Giác Lãng Đạo Thịnh (zh. 覺浪道盛, ja. Kakurō Dōsei, 1592-1659) là Thiền sư Trung Quốc cuối đời Minh và đầu đời Thanh. Sư thuộc đời thứ 28 tông Tào Động, là đệ tử nối pháp của Thiền sư Hối Đài Nguyên Cảnh. Dưới sự hoằng hóa của sư có 29 đệ tử ngộ đạo, góp phần phát triển và duy trì truyền thống Thiền Tông Trung QuốcTông Tào Động trong lúc đang dần bị phai mờ.

Thiền sư
giác lãng đạo thịnh
覺浪道盛
Tên khai sinhTrương Trượng Nhân
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiTào Động tông
Sư phụHối Đài Nguyên Cảnh
Đệ tửKhoát Đường Đại Văn
Trúc Am Đại Thành
Thạch Liêm Đại Sán
Thông tin cá nhân
Sinh
Thế danhTrương Trượng Nhân
Ngày sinh1592
Nơi sinhPhổ Thành, Kiến Ninh, Phúc Kiến
Mất 
Ngày mấtngày 7 tháng 9,
1659
Nơi mấtThiên Ninh tự,
Giang Nam, Giang Tô
Giới tínhnam
Quốc giaTrung Quốc
 Cổng thông tin Phật giáo

Cơ duyên ngộ đạo sửa

họ Trương, hiệu là Trượng Nhân, quê ở Phổ Thành, Kiến Ninh, Phúc Kiến. Người ta kể lại nhân duyên đến với Phật Pháp của sư là khi ông nội sư già yếu và qua đời trong tư thế ngồi, sư thấy thế bèn khởi nghi tình. Đến năm 19 tuổi, sư xuất gia tại chùa Thoại Nham (zh. 瑞巖) và sau đó thọ giới cụ túc với Thiền sư Vô Dị Nguyên Lai tại chùa Bác Sơn. Sau sư đến tham học Thiền với Thiền sư Vô Minh Huệ Kinh ở Thọ Xương Tự. Một hôm khi đang đi trên đường, sư chợt nghe tiếng mèo kêu và đạt kinh nghiệm giác ngộ đầu tiên.

Sau đó, sư đọc quyển Bá Trượng Thiền sư Pháp Ngữ, chuyên tâm tham công ánđại ngộ lần 2. Trong khi đang trên đường đến gặp Thiền sư Vô Minh Huệ Kinh trình sở ngộ cầu ấn chứng thì sư vô tình ghé qua chùa Đông Uyển ở Thư Lâm và tham vấn với pháp tử của Thiền sư Huệ Kinh là Thiền sư Hối Đài Nguyên Cảnh. Một hôm, Nguyên Cảnh hỏi: "Ta nghe Thọ xương đề xướng kinh Duy- ma phải không?" Sư đáp: "Bạch hoà thượng! Có nghe." Nguyên Cảnh hỏi: "Di – lặc được thọ ký một đời là thế nào?" Sư thưa: "Thưa có rất nhiều người hoài nghi." Nguyên Cảnh hỏi: "Còn ông đã tới đâu rồi?" Tới đây sư không đáp được và tự khởi nghi tình.

Một hôm nhân lúc sưởi ấm, sư bèn nêu lại công án tăng hỏi Đức Sơn về kiếp lửa cháy sạch và hỏi Nguyên Cảnh: "Có người nói hoại, có người nói không hoại. Ý này thế nào?" Nguyên Cảnh hỏi lại: "Còn ông thì sao?" Sau đó, sư tiếp tục tham Thiền và triệt ngộ, được Nguyên Cảnh ấn khả.[1][2]

Hoằng pháp sửa

Năm 1619, sư bắt đầu khai đường thuyết pháp và tiếp dẵn người học tại Quốc Hoàn tự. Ngoài ra, sư cũng từng trú trì tại nhiều ngôi chùa khác như Linh Cốc tự ở Kim Lăng, Long Hồ tự ở Ma Thành, Thọ Xương tự ở Tân Thành. Sư từng xây dựng hơn 50 ngôi đạo tràng ở La Sơn để truyền bá Phật Pháp. Sư cũng là tác giả của nhiều tác phẩm Thiền học:

  • Lẫm Sơn Trung Công Truyện (zh. 廩山忠公傳, 1 quyển).
  • Phật Tổ Nguyên Lưu Tán (zh. 佛祖源流贊).
  • Truyền Đăng Chính Tông (zh. 傳燈正宗).
  • Tôn Chính Quy (zh. 尊正規).
  • Động Tông Tiêu Chánh (洞宗標正)

Cuối đời, sư đến trụ trì tại Thiên Ninh tự ở Giang Nam, tỉnh Giang Tô. Ngày 7 tháng 9 năm thứ 16 (1659) niên hiệu Thuân Trị, sư an nhiên tọa Thiền thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi và 49 năm hạ lạp. Đệ tử xây tháp thờ xá lợi tại núi Nhiếp Sơn, cư sĩ Lưu Dư Mô (zh. 劉余謨) soạn văn bia tháp. Hành trạng về cuộc đời của sư được đệ tử nối pháp là Thiền sư Trúc Am Đại Thành biên soạn.

Pháp ngữ của sư được ghi lại trong bộ Thiên Giới Giác Lãng Thạnh Thiền Sư Toàn Lục (zh. 天界覺浪盛禪師全錄, 33 quyển),Thiên Giới Giác Lãng Thiền Sư Ngữ Lục (zh. 天界覺浪盛禪師語錄, 12 quyển), Thiên Giới Giác Lãng Thiền Sư Gia Hòa Ngữ Lục (zh. 天界覺浪盛禪嘉禾語錄, 1 quyển).[1]

Nguồn tham khảo sửa

  1. ^ a b “Giác Lãng Đạo Thạnh”. Phật Giáo. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ Hư Vân (2012). Phật Tổ Đạo Ảnh - Tập 2. Nxb Hồng Đức.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán