Gaius Julius Caesar là tên được dùng cho các thành viên nam của gia đình Julii Caesares thị tộc Julia. Đây là tên ba phần (tria nomina) của quan độc tài La Mã Julius Caesar, đồng thời là tên của các đời tổ tiên của ông thời Cộng Hòa La Mã cũng như hậu duệ của ông từ Augustus. Gaius là một trong những praenomina (tên riêng) phổ biến của nhà Julii Caesares, cùng với LuciusSextus.

Gaius Julius Caesar I

sửa

Livius nhắc đến Gaius Julius, một nguyên lão, người vào khoảng năm 143 TCN đã viết về lịch sử La Mã bằng tiếng Hy Lạp. Người khác phỏng đoán người này có thể là con của Sextus Julius Caesar, quan bảo dân quân đội, và là em ruột của Sextus Julius Caesar, quan chấp chính năm 157 TCN. Ông này có thể là cha của Gaius Julius Caesar đã cưới Marcia.[1]

Gaius Julius Caesar II

sửa

Gaius Julius Caesar là cha của Gaius Julius Caesar Già, người cha của quan độc tài La Mã Julius Caesar. Không có bất kỳ thông tin nào được sáng tỏ về sự nghiệp của Gaius Julius Caesar II, ngoài việc ông có thể là cùng một người với viên pháp quan đã chết đột ngột ở Roma,[1] tuy nhiên Lucius Julius, một pháp quan thành thị 166 TCN, là một người khác phù hợp với giả thuyết này, theo Plinius.[2]

Gaius Julius Caesar II cưới Marcia Regia, một phụ nữ thuộc gia đình quý tộc Marcii Reges, một cuộc hôn nhân được sắp xếp bởi cha ông. Ông lại sắp xếp cho con trai mình Gaius kết hôn với Aurelia Cotta, con gái của nhà Cotta dòng họ Aurelia. Nhà Aurelii Cottae vốn đã là quý tộc xuất thân thường dân (nobiles) từ giữa thế kỷ thứ 3 TCN, khi hai tổ tiên của gia đình đạt đến vị trí quan chấp chính. Con gái ông Julia kết hôn với một người từng là quan bảo dân của người bình dân từ một gia đình ít tên tuổi, Gaius Marius, sau này là một novus homo ("người mới") và bảy lần làm quan chấp chính.[3]

Gaius Julius Caesar Strabo Vopiscus

sửa

Gaius Julius Caesar Strabo Vopiscus (khoảng 130–87 TCN), con của Lucius Julius Caesar IIPoppilia, em trai của Lucius Julius Caesar III.

Gaius Julius Caesar III

sửa

Gaius Julius Caesar III, cũng gọi Gaius Julius Caesar Lớn để phân biệt với con trai ông, là cha của quan độc tài La Mã Julius Caesar. Ông kết hôn với Aurelia Cotta, và có với bà ba người con, hai người con gái lớn Julia Caesaris và một con trai là Gaius Julius Caesar. Gaius Julius Caesar III duy trì mối quan hệ với người anh rể Marius. Vào năm 103 hoặc 100 TCN, ông thực thi phận sự phân phối đất, chủ yếu cho cựu binh từng phục vụ Marius. Ông là pháp quan khoảng năm 92 TCN, và là quan tổng đốc tỉnh Asia khoảng hai năm hoặc lâu hơn, nhưng có thể đã rời đi trước khi chiến tranh Mithridates nổ ra. Ông quyết định không tranh cử chức quan chấp chính và sống giản dị ở ngoại thành Roma, qua đời năm 85 TCN ở Pisa.[4]

Julius Caesar

sửa

Gaius Julius Caesar IV (100 – 44 TCN), thường được gọi ngắn gọn là Julius Caesar (dù thực chất Julius chỉ là tên tộc của ông), thống soái, chấp chính, quan độc tài và tác gia La Mã, người mà sự nghiệp của ông cho đến lúc bị ám sát vào ngày 15 tháng 3 (lịch La Mã cổ) năm 44 TCN, đóng vai trò quan trọng trong sự lụi tàn của nền Cộng hòa và mở ra thời kỳ Đế quốc của La Mã.

Augustus

sửa

Gaius Julius Caesar V (Octavianus) (63 TCN – CN 14), hoàng đế (princeps) đầu tiên của La Mã, thường được biết đến với tên gọi Octavianus (Anh hoá: Octavian) hoặc Augustus. Là con nuôi thừa kế của Julius Caesar, Octavianus, về sau gọi là Augustus, thắt chặt mối quan hệ với quan độc tài La Mã bị ám sát qua tên của mình, một thông tục được những người thừa kế chính thống hoặc tiềm năng của các hoàng đế triều đại Julio-Claudian tiếp nối về sau.

Gaius Caesar

sửa

Gaius Julius Caesar VI (Agrippa) (20 TCN – CN 4), con của Marcus Vipsanius Agrippa, về sau được ông ngoại Augustus nhận nuôi và chỉ định làm người kế vị;

Caligula

sửa

Gaius Julius Caesar VII Germanicus, thường được biết đến với biệt danh Caligula (CN 12–41), con trai của Germanicus, trị vì 37–41 AD.

Cũng xem

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b William Smith. Dictionary of Greek and Roman Biography and Mythology. Lưu trữ 2006-08-22 tại Wayback Machine 1870. Volume 1 p. 536 ff. Lưu trữ 2015-03-14 tại Wayback Machine
  2. ^ Pliny the Elder, Natural History 7.181; Broughton, MRR1, p. 437.
  3. ^ Badian 2009, p. 15
  4. ^ Badian 2009, pp. 15–16.

Nguồn

sửa