năm năm 2023 – qua Substack.
  5. ^ a b Limer, Eric (11 tháng 11 năm 2011). Minecraft Now Has an Ending Sequence and Credits”. The Mary Sue (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 2 tháng Năm năm 2023. Truy cập 1 tháng Năm năm 2023.
  6. ^ Rosenfeld, Daniel. “Minecraft Volume Beta”. C418 (bằng tiếng Anh). Truy cập 20 tháng Chín năm 2022.
  7. ^ a b Thielenhaus, Kevin (30 tháng 8 năm 2017). “8 Weirdest Endings That Left Us Saying 'Huh?'. The Escapist. Lưu trữ bản gốc 2 tháng Năm năm 2023. Truy cập 1 tháng Năm năm 2023.
  8. ^ a b c d Creswell, Jacob (26 tháng 12 năm 2022). “Does Minecraft's Ending Actually Mean Anything?”. Comic Book Resources (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 2 tháng Năm năm 2023. Truy cập 2 tháng Năm năm 2023.
  9. ^ a b c Anthony, Jason (2015). “Current Key Perspectives in Video Gaming and Religion” (PDF). Gamevironments. University of Bremen (3): 7–15. Lưu trữ (PDF) bản gốc 2 tháng Năm năm 2023. Truy cập 1 tháng Năm năm 2023.
  10. ^ a b c d Litchfield, Ted (12 tháng 12 năm 2022). “The writer of Minecraft's ending poem wants to 'liberate it from the corporate economy'. PC Gamer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 11 Tháng hai năm 2023. Truy cập 2 tháng Năm năm 2023.
  11. ^ Gough, Julian (20 tháng 5 năm 2021). “Another Day, Another Riot, another world: Julian Gough on Toasted Heretic 30 years on”. The Irish Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 2 tháng Năm năm 2023. Truy cập 1 tháng Năm năm 2023.
  12. ^ Horrigan, Matthew (2022). “Nulltopia: Of Disjunct Space” (PDF). Acta Ludologica (bằng tiếng Anh). University of Ss. Cyril and Methodius. 5 (2): 58–70. Lưu trữ (PDF) bản gốc 2 tháng Năm năm 2023. Truy cập 1 tháng Năm năm 2023.
  13. ^ Parkin, Simon (tháng 7 năm 2013). “The Secret to a Video-Game Phenomenon”. MIT Technology Review. 116 (4): 79–82. EBSCOhost 88370119. Lưu trữ bản gốc 4 tháng Năm năm 2023. Truy cập 4 tháng Năm năm 2023.
  14. ^ Gault, Matthew (8 tháng 12 năm 2022). “Guy Who Wrote Minecraft's Ending Poem Makes It Public Domain After Taking Shrooms”. Motherboard. Vice News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 2 tháng Năm năm 2023. Truy cập 2 tháng Năm năm 2023.
  15. ^ Corden, Jez (8 tháng 1 năm 2023). “Did Microsoft scare the media into not covering Minecraft's 'The End' copyright drama?”. Windows Central (bằng tiếng Anh). Future plc. Lưu trữ bản gốc 11 Tháng hai năm 2023. Truy cập 12 tháng Năm năm 2023. Citing: Gough, Julian [@juliangough]. “Hmmm. I just had a bizarre experience, involving a global news organisation and a trillion dollar corporation” (Tweet) – qua Twitter.
  16. ^ Hollister, Sean (6 tháng 1 năm 2023). “Microsoft doesn't own the rights to Minecraft's ending—no one does, its author claims”. The Verge. Lưu trữ bản gốc 30 Tháng Ba năm 2023. Truy cập 20 Tháng sáu năm 2023.