Tổng giáo phận Huế

Tổng giáo phận Công giáo thuộc khu vực Miền Trung - Việt Nam
(Đổi hướng từ Giáo phận Huế)

Tổng giáo phận Huế (tiếng Latin: Archidioecesis Hueensis) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở miền trung Việt Nam.

Tổng giáo phận Huế

Archidioecesis Hueensis
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa giớiThừa Thiên Huế, Quảng Trị
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
Thống kê
Khu vực9.773 km2 (3.773 dặm vuông Anh)
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân
(tính đến 8-2019[1])
1.915.375 [1]
63.070[1] (3.29%)
Giáo hạt5 (2017)
Giáo xứ85 (2017)
Thông tin
Giáo pháiCông giáo Rôma
Nghi lễNghi lễ Công giáo Latinh
Thành lập27 tháng 8 năm 1850
Toà giám mục6 Nguyễn Trường Tộ, Huế và 69 Phan Đình Phùng, Huế.
Thánh bổn mạngĐức Mẹ La Vang[1][2]
Linh mục đoàn224 (8-2019)[1]
Linh mục triều151 (8-2019)[1]
Linh mục dòng73 (8-2019)[1]
Tổng số Tu sĩ129 (dòng giáo hoàng)
1345 (dòng giáo phận)[1]
Giáo lý viên1.001 (8-2019)[1]
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngGiáo hoàng Phanxicô
Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh
Tổng giám mục phó phó Giuse Đặng Đức Ngân
Giáo phận trực thuộcGiáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Qui Nhơn
Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh
Tổng giám mục danh dự Stêphanô Nguyễn Như Thể
Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng
Bản đồ
Trang mạng
http://tonggiaophanhue.net/

Tính đến năm 2019, Tổng Giáo phận Huế có diện tích 9.773 km² (tương ứng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), với 63.070 giáo dân (3.29% dân số), 182 linh mục và 85 giáo xứ[3].

Cai quản Tổng giáo phận hiện nay là Tổng giám mục đô thành Giuse Nguyễn Chí Linh (từ năm 2016) và Tổng giám mục phó Giuse Đặng Đức Ngân (từ năm 2023).

Lược sử hình thành

sửa

Huế thuộc Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong (1659-1844)

sửa

Giáo hoàng Alexanđê VII (1655-1667) ban Sắc chỉ Apostolatus Officium, ký ngày 29 tháng 7 năm 1658 bổ nhiệm linh mục François Pallu làm Giám mục hiệu tòa Heliopolis và linh mục Pierre Lambert de la Motte làm Giám mục hiệu tòa Berythe, đều là Giám mục "trong phần đất dân ngoại" ở Việt Nam - Đại Việt.

Hơn một năm sau, ngày 9 tháng 9 năm 1659, Giáo hoàng Alexandre VII lại công bố Sắc chỉ Super Cathedram phân chia "phần đất dân ngoại" ở Việt Nam - Đại Việt rõ ràng: Giám mục Pallu coi sóc giáo phận Đàng Ngoài và Giám mục Lambert coi sóc giáo phận Đàng Trong.

Huế thuộc Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) (1844-1850)

sửa

Giám mục Taberd, vị Giám mục chính thứ 10 Giáo phận Đàng Trong qua đời năm 1840 và Giám mục Etienne-Théodore Cuénot kế nhiệm triệu tập Hội nghị Gò Thị tháng 10 năm 1841 chuẩn bị cho việc xin Tòa Thánh chia tách và thành lập 2 giáo phận mới.

Đến tháng 9 năm 1844, Tòa Thánh đã quyết định thành lập hai Hạt Đại diện Tông Tòa mới: Hạt Đại diện Tông Tòa Tây Đàng TrongHạt Đại diện Tông Tòa Đông Đàng Trong.

Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Trong (1850)

sửa

Năm 1850, Tòa Thánh lại chia Đàng Trong thành bốn Hạt Đại diện Tông tòa: Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) vẫn do Giám mục Cuénot Thể coi sóc; Tây Đàng Trong (Sài Gòn) do Giám mục Lefèbvre đảm trách; Nam Đàng Trong (Nam Vang) do Giám mục Michel điều hành; Bắc Đàng Trong (Huế) do Giám mục Pellerin cai quản.

Ngày 28 tháng 8 năm 1850, Giáo hoàng Piô IX ban hành Sắc chỉ Postulat Apostolici, Hồng y A. Picchiani thừa lệnh ký tên, đóng dấu ấn Ngư phủ, chấp thuận thành lập giáo phận mới có danh xưng là Bắc Đàng Trong (Giáo phận Huế) với diện tích khoảng 12.227 km2. Ranh giới phía Đông là biển Đông. Phía Tây là biên giới Việt-Lào. Phía Bắc là dòng sông Gianh - Nguồn Son, có huyện địa đầu Bố Trạch. Phía Nam từ Thiên hạ đệ nhất hùng quan của đèo Hải Vân trở ra, thuộc huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên. Nhân sự gồm có 2 thừa sai Pháp Jean Paul GalyJoseph Sohier, 12 linh mục người Việt, 2 chủng viện Di LoanKẻ Sen, 6 tu viện Mến Thánh Giá Nhu Lý, Di Loan, Dương Sơn, Phủ Cam, Kẻ Bàng, Mỹ Hương, 24.000 giáo dân. Tháng 12 năm 1856, Giám mục François-Marie Pellerin rời Huế vào Đà Nẵng và lên tàu La Capricieuse của Hải quân Pháp đi Hương Cảng rồi đi Pháp. Tháng 11 năm 1860, giám mục này đi Penang và bàn giao công việc điều hành Hạt đại diện Tông Tòa trong tay Giám mục phó Joseph-Hyacinthe Sohier (tấn phong giám mục ngày 17 tháng 8 năm 1851 tại Di Loan).

Hạt Đại diện Tông tòa Huế (1924)

sửa

Năm 1924, Hạt Đại diện Tông tòa Huế có 44 thừa sai, 83 linh mục, 35 sư huynh, 500 nữ tu, 68.000 giáo dân.

Năm 1925, Giáo hoàng Piô XI lập Tòa Khâm Sứ Đông Dương. Vị khâm sứ đầu tiên là Giám mục Constantino Ajuti, người Ý, được bổ nhiệm ngày 25 tháng 5 năm 1925. Quan Thượng thư Nguyễn Hữu Bài đã đề nghị và giúp đỡ xây cất Tòa Khâm Sứ tại Huế, cạnh nhà thờ chính tòa Phủ Cam và khánh thành năm 1925. Năm 1951, Tòa Khâm Sứ được dời ra Hà Nội. Hiện nay, tòa nhà ở Huế là trụ sở của cộng đoàn Mến Thánh Giá Huế.

Năm 1941, Công đồng Đông Dương đã họp tại Toà khâm mạng Phủ Cam, Giáo phận Huế lớn mạnh với số giáo dân 74.904 người, 25 thừa sai Paris, 102 linh mục người Việt Nam.

Năm 1950, Hạt Đại diện Tông Tòa Huế kỷ niệm 100 năm thành lập Địa phận, số giáo dân là 78.500.

Tổng giáo phận Huế (1960)

sửa

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ra Tông Thư "Venerabilium Nostrorum" thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam với 3 Giáo tỉnh: Hà Nội, HuếSài Gòn. Ngày 8 tháng 12 năm 1960, tông thư này chính thức công bố tại Việt Nam. Cùng với việc nâng cấp Hạt Đại diện Tông Tòa Huế thành Tổng giáo phận, Giáo hoàng còn ra quyết định bổ nhiệm Giám mục Hạt Đại diện Tông tòa Vĩnh Long Phêrô Martinô Ngô Đình Thục làm Tổng Giám mục đô thành Tiên khởi, Trưởng giáo tỉnh Huế. Tính đến năm 1962, Tổng Giáo phận Huế có 162 linh mục (112 linh mục triều, 50 linh mục dòng) và 100.225 tín hữu. Số giáo xứ có linh mục là 85 và giáo họ không có linh mục là 264.

Sau khi Tổng giám mục Ngô Đình Thục không thể trở về Việt Nam, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Cần Thơ Philípphê Nguyễn Kim Điền với hàm Tổng giám mục, Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Huế, từ năm 1964. Năm 1968, Tòa Thánh chính thức bổ nhiệm Tổng giám mục Điền làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế. Năm 1975, Tổng giám mục Điền tấn phong chức giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể làm Tổng giám mục phó. Tổng giám mục phó đảm nhận chức vụ đến năm 1983 thì xin từ nhiệm. Năm 1984, có thông tin cho rằng Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền tấn phong giám mục phụ tá Giacôbê Lê Văn Mẫn, nhưng việc tấn phong này chưa được thông báo lên Tòa Thánh.

Với sự qua đời của Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền năm 1988, Tòa Thánh bổ nhiệm Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Tổng giám mục Hà Nội làm Giám quản Tông Tòa. Hồng y Căn qua đời năm 1990, do đó, từ năm 1990 đến năm 1994, Tổng giáo phận Huế được đặt dưới sự quản lý của Giám quản Giáo phận Lê Văn Mẫn. Năm 1994, nguyên Tổng giám mục phó Nguyễn Như Thể được Tòa Thánh cử làm Giám quản Tông Tòa và chính thức được đặt làm Tổng giám mục Tổng giáo phận vào năm 1998. Dưới thời Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng giáo phận Huế còn có giám mục phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, từ năm 2005.

Tháng 5 năm 2006, khu vực Nam Quảng Bình phần hữu ngạn sông Gianhsông Son được chuyển giao cho Giáo phận Vinh quản lý, hiện nay khu vực này thuộc Giáo phận Hà Tĩnh từ năm 2018. Địa giới của Tổng giáo phận Huế chỉ còn trong hai tỉnh Quảng TrịThừa Thiên Huế cho đến ngày nay.

Năm 2012, Tòa Thánh đồng thuận cho Tổng giám mục Nguyễn Như Thể hồi hưu, và chọn giám mục phụ tá Lê Văn Hồng làm Tổng giám mục Huế. Ông đảm nhận chức vụ này cho đến năm 2016, khi Tòa Thánh chấp thuận đơn từ nhiệm của Tổng giám mục Hồng và bổ nhiệm giám mục giáo phận Thanh Hóa Giuse Nguyễn Chí Linh làm Tổng giám mục kế nhiệm. Tháng 9 năm 2023, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Đà Nẵng Giuse Đặng Đức Ngân làm Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Huế.

Các danh địa trong tổng giáo phận

sửa

Nhà thờ chính tòa và Tòa Tổng giám mục

sửa

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, tên chính thức là Nhà thờ Trái tim Cực sạch Đức Mẹnhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận[4].

Thánh địa hành hương

sửa

Các nhà thờ và tu viện lớn

sửa
  • Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Huế
  • Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu TGP Huế
  • Đan Viện Thiên An Huế
  • Cộng đoàn sư huynh Lasan
  • Dòng con Đức Mẹ đi viếng
  • Dòng thánh Phaolô
  • Dòng con Đức Mẹ Vô Nhiễm
  • Dòng nữ Cát Minh
  • Dòng Mến Thánh Giá Huế

Các giáo hạt và giáo xứ

sửa

Địa giới giáo phận: phía bắc giáp giáo phận Hà Tĩnh, phía nam giáp giáo phận Đà Nẵng, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Hạt Đại diện Tông tòa Savannakhet (Lào), phía tây nam giáp Hạt Đại diện Tông tòa Pakse (Lào).

Tổng giáo phận Huế có 5 giáo hạt, 99 giáo xứ.

Thừa Thiên – Huế

sửa
  • Giáo hạt Thành phố Huế (TP. Huế, một phần nhỏ TX. Hương Thủy, TX. Hương Trà)
  1. Giáo xứ An Vân - Phường Hương An, thành phố Huế
  2. Giáo xứ Bến Ngự - 67 Phan Đình Phùng, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế
  3. Giáo xứ Bình Điền - Xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà
  4. Giáo xứ Buồng Tằm - Xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy
  5. Giáo xứ Đá Hàn - Xã Hương Thọ, thành phố Huế
  6. Giáo xứ Đốc Sơ - Phường Hương Sơ, thành phố Huế
  7. Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Chúa Cứu Thế) - 142 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế
  8. Giáo xứ Gia Hội - 10 Tô Hiến Thành, phường Gia Hội, thành phố Huế
  9. Giáo xứ Kim Long - Phường Kim Long, thành phố Huế
  10. Giáo xứ Nguyệt Biều - Phường Thủy Biều, thành phố Huế
  11. Giáo xứ Phanxicô - 41 Nguyễn Tri Phương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế
  12. Giáo xứ Phủ Cam - 1 Đoàn Hữu Trung, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế
  13. Giáo xứ Phú Hậu - Đường Hoàng Văn Lịch, phường Phú Hậu, thành phố Huế
  14. Giáo xứ Phường Đúc - 321 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế
  15. Giáo xứ Sơn Thủy - Xã Sơn Thủy, huyện A Lưới
  16. Giáo xứ Tân Thủy - Phường Vĩ Dạ, thành phố Huế
  17. Giáo xứ Tây Linh - 139 Thái Phiên, phường Thuận Lộc, thành phố Huế
  18. Giáo xứ Tây Lộc - 146 Nguyễn Trãi, phường Tây Lộc, thành phố Huế
  19. Giáo xứ Thiên An - Phường Thủy Xuân, thành phố Huế
  • Hạt Hương Phú (TX. Hương Thủy, Phú Vang và một phần nhỏ TP. Huế)
  1. Giáo xứ An Truyền - Xã Phú An, huyện Phú Vang
  2. Giáo xứ Cự Lại - Xã Phú Hải, huyện Phú Vang
  3. Giáo xứ Diêm Tụ - Xã Phú Gia, huyện Phú Vang
  4. Giáo xứ Dương Mong - Xã Phú Gia, huyện Phú Vang
  5. Giáo xứ Hòa An - Xã Phú Thanh, thành phố Huế
  6. Giáo xứ Lại Ân - Xã Phú Mậu, thành phố Huế
  7. Giáo xứ Lương Văn - Phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy
  8. Giáo xứ Mậu Tài - Xã Phú Mậu, thành phố Huế
  9. Giáo xứ Phù Lương - Phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy
  10. Giáo xứ Quy Lai - Xã Phú Thanh, thành phố Huế
  11. Giáo xứ Tân Mỹ - Phường Thuận An, thành phố Huế
  12. Giáo xứ Thần Phù - Xã Thủy Châu, thị xã Hương Thủy
  13. Giáo xứ Tiên Nộn - Xã Phú Mậu, thành phố Huế
  14. Giáo xứ Vĩnh Lại - Xã Phú Thanh, thành phố Huế
  • Hạt Hương Quảng Phong (các huyện Phong Điền, Quảng Điền, TX. Hương Trà và một phần nhỏ TP. Huế)
  1. Giáo xứ Đại Lược - Xã Điền Lộc, huyện Phong Điền
  2. Giáo xứ Đại Phú - Xã Điền Lộc, huyện Phong Điền
  3. Giáo xứ Đông Lâm - Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền
  4. Giáo xứ Dương Sơn - Xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà
  5. Giáo xứ Hải Nhuận - Xã Phong Hải, huyện Phong Điền
  6. Giáo xứ Hương Lâm - Xã Điền Hương, huyện Phong Điền
  7. Giáo xứ Kim Đôi - Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền
  8. Giáo xứ Linh Thủy - Xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền
  9. Giáo xứ Lương Mai - Xã Phong Chương, huyện Phong Điền
  10. Giáo xứ Nhất Đông - Xã Điền Hương, huyện Phong Điền
  11. Giáo xứ Nhất Tây - Xã Điền Hương, huyện Phong Điền
  12. Giáo xứ Phú Xuân - Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền
  13. Giáo xứ Sơn Công - Phường Hương Vân, thị xã Hương Trà
  14. Giáo xứ Sơn Quả - Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền
  15. Giáo xứ Thạch Bình - Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền
  16. Giáo xứ Thành Công - Xã Quảng Công, huyện Quảng Điền
  17. Giáo xứ Thanh Tân - Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền
  18. Giáo xứ Triều Sơn Nam - Phường Hương Vinh, thành phố Huế
  • Hạt Hải Vân (A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và một phần nhỏ huyện Phú Vang)
  1. Giáo xứ An Bằng - Xã Vinh An, huyện Phú Lộc
  2. Giáo xứ Cầu Hai - Xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc
  3. Giáo xứ Chánh Xuân - Xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc
  4. Giáo xứ Hà Thanh - Xã Vinh Thanh, huyện Phú Lộc
  5. Giáo xứ Hà Úc - Xã Vinh An, huyện Phú Lộc
  6. Giáo xứ Hói Dừa - Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
  7. Giáo xứ Hòa Đa - Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang
  8. Giáo xứ Hương Phú - Xã Hương Phú, huyện Nam Đông
  9. Giáo xứ Lăng Cô - Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
  10. Giáo xứ Loan Lý - Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
  11. Giáo xứ Nam Phổ - Xã Phú Thượng, huyện Phú Vang
  12. Giáo xứ Nước Ngọt - Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc
  13. Giáo xứ Phú Xuyên - Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc
  14. Giáo xứ Phước Hưng - Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc
  15. Giáo xứ Phước Tượng - Xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc
  16. Giáo xứ Phường Tây - Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc
  17. Giáo xứ Thừa Lưu - Xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc
  18. Giáo xứ Thủy Yên - Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc
  19. Giáo xứ Truồi - Xã Lộc An, huyện Phú Lộc
  20. Giáo xứ Vinh Hòa - Xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc
  21. Giáo xứ Xuân Thiên - Xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang

Quảng Trị

sửa
  • Hạt Quảng Trị (toàn bộ địa giới tỉnh Quảng Trị)
  1. Giáo xứ An Đôn - Phường An Đôn, thị xã Quảng Trị
  2. Giáo xứ An Lộng - Xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong
  3. Giáo xứ Bắc Cửa Việt - Thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh
  4. Giáo xứ Bố Liêu - Xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong
  5. Giáo xứ Cảng Mỹ Chánh - Xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng
  6. Giáo xứ Cây Đa - Thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng
  7. Giáo xứ Đại Lộc - Xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong
  8. Giáo xứ Diên Sanh - Thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng
  9. Giáo xứ Đồng Giám - Xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong
  10. Giáo xứ Đông Hà - 205 Lý Thường Kiệt, phường 5, thành phố Đông Hà
  11. Giáo xứ Dương Lệ Đông - Xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong
  12. Giáo xứ Hội Điền - Xã Hải Phong, huyện Hải Lăng
  13. Giáo xứ Kẻ Văn - Xã Hải Phong, huyện Hải Lăng
  14. Giáo xứ Khe Sanh - Thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa
  15. Giáo xứ Kim Giao - Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng
  16. Giáo xứ La Vang - Xã Hải Phú, huyện Hải Lăng
  17. Giáo xứ Mỹ Chánh - Xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng
  18. Giáo xứ Mỹ Lộc - Xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong
  19. Giáo xứ Nam Tây - Xã Gio Sơn, huyện Gio Linh
  20. Giáo xứ Ngô Xá - Xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong
  21. Giáo xứ Phan Xá - Xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong
  22. Giáo xứ Phước Môn - Xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị
  23. Giáo xứ Phước Tuyền - Xã Cam Thành, huyện Cam Lộ
  24. Giáo xứ Tân Lương - Xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng
  25. Giáo xứ Thạch Hãn - Phường 1, thị xã Quảng Trị
  26. Giáo xứ Thuận Nhơn - Xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng
  27. Giáo xứ Trí Bưu - Phường 2, thị xã Quảng Trị

Các đời giám mục quản nhiệm

sửa
STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Trong
1 † François-Marie Pellerin Phan   1850-1862
2 † Joseph-Hyacinthe Sohier Bình   1850-1876
3 † Martin-Jean Pontvianne Phong   1877-1879
4 † Marie-Antoine Caspar Lộc   1880-1907
5 † Eugène-Marie Allys   1908-1924
Hạt Đại diện Tông tòa Huế
5 † Eugène-Marie Allys   1924-1931
6 † Alexandre Paul Marie Chabanon Giáo   1930-1936
7 † François Arsène Jean Marie Eugène Lemasle Lễ   1937-1946
8 † Jean-Baptiste Urrutia Thi   1948-1960
Tổng Giáo phận Huế
9 † Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục   1960-1968
10 † Philípphê Nguyễn Kim Điền   1964-1968
  1968-1988
11 Stêphanô Nguyễn Như Thể   phó 1975-1983 Tổng giám mục phó
12 † Giuse Maria Trịnh Văn Căn   1988-1990 Hồng y, Giám quản Tông tòa
13 † Giacôbê Lê Văn Mẫn   1990-1994 Thực tế điều hành Tổng giáo phận từ năm 1988, chính thức được công nhận là Giám quản Tổng giáo phận từ năm 1990 với tư cách được công bố là Linh mục Tổng Đại diện
(11) Stêphanô Nguyễn Như Thể   1994-1998
  1998-2012
Giám quản Tông tòa
Tổng giám mục
14 Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng   2005-2012
  2012-2016
15 Giuse Nguyễn Chí Linh   2016-nay
16 Giuse Đặng Đức Ngân   phó 2023-nay Tổng giám mục phó

Ghi chú:

  •  : Hồng y
  •  : Tổng giám mục
  •   phó: Tổng giám mục phó
  •  : Giám mục phụ tá hoặc Đại diện tông tòa
  •  : Giám quản tông tòa

Các giám mục có gốc từ Tổng giáo phận Huế

sửa

Theo Cẩm nang Năm Thánh 2020 do Tổng giáo phận Huế phát hành, những giám mục người Việt Nam sau đây có nguồn gốc từ Tổng giáo phận Huế:[5]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i Cẩm nang Năm Thánh Tổng giáo phận Huế 2020, trang 70
  2. ^ Quyết định về Bổn Mạng của Giáo phận Huế
  3. ^ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
  4. ^ Giga Catholic Information
  5. ^ Cẩm nang Năm Thánh 2020 Tổng giáo phận Huế, trang 71

Tham khảo

sửa