Liên đoàn Ô tô Quốc tế

Liên đoàn Ô tô Quốc tế (tiếng Pháp: Fédération Internationale de l'Automobile) là một hiệp hội được thành lập vào ngày 20 tháng 6 năm 1904 để đại diện cho lợi ích của các tổ chức xe ô tô và người sử dụng xe ô tô. Đối với công chúng, FIA hầu hết được biết đến như là cơ quan chủ quản cho nhiều sự kiện đua xe hơi, chẳng hạn như Giải Công thức 1 nổi tiếng. FIA cũng thúc đẩy các biện pháp an toàn giao thông đường bộ trên toàn thế giới.

Fédération Internationale de l'Automobile
Tên viết tắtFIA
Thành lập20 tháng 6 năm 1904; 119 năm trước (1904-06-20) (với tên AIACR)
LoạiLiên đoàn thể thao về đua xe ô tô
Vị thế pháp lýTổ chức tình nguyện
Mục đíchCác vấn đề của người lái xe
Thể thao đua xe
Trụ sở chínhPlace de la Concorde
Vị trí
  • Paris, Pháp
Vùng phục vụ
Quốc tế
Thành viên
240 tổ chức quốc gia
Ngôn ngữ chính
en
Pháp
Ý
Chủ tịch
Jean Todt
Cơ quan chính
Đại Hội đồng
TC liên quanViện FIA
Tổ chức FIA
Ủy ban Olympic Quốc tế
Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Tổ chức Du lịch Thế giới
Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc
Trang webfia.com

Trụ sở của nó nằm tại số 8 Place de la Concorde (Quảng trường Concorde), Paris, Pháp. FIA bao gồm 246 tổ chức thành viên tại 145 quốc gia trên toàn thế giới.[1] Chủ tịch hiện tại của nó là Jean Todt.

FIA thường được biết đến với tên tiếng Pháp hoặc tên viết tắt, ngay cả ở các quốc gia không nói tiếng Pháp, nhưng đôi khi nó cũng được gọi là Liên đoàn Ô tô Quốc tế.

Vai trò nổi bật nhất của nó là cấp phép và xử phạt các giải đua xe ô tô Công thức 1 và nhiều hình thức đua xe thể thao và đua xe du lịch. FIA cùng với Fédération Internationale de Motocyclisme (FIM), nó cũng là cơ quan chứng nhận các kỷ lục về tốc độ trên mặt đất. Ủy ban Olympic quốc tế đã công nhận tạm thời liên đoàn này vào năm 2011 và được công nhận chính thức toàn bộ vào năm 2013.[2][3]

Lịch sử sửa

 
Trụ sở của FIA tại Quảng trường Concorde, Paris

Hiệp hội các câu lạc bộ ô tô công nhận quốc tế (tiếng Pháp: Association Internationale des Automobile Clubs Reconnus, AIACR) được thành lập tại Paris vào ngày 20 tháng 6 năm 1904, là một hiệp hội câu lạc bộ ô tô quốc gia. Hiệp hội được tạo ra để đại diện cho lợi ích của người sử dụng xe, cũng như giám sát quá trình phát triển bộ môn thể thao xe đua quốc tế. Năm 1922, AIACR đã ủy quyền tổ chức đua xe ô tô cho Ủy ban Thể thao Quốc tế (CSI), nơi sẽ đặt ra các quy định cho giải đua xe ô tô quốc tế Grand Prix. Giải vô địch đua xe châu Âu đã được giới thiệu vào năm 1931, một danh hiệu được trao cho tay đua có kết quả tốt nhất trong các giải Grand Prix được chọn ra. Sau khi được tiếp tục lại sau gián đoạn do Chiến tranh thế giới thứ hai, AIACR được đổi tên thành Fédération Internationale de l'Automobile. FIA đã thành lập một số hạng mục đua xe mới, trong đó có giải đua xe Công thức 1 và 2, và tạo ra Giải vô địch đua xe Thế giới đầu tiên, Giải vô địch thế giới Công thức 1, vào năm 1950.

Chủ tịch sửa

Chỉ trích sửa

Năm 2007 và 2008, FIA đã bị chỉ trích về hai vấn đề. Cuộc tranh cãi về gián điệp trong giải Công thức 1 năm 2007 liên quan đến các cáo buộc chống lại McLaren, đội đua bị buộc tội ăn cắp bí mật công nghệ từ Ferrari. Nhận xét về cách FIA xử lý tình huống này, Martin Brundle đã viết một chuyên mục trên tờ Sunday Times với tựa đề "Witch-hunt threatens to spoil world title race", trong đó ông cáo buộc FIA là một kẻ săn phù thủy chống lại McLaren. Hội đồng Thể thao Ô tô Thế giới đã trả lời bằng cách đưa ra một bài viết chống lại tờ Sunday Times, cáo buộc tờ báo phỉ báng.[5] Brundle đã trả lời bằng cách nói rằng "Tôi có quyền được ý kiến" và cho rằng bài viết này là một "dấu hiệu cảnh báo cho các nhà báo khác".[6]

Năm 2008, các cáo buộc nổi lên rằng Chủ tịch FIA, Max Mosley, có liên quan đến một hành vi tình dục tai tiếng. Sau quyết định vào tháng 6 năm 2008 của FIA về việc tiếp tục giữ Max Mosley làm chủ tịch, chi nhánh FIA của Đức, ADAC (cơ quan vận động lớn nhất châu Âu), đã tuyên bố: "Chúng tôi rất tiếc nuối và nghi ngờ về quyết định của Đại hội đồng FIA tại Paris, về việc xác nhận Max Mosley tiếp tục tại chức chủ tịch FIA". Điều này làm đóng băng tất cả các hoạt động của tổ chức này ở Đức với FIA ở Paris cho đến khi Max Mosley rời nhiệm sở.[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Members”. Fédération Internationale de l'Automobile. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ FIA gains official recognition from International Olympic Committee – Autoblog, ngày 16 tháng 1 năm 2012
  3. ^ IOC upgrades FIA to full recognition status – Business Standard, ngày 17 tháng 9 năm 2013
  4. ^ “FIA President – Jean Todt”. Fia.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2010. Truy cập 28 Tháng tám năm 2010.
  5. ^ “WMSC charges Sunday Times with libel”. Planet-f1.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2010.
  6. ^ “Brundle hits back at FIA”. Planet-f1.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2010.
  7. ^ “Mosley stays on as FIA president”. BBC News. ngày 3 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.

Liên kết ngoài sửa