Nghị viện châu Âu

(Đổi hướng từ European Parliament)

Nghị viện châu Âu (Europarl hay EP) là một nghị viện với các nghị sĩ được bầu cử trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU). Cùng với Hội đồng Liên minh châu Âu (the Council), nó tạo thành lưỡng viện cơ quan lập pháp của các thể chế của Liên minh và được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới[1]. Nghị viện châu Âu là một trong ba nhánh lập pháp của Liên minh châu Âu và là một trong bảy tổ chức của Liên minh. Cùng với Hội đồng Liên minh châu Âu, Nghị viện thông qua luật pháp châu Âu, thường là theo đề xuất của Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên, các quyền như thế bị giới hạn bởi quyền hạn mà các các quốc gia thành viên giao cho Cộng đồng châu Âu. Do đó, định chế này có ít quyền kiểm soát đối với các lãnh vực chính sách do các quộc gia và bên trong hai trong ba trụ cột của Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu bao gồm 750 nghị sĩ (Nghị sĩ Nghị viện châu Âu) (Ireland có 12 nghị sĩ) cấu thành khu bầu cử dân chủ lớn thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) và là khu bầu cử dân chủ xuyên quốc gia lớn nhất trên thế giới (492 triệu người)[2].


Nghị viện châu Âu


Thành lập 1952, với tên Hội nghị Chung
Chủ tịch Hans-Gert Pöttering (EPP)
kể từ 16 tháng 1 năm 2007
Phó chủ tịch
Các nhóm chính trị
Các ủy ban
Bầu cử gần đây nhất năm 2004
Nơi hội họp StrasbourgBrussel
Ban thư ký Thành phố Luxembourg
Website europarl.europa.eu
Phòng họp Nghị viện châu Âu tại Strasbourg

Nghị viện được bầu cử trực tiếp mỗi năm năm một lần theo thể thức phổ thông đầu phiếu kể từ năm 1979. Dù Nghị viện châu Âu có quyền lập pháp mà các cơ quan nói trên không có, cơ quan này lại không có quyền chủ động lập pháp như phần lớn các nghị viện quốc gia. Trong khi nó là "thể chế đầu tiên" của Liên minh châu Âu (được nêu đầu tiên ở trong các hiệp ước, có quyền lực lễ nghi ở trên các cơ quan khác cấp châu Âu[3]), Hội đồng lại có quyền về lập pháp cao hơn Nghị viện nếu thủ tục cùng quyết định (quyền bình đẳng về sửa đổi và bác bỏ) không áp dụng. Tuy nhiên, Nghị viện lại có quyền kiểm soát ngân sách Liên minh châu Âu kể từ thập niên 1970 và có quyền phủ quyết đối với việc bổ nhiệm Ủy ban châu Âu[4].

Nghị viện châu Âu có hai địa điểm họp, đó là Immeuble Louise WeissStrasbourg, Pháp, dành cho các phiên họp toàn thể và là trụ sở chính thức của Nghị viện và tổ hợp Espace Léopold/LeopoldwijkBrussel, Bỉ, là tòa nhà nhỏ hơn, phục vụ cho các cuộc họp trù bị và bổ sung, không toàn thể. Chi phí đi lại của các nghị sĩ Nghị viện châu Âu là một điều quan tâm. Ban thư ký Nghị viện châu Âu, cơ quan hành chính của Nghị viện, đóng ở Luxembourg[5][6].

Chủ tịch Nghị viện châu Âu hiện nay là David Sassoli (Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ), được bầu tháng 7 năm 2019. Phó chủ tịch là bà Roberta Metsola (Nhóm Đảng Nhân dân Châu Âu EPP) giữ chức từ tháng 11 năm 2020. Cuộc bầu cử trên toàn Liên minh mới nhất là bầu cử Nghị viện châu Âu 2019.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Professor David Farrell, Professor Farrell: "The EP is now one of the most powerful legislatures in the world". European parliament website. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008
  2. ^ “Parliament - an overview. Welcome”. European Parliament. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2007.
  3. ^ “Parliament's Protocol Service - mission impossible?”. European Parliament. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007.
  4. ^ “Parliament's powers and procedures”. European Parliament. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2007.
  5. ^ “Consolidated versions of the treaty on European Union and of the treaty establishing the European Community” (PDF). Eur-lex. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2007.
  6. ^ Wallström, Margot (2006-05-24). “My blog: Denmark, Latvia, Strasbourg”. European Commission. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)

Xem thêmSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi