Giải Balzan gồm 4 giải thưởng do Quỹ giải Balzan quốc tế trao hàng năm cho những người hoặc tổ chức có những đóng góp xuất sắc trong các lãnh vực nhân đạo, khoa học tự nhiên, văn hóa cũng như hòa bìnhtình hữu nghị.

Tiền thưởng và Tài sản vốn sửa

Hàng năm, Quỹ chọn các lãnh vực thích đáng để trao các giải của năm sau, và quyết định số tiền của giải. Thường thì Quỹ loan báo các lãnh vực trao giải và danh sách những người hoặc tổ chức được đề cử vào tháng 5 hàng năm. Những người hoặc tổ chức đoạt giải sẽ được công bố trong tháng 9 năm sau. Từ năm 2001 tiền thưởng của mỗi giải đã tăng lên 1 triệu Franc Thụy Sĩ, với điều kiện phân nửa số tiền được sử dụng cho các dự án có các nhà nghiên cứu trẻ tham gia.

Ủy ban giải Balzan gồm 20 ủy viên thuộc các hội học giả có uy tín của châu Âu. Giải này được xếp hạng cao gần sát giải Nobel và là một trong các giải cao nhất về thành tựu khoa học, văn hóa và nhân đạo, tuy nhiên giải này ít được biết đến, mặc dù số tiền của giải Balzan năm 2004 lên tới 3 triệu dollar Mỹ, vượt quá số tiền của giải Nobel 1,3 triệu (theo tỷ giá hối đoái năm 2004).

Tiền vốn của Quỹ do người Ý Eugenio Balzan hiến tặng (1874–1953). Ông là đồng sở hữu chủ của nhật báo Corriere della Sera và đã đầu tư vốn ở Thụy Sĩ. Năm 1933 ông rời khỏi Ý để phản đối chủ nghĩa phát xít. Ông để lại tài sản thừa kế lớn cho con gái Angela Lina Balzan (1892–1956), người bị một căn bệnh mà thời đó không thể chữa lành. Trước khi qua đời, bà đã trao lại tài sản và chỉ thị cho quỹ, từ đó quỹ có 2 trụ sở: Ban quản lý Giải ở Milano (Ý) và Ban quản lý Quỹ ở Zürich (Thụy Sĩ).

Tiền thưởng của giải đầu tiên là 1 triệu Franc Thụy Sĩ, trao cho Quỹ giải Nobel năm 1961. Sau năm 1962, giải ngưng trao 16 năm, sau đó lại bắt đầu trao giải với số tiền nửa triệu franc Thụy Sĩ cho Mẹ Teresa. Lễ trao giải được cử hành luân phiên giữa thành phố Bern (Thụy Sĩ) và Accademia dei LinceiRoma (Ý). Những người đoạt giải sau đó thường cũng đoạt giải Nobel.

Các thể loại sửa

Từ năm 1978, bốn giải được trao hàng năm cho các thành tích trong các thể loại. Mọi giải đều do một ủy ban riêng quyết định:

Mỗi 3 tới 5 năm, Quỹ cũng trao "Giải vì nhân đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc". Mới đây, năm 2005 giải này được trao cho Cộng đoàn Sant'Egidio.

Các người nổi tiếng đã đoạt giải sửa

Một số nhân vật nổi tiếng đã đoạt giải là Giáo hoàng Gioan XXIII (1962), Paul Hindemith (1962), Jean Piaget (1979), Jorge Luis Borges (1980), Edward Shils (1983), Jan Hendrik Oort (1984), Otto E. Neugebauer (1986), Emmanuel Levinas (1989), Paul Ricoeur (1999), Abdul Sattar Edhi (2000), Eric Hobsbawm (2003) và Bruce A. Beutler (2007).

Danh sách người hoặc tổ chức đoạt giải sửa

2018 sửa

  • Eva Kondorosi (Hungary / Pháp) --- Sinh thái hóa học
  • Detlef Lohse (Đức) --- Động lực học chất lỏng
  • Jürgen Osterhammel (Đức) --- Lịch sử toàn cầu
  • Marilyn Strathern (Anh) --- Nhân chủng học xã hội
  • Terre des hommes Foundation (Thụy Sĩ) --- Nhân loại, hòa bình và tình huynh đệ giữa các dân tộc

2017 sửa

  • Aleida Assmann (Đức) và Jan Assmann (Đức) --- Ký ức tập thể
  • Bina Agarwal (Ấn Độ / Anh) --- Nghiên cứu về giới
  • Robert D. Schreiber (Mỹ) and James P. Allison (Mỹ) --- Phương pháp miễn dịch trong liệu pháp ung thư
  • Michaël Gillon (Bỉ) --- Hệ thống hành tinh của Mặt Trời và ngoại hành tinh

2016 sửa

  • Piero Boitani (Italy) --- Văn học so sánh
  • Reinhard Jahn (Đức) --- Khoa học thần kinh phân tử và tế bào, bao gồm các khía cạnh thoái hóa thần kinh và phát triển
  • Federico Capasso (Ý) --- Ứng dụng Photonics
  • Robert Keohane (Mỹ) --- Quan hệ quốc tế: Lịch sử và Lý thuyết

2015 sửa

  • Hans Belting (Đức) --- Lịch sử nghệ thuật châu Âu (1300-1700)
  • Joel Mokyr (Hà Lan / Mỹ / Israel) --- Lịch sử kinh tế
  • Francis Halzen (Bỉ /Mỹ) --- Vật lý hạt nhân bao gồm quan sát neutrino và tia gamma
  • David Michael Karl (Mỹ) --- Hải dương học

2014 sửa

  • Mario Torelli (Ý) --- Khảo cổ học cổ điển
  • Ian Hacking (Canada) --- Nhận thức luận và triết học của tâm trí
  • G. David Tilman (Mỹ) --- Sinh thái học thực vật cơ bản và/hoặc ứng dụng
  • Dennis Sullivan (Mỹ) --- Toán học (thuần túy hoặc áp dụng)

2013 sửa

  • André Vauchez (Pháp) --- Lịch sử thời Trung cổ
  • Manuel Castells (Tây Ban Nha) --- Xã hội học
  • Alain Aspect (Pháp) --- Xử lý thông tin lượng tử và truyền thông
  • Pascale Cossart (Pháp) --- Bệnh truyền nhiễm: các khía cạnh cơ bản và lâm sàng

2012 sửa

2011 sửa

  • Peter Brown (Ireland) --- Lịch sử cổ đại (Thế giới Graeco-La Mã)
  • Bronislaw Baczko (Ba Lan) --- Nghiên cứu khai sáng
  • Russell Scott Lande (Mỹ / Anh) --- Sinh học lý thuyết hoặc Tin sinh học
  • Joseph Ivor Silk (Mỹ /Anh) --- Vũ trụ sơ khai (Từ thời Planck đến các thiên hà đầu tiên)

2010 sửa

  • Manfred Brauneck (Đức) --- Lịch sử của nhà hát trong tất cả các khía cạnh của nó
  • Carlo Ginzburg (Ý) --- Lịch sử châu Âu (1400 - 1700)
  • Jacob Palis (Brasil) --- Toán học (thuần túy và ứng dụng)
  • Yamanaka Shin'ya (Nhật Bản) --- Tế bào gốc: Sinh học và Ưúng dụng tiềm năng

2009 - 2000 sửa

2009 sửa

2008 sửa

2007 sửa

2006 sửa

2005 sửa

2004 sửa

2003 sửa

2002 sửa

2001 sửa

2000 sửa

1999 - 1990 sửa

1999 sửa

1998 sửa

  • Andrzej Walicki (Ba Lan/ Mỹ) --- Lịch sử văn hóa, xã hội của thế giới Slavonic từ thời trị vì của Catherine the Great tới Cách mạng Nga năm 1917
  • Harmon Craig (Mỹ) --- Địa hóa học
  • Robert McCredie May (Anh / Úc) --- Đa dạng Sinh học

1997 sửa

1996 sửa

1995 sửa

  • Alan J. Heeger (Mỹ) --- Khoa học các vật liệu phi sinh học mới
  • Carlo M. Cipolla (Ý) --- Lịch sử kinh tế
  • Yves Bonnefoy (Pháp) --- Lịch sử nghệ thuật và Phê bình nghệ thuật (được áp dụng ở châu Âu từ thời Trung cổ tới ngày nay)

1994 sửa

  • Fred Hoyle (Anh) và Martin Schwarzschild (Đức / Mỹ) --- Vật lý thiên thể (tiến hóa của các ngôi sao)
  • Norberto Bobbio (Ý) --- Khoa học Luật và Chính trị (các chính phủ và nền dân chủ)
  • René Couteaux (Pháp) --- Sinh học (cấu trúc tế bào với quan hệ đặc biệt tới hệ thần kinh)

1993 sửa

  • Jean Leclant (Pháp) --- Nghệ thuật và Khảo cổ học của thế giới cổ đại
  • Lothar Gall (Đức) --- Lịch sử: các xã hội ở thế kỷ 19 và 20
  • Wolfgang H. Berger (Đức / Mỹ) --- Cổ sinh vật học với quan hệ đặc biệt tới Hải dương học

1992 sửa

1991 sửa

1990 sửa

1989-1980 sửa

1989 sửa

1988 sửa

1987 sửa

1986 sửa

1985 sửa

1984 sửa

1983 sửa

1982 sửa

1981 sửa

1980 sửa

< 1980 sửa

1979 sửa

1978 sửa

  • Mẹ Teresa Calcutta (Nam Tư) --- Nhân đạo, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc

1962 sửa

1961 sửa

  • Quỹ Nobel (Thụy Điển) --- Nhân đạo, hòa bình và tình huynh đệ giữa các dân tộc

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa