Fuji T-5 hay KM-2Kai là một phi cơ huấn luyện động cơ tuốc bin cánh quạt chủ lực của Nhật Bản, được phát triển từ mẫu Fuji KM-2. Học viên và người hướng dẫn ngồi cạnh nhau trong khoang lái.

T-5
Kiểu Phi cơ huấn luyện cơ bản
Nhà chế tạo Fuji Heavy Industries
Chuyến bay đầu 28 tháng 6 năm 1984
Vào trang bị 1988
Sử dụng chính Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Phát triển từ Fuji KM-2

Thiết kế và phát triển sửa

Chiếc Fuji T-5 được phát triển bởi Fuji Heavy Industries nhằm thay thế cho máy bay động cơ piston Fuji KM-2 (bản thân chiếc này phát triển từ phi cơ Beechcraft T-34 Mentor) trong vai trò máy bay huấn luyện chủ lực của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Fuji so với KM-2 được cải tiến động cơ turboprop Allison Model 250 thay cho động cơ piston Lycoming, cho ra đời mẫu KM-2D cất cánh lần đầu vào ngày 28 tháng 6 năm 1984 [1] và cấp chứng nhận bay vào ngày 14 tháng 2 năm 1985.[1][2] Mẫu KM-2Kai là phiên bản cải tiến của KM-2D, với khoang lái hiện đại hai ghế ngồi hàng ngang và nắp capo dạng trượt, thay vì dạng cửa bên của mẫu KM-2 [2] (cửa bên vẫn được giữ lại trên mẫu KM-2D[1]).

T-5 là một máy bay một tầng cánh thấp kim loại nguyên khối sử dụng động cơ tuốc binh phản lực 3 cánh quạt vận tốc cố định Allison 250-B17D. Máy bay có 3 bánh đáp có thể đưa vào, một ở mũi máy bay và hai bên cánh. Mẫu T-5 có khoang cabin kín với nắp capo dạng trượt và 2 ghế ngồi hàng ngang, dùng chế độ điều khiển đôi, ở phiên bản thao diễn và bốn ghế ngồi ở phiên bản đa dụng.

Lịch sử hoạt động sửa

Chiếc KM-2Kai được JMSDF đặt hàng dưới cái tên T-5 vào tháng 3 năm 1987,[2] và việc bàn giao KM2-Kai cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản bắt đầu vào năm 1988, với số lượng 40 chiếc. Dòng máy bay T-5 nằm trong biên chế Phi đoàn Huấn luyện 201 đóng tại Sân bay Ozuki.[3] Và mẫu tiền nhiệm KM-2 bị loại biên.

Bên sử dụng sửa

  Nhật Bản

Specifications (T-5) sửa

Dữ liệu lấy từ Jane's Aircraft Recognition Guide [4]

Đặc điểm tổng quát

Hiệu suất bay

Trang bị vũ khí

  • None fitted as standard
  • Xem thêm sửa

    Máy bay liên quan

    Tham khảo sửa

    1. ^ a b c Taylor, JWR (Editor) (1988). Jane's All the World's Aircraft, 1988-1989. Coulsden, UK: Jane's Information Group. ISBN 0-7106-0867-5.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
    2. ^ a b c d Donald, David; Lake, Jon biên tập (1996). Encyclopedia of World Military Aircraft. London: Aerospace Publishing. ISBN 1-874023-95-6.
    3. ^ “Scramble”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
    4. ^ Rendall, David (1995). Jane's Aircraft Recognition Guide. Glasgow, UK: HarperCollinsPublishers. tr. 505. ISBN 0-00-4709802.
    5. ^ a b Taylor, M J H (editor) (1999). Brassey's World Aircraft & Systems Directory 1999/2000 Edition. London: Brassey's. ISBN 1-85753-245-7.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)