Erriapus /ɛriˈæpəs/, hoặc Saturn XXVIII (28), là một vệ tinh dị hình chuyển động cùng chiều của Sao Thổ. Nó được Brett Gladman, John J. Kavelaars và các đồng nghiệp phát hiện năm 2000, và được đặt tên tạm thời S/2000 S 10.[6][7] Nó được đặt tên là Erriapo vào tháng 8 năm 2003 [8] theo tên của Erriapus (hoặc Erriappus), một người khổng lồ trong thần thoại Gaul; tên đã được thay đổi từ tặng cách Erriapo thành danh cách Erriapus theo các quy ước của IAU vào cuối năm 2007.[9][10]

Erriapus
Hình ảnh phát hiện Erriapus do CFHT chụp tháng 9 năm 2000.
Khám phá[1]
Khám phá bởiJohn J. Kavelaars et al.
Ngày phát hiệnNăm 2000
Tên định danh
Tên định danh
Saturn XXVIII
Phiên âm/ɛriˈæpəs/
Đặt tên theo
Erriap(p)us
S/2000 S 10
Đặc trưng quỹ đạo[2]
Kỷ nguyên 26-02-2000
17.343.000 km
Độ lệch tâm0,4724
871,2 ngày
(2,38 năm)
Độ nghiêng quỹ đạo34,692
Vệ tinh củaSao Thổ
NhómNhóm Gaul
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
10+50%
−30%
 km
[3]
28,15±0,25 h[3]
Suất phản chiếu0,04 (giả định)[4]
Kiểu phổ
đỏ nhạt
B−V=0,83, R−V=0,49[5]

Erriapus có đường kính khoảng 10 km và quay quanh Sao Thổ ở khoảng cách trung bình 17,3 triệu km trong 871 ngày.

Là thành viên của nhóm vệ tinh Gaul của Sao Thổ gồm các vệ tinh dị hình, chúng có chung đặc điểm quỹ đạo và có màu đỏ nhạt, Erriapus được cho là có nguồn gốc từ sự chia tách từ một tổ tiên chung của nhóm,[11] hoặc là một mảnh của thành viên lớn nhất của nhóm là Albiorix.[12]

Tham khảo sửa

  1. ^ Hoàn cảnh phát hiện (JPL)
  2. ^ Các tham số quỹ đạo trung bình từ JPL
  3. ^ a b Denk, T.; Mottola, S. (2019). Cassini Observations of Saturn's Irregular Moons (PDF). 50th Lunar and Planetary Science Conference. Lunar and Planetary Institute.
  4. ^ Scott Sheppard pages
  5. ^ Grav T.; Holman M. J.; Gladman B. J.; Aksnes K.; 2003. Photometric survey of the irregular satellites. Icarus 166: 33–45. doi:10.1016/j.icarus.2003.07.005
  6. ^ IAUC 7539: S/2000 S 10 ngày 7 tháng 12 năm 2000 (phát hiện)
  7. ^ MPEC 2000-Y14: S/2000 S 3, S/2000 S 4, S/2000 S 5, S/2000 S 6, S/2000 S 10 ngày 19 tháng 12 năm 2000 (phát hiện và lịch thiên văn)
  8. ^ IAUC 8177: Satellites of Jupiter, Saturn, Uranus ngày 8 tháng 8 năm 2003 (tên gọi vệ tinh)
  9. ^ “USGS: Spelling of Saturn XXVIII”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ IAUC 9191: SATURN XXVIII (ERRIAPUS) ngày 11 tháng 1 năm 2011
  11. ^ Gladman B. J.; Nicholson P. D.; Burns J. A.; Kavelaars J. J.; Marsden B. G.; Holman M. J.; Grav T.; Hergenrother C. W.; Petit J. -M.; Jacobson R. A. và Gray W. J., 2001. Discovery of 12 satellites of Saturn exhibiting orbital clustering. Nature 412: 163–166, doi:10.1038/35084032
  12. ^ Grav T. & Bauer J., 2006. A deeper look at the colors of Saturnian irregular satellites. Icarus 4: 20, doi:10.1016/j.icarus.2007.04.020, arXiv:astro-ph/0611590

Liên kết ngoài sửa