Gáo Giồng là một thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Gáo Giồng
Xã Gáo Giồng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhĐồng Tháp
HuyệnCao Lãnh
Trụ sở UBNDẤp 5
Thành lập1991
Địa lý
Tọa độ: 10°36′19″B 105°37′45″Đ / 10,60528°B 105,62917°Đ / 10.60528; 105.62917
MapBản đồ xã Gáo Giồng
Gáo Giồng trên bản đồ Việt Nam
Gáo Giồng
Gáo Giồng
Vị trí xã Gáo Giồng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích54,95 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng6.366 người[1]
Mật độ116 người/km²
Khác
Mã hành chính30079[2]

Địa lý sửa

Xã Gáo Giồng nằm ở phía bắc huyện Cao Lãnh, có vị trí địa lý:

Xã có diện tích 54,95 km², dân số năm 1999 là 6.366 người[1], mật độ dân số đạt 116 người/km².

Lịch sử sửa

Trước năm 1975, khu vực xã Gáo Giồng hiện nay là vùng đất hoang hoá, nhiễm phèn nặng, chỉ có cỏ năng, cỏ lác cùng với vài cụm tràm, gáo,... chen lẫn với một ít lung, bàu, kênh rạch tự nhiên và muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh. Một ít hộ dân vào mở lõm phần diện tích ven kênh rạch để trồng lúa mùa nhưng chỉ một vài vụ phải bỏ vì năng suất rất thấp, hoặc để bắt cá, chuột, rắn, rùa. Việc đi lại chỉ có thể bằng xuồng vào mùa lũ nước ngập mênh mông, còn mùa khô chỉ có cách lội bộ băng đồng nắng cháy.

Thực hiện chủ trương khai phá Đồng Tháp Mười, huyện Cao Lãnh đã cho khai phá vùng đất này, nhưng khi đó không ít người hoài nghi về hiệu quả mang lại, cũng có ý kiến đề xuất việc đào kênh, thau chua, rửa phèn, trồng lúa với hy vọng mỗi năm thu hoạch vài trăm tấn nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về lương thực lúc bấy giờ. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường sinh thái, người ta cuối cùng đã tiến hành trồng tràm, một loại thủy sinh đặc trưng của khu vực Đồng Tháp Mười.

Để khai phá vùng đất mới này, huyện Cao Lãnh đã thành lập lực lượng thanh niên xung phong (gọi tắt là lực lượng 705).

Những ngày đầu, lực lượng 705 gặp nhiều khó khăn: mùa khô phải dùng trâu cộ nước từ kênh Nguyễn Văn Tiếp xa hơn 8 km về ăn uống; còn tắm giặt phải dùng nước phèn trong nhưng chát đắng hoặc thứ nước nâu đen do cỏ mục sinh ra; chiều tối phải ăn cơm, sinh hoạt trong mùng; mùa nước nổi, phải ghép những chiếc xuồng ba lá bé nhỏ lại làm bè. Thực phẩm săn bắt từ tự nhiên không thiếu, trừ mùa khô hạn, nhưng rau xanh lại rất hiếm. Mặc dù vậy, nhưng với quyết tâm, sức trẻ và đoàn kết thống nhất, lực lượng 705 đã từng ngày thu hẹp diện tích hoang hoá, chua phèn. Rừng tràm hình thành, các con kênh được đào đắp chủ yếu bằng thủ công đã đem về nguồn nước ngọt. Nhiều loài động vật hoang dã lần lượt tụ hội; chung quanh rừng tràm, nhiều hộ dân về cất nhà sinh sống.

Trên địa bàn lúc bấy giờ có 1 cụm Gáo rộng khoảng 1.000 m² trong tuy nhiên đã bị người dân địa phương khai thác chỉ còn lại 1 cây Gáo cổ thụ rất to vài người vòng tay ôm ko hết. Để bảo vệ cây Gáo này lực lượng 705 đã làm 1 đoạn đường giồng qua tránh cây Gáo và đặt bản thông báo cho người dân biết về chủ trương bảo tồn cây Gáo này. Tuy nhiên một thời gian sau cây Gào bị sét đánh cháy rụi nên đã được sẻ gỗ. Để ghi nhớ nơi này từng có 1 cây Gáo cổ thụ người ta đặt tên địa phương này là Gáo Giồng.

Trước và sau năm 1975, Gáo Giồng vẫn là vùng đất hoang hoá, nhiễm phèn nặng chỉ toàn năng, lác.

Năm 1986, thực hiện chủ trương tiến công Đồng Tháp Mười do Đảng khởi xứng, bộ mặt nơi đây đã dần thay đổi. Cây tràm được chọn là cây để bảo vệ môi trường sinh thái và cuối cùng, tràm là cây thủy sinh đặc trưng của khu vực Đồng Tháp Mười.

Văn hóa - du lịch sửa

Khu sinh thái Gáo Giồng thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, từ khi được thành lập cho đến nay, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đã đón hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của loài cây thủy sinh này, năm 2003, huyện Cao Lãnh đã chủ trương phát triển khu du lịch sinh thái Rừng tràm Gáo Giồng.

Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh, với những loài cây như: bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy, cà na, gáo,... trong đó đa số vẫn là tràm.

Ngoài ra, nơi đây còn có sân chim rộng khoảng 40 ha với hàng chục loài chim nước như: vịt trời, le le, cồng cộc, trích mồng đỏ v.v. nhưng nhiều hơn hết vẫn là cò trắng với hàng chục ngàn con, biến nơi đây thành vườn cò lớn nhất vùng Đồng Tháp Mười.

Nguồn thủy sản ở Gáo Giồng cũng không kém phần phong phú, tập trung nhiều loài cá như: cá chốt, cá lóc, cá nhái, cá sặc, cá bông,... đặc biệt là cá linh – được xem là đặc sản của nơi này.

Gáo Giồng còn được biết đến với những món ăn dân dã như: cá lóc nướng trui cuốn lá sen non, cháo rắn nấu với đậu xanh, rắn bông súng nướng mọi, chuột đồng nướng, cơm huyết rồng hấp lá sen, ốc hấp tiêu, canh chua bông điên điển,... Ngoài ra còn có rượu đặc sản được pha chế từ rượu nếp pha với mật ong tràm.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo sửa