Epsilon Ursae Majoris (Latin hóa từ ε Ursae Majoris, viết tắt Epsilon Uma, ε UMa), tên chính thức là Alioth,[11][12], mặc dù được chỉ định là "ε" (epsilon), nhưng là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Đại Hùng; ở cấp sao biểu kiến 1,77 nó là ngôi sao sáng thứ ba mươi hai trên bầu trời.

ε Ursae Majoris
Epsilon Ursae Majoris trên bản đồ 100x100
Epsilon Ursae Majoris
ε Ursae Majoris trong chòm sao Đại Hùng (vòng tròn).
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Đại Hùng
Xích kinh 12h 54m 01,74959s[1]
Xích vĩ +55° 57′ 35,3627″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 1,77[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổA1III-IVp kB9
Chỉ mục màu U-B+0.02[2]
Chỉ mục màu B-V-0,02[2]
Kiểu biến quangα2 CVn
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)-9,3[3] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +111,91[1] mas/năm
Dec.: -8,24[1] mas/năm
Thị sai (π)39,51 ± 0,20[1] mas
Khoảng cách82,6 ± 0,4 ly
(25,3 ± 0,1 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)–0,2[4]
Chi tiết
Khối lượng2,91[5] M
Bán kính4,14[6] R
Độ sáng102[7] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)3,23[8] cgs
Nhiệt độ9.020[8] K
Độ kim loại+0,00[4]
Tốc độ tự quay (v sin i)33[9] km/s
Tuổi300 triệu[10] năm
Tên gọi khác
Alioth, Allioth, Aliath, ε UMa, 77 Ursae Majoris, BD+56°1627, FK5 483, GC 17518, HD 112185, HIP 62956, HR 4905, PPM 33769, SAO 28553.
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Nó là ngôi sao ở đuôi con gấu gần nhất với thân gấu, và do đó nó nằm trong phần cán (Tiêu, 杓) của Bắc Đẩu (hay sao Cày) gần nhất với phần muôi (Khôi, 魁). Nó cũng là một thành viên của nhóm di chuyển Ursa Major lớn và khuếch tán. Trong lịch sử, ngôi sao này thường được sử dụng trong đạo hàng thiên văn trong thương mại hàng hải, do nó được liệt kê là một trong 57 sao điều hướng.[13][1]

Tính chất vật lý sửa

 
Tranh trong sách của Sidney Hall mô tả các ngôi sao của Đại Hùng.

Theo Hipparcos, Epsilon Ursae Majoris có khoảng cách 81 năm ánh sáng (25 parsec) tính từ Mặt Trời. Loại quang phổ của nó là A1p; "p" là viết tắt của peculiar nghĩa là kỳ dị, vì quang phổ của nó là đặc trưng của sao biến quang α2 Canum Venaticorum. Epsilon Ursae Majoris, với tư cách là đại diện của loại hình sao này, có thể có hai quá trình tương tác. Thứ nhất, từ trường mạnh của ngôi sao chia cách các nguyên tố khác nhau trong 'nhiên liệu' hydro của ngôi sao. Ngoài ra, trục tự quay ở một góc so với trục từ có thể làm quay các dải khác nhau của các nguyên tố được sắp xếp theo từ tính vào đường ngắm giữa Epsilon Ursae Majoris và Trái Đất. Các nguyên tố can thiệp phản ứng khác nhau ở các tần số ánh sáng khác nhau khi chúng lao vào và ra khỏi tầm nhìn, khiến Epsilon Ursae Majoris có các vạch quang phổ rất lạ dao động trong khoảng thời gian 5,1 ngày. Hậu tố kB9 cho loại phổ cho biết rằng vạch K calci có mặt và đại diện cho loại phổ B9, mặc dù phần còn lại của phổ chỉ ra loại A1.

Các cực tự quay và cực từ của Epsilon Ursae Majoris ở góc gần như vuông (90 độ) với nhau. Các vùng crom tối hơn (đậm hơn) tạo thành một dải vuông góc với đường xích đạo.

Từ lâu, người ta đã nghi vấn rằng Epsilon Ursae Majoris là một sao đôi quang phổ, có thể có nhiều hơn một thiên thể đồng hành.[14] Một nghiên cứu gần đây cho thấy sự biến thiên 5,1 ngày của Epsilon Ursae Majoris có thể là do một thiên thể á sao có khối lượng khoảng 14,7 khối lượng Sao Mộc trên quỹ đạo lệch tâm (e = 0,5) với sự chia tách trung bình 0,055 AU.[15] Hiện tại người ta cho rằng chu kỳ 5,1 ngày là chu kỳ tự quay của ngôi sao và không có đồng hành nào được phát hiện bằng thiết bị hiện đại nhất.[6]

Epsilon Ursae Majoris có từ trường tương đối yếu, yếu hơn 15 lần so với α Canum Venaticorum, nhưng vẫn mạnh hơn 100 lần từ trường Trái Đất.[16]

Tên gọi và từ nguyên sửa

ε Ursae Majoris (Latin hóa thành Epsilon Ursae Majoris) là định danh Bayer của ngôi sao này.

Tên gọi truyền thống Alioth có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập alyat al-hamal ("đuôi mỡ của con cừu"). Năm 2016, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế tổ chức Nhóm công tác IAU về tên sao (WGSN)[17] để lập danh lục và chuẩn hóa tên riêng của các ngôi sao. Bản tin đầu tiên của WGSN phát hành tháng 7 năm 2016 bao gồm một bảng với hai loạt tên gọi đầu tiên được WGSN phê duyệt; nó bao gồm cả Alioth cho ngôi sao này.[18]

Người theo Ấn Độ giáo gọi ngôi sao này là Añgiras, một trong bảy Rishis (bảy hiền nhân).[19]

Trong thiên văn học Trung Quốc, 北斗 (Běi Dǒu, Bắc Đẩu) có nghĩa là mảng sao Bắc Đẩu trong Tử Vi viên, một mảng sao tương đương với nhóm sao Bắc Đẩu. Do đó, tên gọi trong tiếng Trung của Epsilon Ursae Majoris là 北斗五 (Běi Dǒu wu, Bắc Đẩu ngũ, nghĩa là ngôi sao thứ năm của Bắc Đẩu). Tên gọi khác của nó là 玉衡 (Yù Héng, Hán-Việt: Ngọc Hành, Hán-Nôm: Ngọc Hoành,[20] nghĩa là ống nhòm bằng ngọc).[21]

Trong văn hóa sửa

USS Allioth (AK-109)tàu chỏ hàng lớp Crater của Hải quân Hoa Kỳ, được đặt theo tên ngôi sao này.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c Johnson, H. L.; và đồng nghiệp (1966). “UBVRIJKL photometry of the bright stars”. Communications of the Lunar and Planetary Laboratory. 4 (99): 99. Bibcode:1966CoLPL...4...99J.
  3. ^ Evans, D. S. (June 20–24, 1966), Batten, Alan Henry; Heard, John Frederick (biên tập), “The Revision of the General Catalogue of Radial Velocities”, Determination of Radial Velocities and their Applications, University of Toronto: International Astronomical Union, 30: 57, Bibcode:1967IAUS...30...57E Đã bỏ qua tham số không rõ |book-title= (trợ giúp)
  4. ^ a b Tektunali, H. G. (tháng 6 năm 1981), “The spectrum of the CR star Epsilon Ursae Majoris”, Astrophysics and Space Science, 77 (1): 41–58, Bibcode:1981Ap&SS..77...41T, doi:10.1007/BF00648756
  5. ^ Shaya, Ed J.; Olling, Rob P. (tháng 1 năm 2011), “Very Wide Binaries and Other Comoving Stellar Companions: A Bayesian Analysis of the Hipparcos Catalogue”, The Astrophysical Journal Supplement, 192 (1): 2, arXiv:1007.0425, Bibcode:2011ApJS..192....2S, doi:10.1088/0067-0049/192/1/2
  6. ^ a b Shulyak, D.; Paladini, C.; Causi, G. Li; Perraut, K.; Kochukhov, O. (2014). “Interferometry of chemically peculiar stars: Theoretical predictions versus modern observing facilities”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 443 (2): 1629. arXiv:1406.6093. Bibcode:2014MNRAS.443.1629S. doi:10.1093/mnras/stu1259.
  7. ^ Katarzyński, K.; Gawroński, M.; Goździewski, K. (2016). “Search for exoplanets and brown dwarfs with VLBI”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 461 (1): 929. arXiv:1608.06719. Bibcode:2016MNRAS.461..929K. doi:10.1093/mnras/stw1354.
  8. ^ a b Gray, R. O.; Corbally, C. J.; Garrison, R. F.; McFadden, M. T.; Robinson, P. E. (2003). “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: Spectroscopy of Stars Earlier than M0 within 40 Parsecs: The Northern Sample. I”. The Astronomical Journal. 126 (4): 2048. arXiv:astro-ph/0308182. Bibcode:2003AJ....126.2048G. doi:10.1086/378365.
  9. ^ Royer, F.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2002), “Rotational velocities of A-type stars in the northern hemisphere. II. Measurement of v sin i”, Astronomy and Astrophysics, 393 (3): 897–911, arXiv:astro-ph/0205255, Bibcode:2002A&A...393..897R, doi:10.1051/0004-6361:20020943
  10. ^ Nakajima, Tadashi; Morino, Jun-Ichi (2012). “Potential Members of Stellar Kinematic Groups within 30 pc of the Sun”. The Astronomical Journal. 143 (1): 2. Bibcode:2012AJ....143....2N. doi:10.1088/0004-6256/143/1/2.
  11. ^ Kunitzsch, Paul; Smart, Tim (2006). A Dictionary of Modern star Names: A Short Guide to 254 Star Names and Their Derivations . Cambridge, Massachusetts: Sky Pub. ISBN 978-1-931559-44-7.
  12. ^ “IAU Catalog of Star Names”. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  13. ^ Bowditch LL. D., Nathaniel (2002) [1802]. “15: Navigational Astronomy”. The American Practical Navigator: An Epitome of Navigation (PDF). Bethesda, MD: National Imagery and Mapping Agency. tr. 248. ISBN 0-939837-54-4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  14. ^ Morgan, B. L.; Beddoes, D. R.; Scaddan, R. J.; Dainty, J. C. (1978). “Observations of binary stars by speckle interferometry – I”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 183 (4): 701–710. Bibcode:1978MNRAS.183..701M. doi:10.1093/mnras/183.4.701.
  15. ^ Sokolov, N. A. (tháng 3 năm 2008), “Radial velocity study of the chemically peculiar star ɛ Ursae Majoris”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Letters, 385 (1): L1–L4, arXiv:0904.3562, Bibcode:2008MNRAS.385L...1S, doi:10.1111/j.1745-3933.2008.00419.x
  16. ^ Kochukhov, O.; Shultz, M.; Neiner, C. (2019). “Magnetic field topologies of the bright, weak-field Ap stars θ Aurigae and ∊ Ursae Majoris”. Astronomy and Astrophysics. 621: A47. arXiv:1811.04928. Bibcode:2019A&A...621A..47K. doi:10.1051/0004-6361/201834279.
  17. ^ “IAU Working Group on Star Names (WGSN)”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  18. ^ “Bulletin of the IAU Working Group on Star Names, No. 1” (PDF). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  19. ^ Allen, R. H. (1963). Star Names: Their Lore and Meaning . New York: Dover Publications Inc. tr. 438. ISBN 0-486-21079-0. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  20. ^ Chữ hành/hoành (衡) thuộc bộ hành (行), khác với chữ hành (莖) thuộc bộ thảo (艸), như trong 玉莖 (ngọc hành) với một nghĩa chỉ dương vật. Vì thế có lẽ để tránh hiểu nhầm nên âm Nôm phiên 玉衡 thành Ngọc Hoành, trong khi từ 衡 chỉ có một âm Hán-Việt duy nhất phiên thành hoành, đồng nghĩa với 橫 - nghĩa là ngang.
  21. ^ AEEA (Activities of Exhibition and Education in Astronomy) 天文教育資訊網
  1. ^   Bài này kết hợp văn bản từ ấn bản hiện nay thuộc phạm vi công cộngChambers, Ephraim biên tập (1728). Cyclopædia, or an Universal Dictionary of Arts and Sciences (ấn bản 1). James & John Knapton. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)