Friedrich Adolf Paneth (31.8.1887, Viên - 17.9.1958) là nhà hóa học người Anh gốc Áo. Ông chạy sang Anh để trốn chế độ Đức quốc xã và nhập quốc tịch Anh năm 1939, nhưng lại trở về Áo để làm giám đốc Viện Hóa học Max Planck năm 1953.

Friedrich Adolf Paneth
Sinh(1887-08-31)31 tháng 8, 1887
Viên, Đế quốc Áo-Hung
Mất17 tháng 9, 1958(1958-09-17) (71 tuổi)
Mainz, Đức
Trường lớpĐại học Wien
Giải thưởngGiải Lieben (1916)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học vô cơ
Nơi công tácĐại học Hamburg,
Đại học Berlin,
Đại học Königberg,
Đại học Durham
Người hướng dẫn luận án tiến sĩZdenko Hans Skraup

Tiểu sử sửa

Friedrich Adolf Paneth là con của nhà sinh lý học Joseph Paneth. Ông và 3 anh em ông được nuôi dạy trong niềm tin đạo Tin Lành mặc dù cả cha và mẹ đều là người gốc Do Thái. Ông học ở trường trung học cấp II Schotten, một trường danh tiếng ở Wien. Sau đó vào học hóa họcĐại học Wien rồi làm việc với Adolf von BaeyerĐại học München. Ông trở về Đại học Wien nghiên cứu ở Phân khoa Hóa học hữu cơ và đậu bằng tiến sĩ năm 1910, dưới sự hướng dẫn của Zdenko Hans Skraup.

Ông bỏ ngành Hóa học hữu cơ, gia nhập nhóm Hóa học phóng xạ của Stefan Meyer. Năm 1913 ông sang thăm Frederick SoddyĐại học GlasgowErnest RutherfordĐại học Manchester. Sau khi dạt được habilitation[1] năm 1913 ông trở thành phụ tá của Otto HönigschmidĐại học Karlova tại Praha. Từ năm 1919 tới 1933 ông làm giáo sư ở nhiều trường đại học Đức (Đại học Hamburg 1919, Đại học Berlin 1922, Đại học Königsberg 1929).

Năm 1927 ông xuất bản các kết quả nghiên cứu của mình về biến đổi hiđrô sang heli, nay gọi là sự hỗn hợp lạnh (cold fusion).[2]

Khi Hitler lên nắm quyền năm 1933, ông đang đi diễn thuyết ở Anh và không trở về Đức. Năm 1939 ông làm giáo sư ở Đại học Durham cho tới khi nghỉ hưu năm 1953.

Ông đã nhận lời mời gọi về Đức làm giám đốc Viện Hóa học Max Planck tại Mainz. Ông đã làm việc ở Viện này tới khi qua đời năm 1958.

Sự nghiệp sửa

  • Phụ tá Viện nghiên cứu Radium thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Wien, 1912
  • Giáo sư phụ tá, Đại học Hamburg, 1919
  • Trưởng phân viện Hóa học vô cơ, Đại học Berlin, 1922
  • Trưởng viện Hóa học, Đại học Königsberg, 1929
  • Phó giáo sư Hóa học nguyên tử, Imperial College London, 1938; trong số phụ tá của ông có Eugen Glueckauf
  • Giáo sư Hóa học, Đại học Durham, 1939
  • Trưởng phân ban Hóa học của đội Năng lượng nguyên tử chung Anh-Canada tại Montreal, 1943-1945
  • Trở về Durham thành lập Phòng thí nghiệm Hóa học phóng xạ Londonderry và lãnh đạo Phòng này tới khi nghỉ hưu năm 1953

Ông được đương thời coi là người có thẩm quyền lớn nhất về hydride dễ bay hơi, và cũng có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu tầng bình lưu (stratosphere).

Gia đình sửa

Ông kết hôn với Else Hartmann năm 1913. Họ có một con trai và một con gái.

Giải thưởng và Vinh dự sửa

Tham khảo và Chú thích sửa

  • H. J. Emeléus (1960). “Friedrich Adolf Paneth. 1887-1958”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society. 6: 226–246. doi:10.1098/rsbm.1960.0034.
  1. ^ tạm dịch = năng quyền dạy bậc đại học. Ở một số nước châu Âu, muốn dạy bậc đại học phải làm một luận án riêng về một đề tài, sau khi đã đậu bằng tiến sĩ
  2. ^ Fritz Paneth and Kurt Peters (1926). “Über die Verwandlung von Wasserstoff in Helium”. Naturwissenschaften. 14 (43): 956–962. doi:10.1007/BF01579126.
  3. ^ Hội Khoa học Hoàng gia London, tương đương Viện Hàn lâm Khoa học ở các nước khác

Liên kết ngoài sửa