Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ

giải đấu bóng đá quốc tế cho câu lạc bộ

Cúp bóng đá thế giới các câu lạc bộ (tiếng Anh: FIFA Club World Cup), trước đây được gọi là FIFA Club World Championship (Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ), là một giải đấu bóng đá quốc tế dành cho nam được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), cơ quan quản lý bóng đá toàn cầu, quy tụ các Câu lạc bộ vô địch của các châu lục như Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Trung Mỹ, Châu Đại Dương và đội chủ nhà. Giải đấu lần đầu tiên được tổ chức với tên gọi FIFA Club World Championship 2000. Giải sau đó không được tổ chức từ năm 2001 tới 2004 do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất vẫn là do sự sụp đổ của đối tác tiếp thị của FIFA là International Sport and Leisure. Từ 2005, giải được tổ chức hàng năm, và đã được tổ chức ở Brasil, Nhật Bản, UAE, QatarMaroc.

Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ
Thành lập2000; 24 năm trước (2000)
Khu vựcQuốc tế (FIFA)
Số đội7 (từ 6 liên đoàn châu lục)
Đội vô địch
hiện tại
Anh Manchester City
(lần thứ 1)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Tây Ban Nha Real Madrid
(5 lần)
Truyền hìnhDanh sách các đài truyền hình
Trang webwww.fifa.com/clubworldcup/
Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2025

FIFA Club World Cup lần đầu tiên được tổ chức tại Brasil năm 2000. Giải đấu vẫn thi đấu song song với Cúp Liên Lục địa (hay còn được biết đến với tên gọi Cúp châu Âu/Nam Mỹ), một giải đấu được tổ chức chung bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) và Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL), lần đầu tranh tài năm 1960 giữa đội vô địch UEFA Champions LeagueCopa Libertadores. Năm 2005, sau trận đấu cuối cùng của Cúp Liên Lục địa, giải đấu này được hợp nhất với phiên bản đầu tiên của Club World Cup và đổi tên thành FIFA Club World Championship. Năm 2006, giải đấu lấy tên FIFA Club World Cup và được sử dụng cho đến hiện tại.

Đương kim vô địch hiện tại của giải đấu là Manchester City của Anh, đội đã đánh bại Fluminense của Brazil 4–0 trong trận chung kết năm 2023.

Lịch sử hình thành và phát triển sửa

Giai đoạn mới thành lập giải và bị hoãn (2000 – 2006) sửa

Kế hoạch tổ chức FIFA Club World Cup đã được vạch ra từ nhiều năm trước. Theo cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter, ý tưởng thành lập giải đấu được trình bày với Ủy ban điều hành FIFA vào tháng 12/1993 bởi chủ tịch A.C.Milan Silvio Berlusconi tại Las Vegas .

Khi các giải đấu cấp CLB ở các Liên đoàn được hình thành và phát triển ổn định, FIFA nảy ra ý định tổ chức giải đấu Club World Championship. Vào ngày 3/9/1997, Brasil được chọn làm nước chủ nhà của giải đấu dự kiến được diễn ra vào năm 1999. Ban đầu giải đấu có kế hoạch tổ chức vào năm 1999 khi chọn ra các nhà vô địch của năm 1998 tranh tài nhưng giải bị hoãn một năm. Sau đó giải có sự tham gia của các câu lạc bộ là Sport Club Corinthians Paulistat, Vasco da Gama (Brasil), Manchester United (Anh), Necaxa (Mexico), Raja Casablanca (Maroc), Real Madrid (Tây Ban Nha), Al-Nassr (Ả Rập Xê Út) và South Melbourne (Australia).

Ở phiên bản tiếp theo được dự kiến tổ chức vào mùa hè 2001 tại Tây Ban Nha, có 12 CLB tham dự và được bốc thăm vào tháng 3/2001 tại La Coruna. Tuy nhiên vào ngày 18/5/2001, do có nhiều yếu tố tác động, chủ yếu là do sự sụp đổ của đối tác FIFA là International Sport and Leisure. Các đội tham dự giải đấu năm 2001 được FIFA bồi thường 750.000 USD và LĐBĐ Tây Ban Nha cũng nhận được 1 triệu USD tiền bồi thường. Sau cúp liên lục địa cuối cùng vào năm 2004, FIFA Club World Championship được tái khởi động lại và giải tiếp theo được diễn ra tại Nhật Bản vào năm 2005.

Thể thức loại trực tiếp (2005 – 2022) sửa

Ở giải đấu năm 2005, thời gian thi đấu tại giải được rút ngắn lại so với giải đấu trước và chỉ có 6 đội vô địch từ các Liên đoàn tham dự. Đại diện đến từ UEFA và CONMEBOL được đặt cách vào bán kết của giải. São Paulo là nhà vô địch của giải khi đánh bại Liverpool 1–0 trong trận chung kết, tiền vệ Mineiro cũng là cầu thủ đầu tiên ghi bàn trong một trận chung kết của FIFA Club World Cup.

 
Pep Guardiola được tung hô sau khi Barcelona giành chức vô địch FIFA Club World Cup 2011, đè bẹp Santos 4–0 trong trận chung kết.

Tại Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2006, giải đấu đầu tiên có 7 đội tham gia khi nước chủ nhà của giải có một đại diện tham dự. Urawa Red Diamonds, nhà vô địch AFC Champions League 2006 cũng là đội bóng đến từ nước chủ nhà Nhật Bản nên đội á quân Sepahan của Iran là đại diện đến từ châu Á tham dự giải.

Đến năm 2010, đội bóng ngoài châu Âu và Nam Mỹ đầu tiên lọt vào chung kết FIFA Club World Cup là TP Mazembe của CHDC Congo. Đội bóng châu Phi đánh bại Internacional của Brasil trong trận bán kết để đi vào lịch sử của giải đấu. Tuy nhiên đội đã nhận thất bại dễ dàng 0-3 trước Inter Milan trong trận chung kết.

 
Corinthians giành danh hiệu thế giới thứ hai sau khi đánh bại Chelsea 1–0 trong trận chung kết, kết thúc một năm chứng kiến ​​họ bất bại trong các trận đấu quốc tế với chỉ bốn bàn thua.

Tại giải đấu năm 2013, chủ nhà Raja Casablanca của Maroc tiến một mạch đến trận chung kết kể từ vòng đầu tiên gặp Auckland City của New Zealand. Họ trở thành đội bóng châu Phi thứ 2 tiến đến trận chung kết giải đấu khi đánh bại Atlético Mineiro của Brasil ở bán kết. Raja Casablanca là đội chủ nhà thứ 2 trong lịch sử giải đấu góp mặt ở trận chung kết và họ chịu thất bại trước Bayern Munich bởi đẳng cấp quá chênh lệch giữa hai đội.

Năm 2016, một đội chủ nhà khác đi vào lịch sử của giải khi Kashima Antlers trở thành đội bóng châu Á đầu tiên thi đấu trận chung kết FIFA Club World Cup. Thậm chí, đại diện của J1 League suýt gây sốc khi dẫn trước Real Madrid 2–1 ở đầu hiệp 2 trước khi trận đấu kéo dài thêm hai hiệp phụ và để thua ngược 2–4 với cú Hat-trick của Cristiano Ronaldo. Mặc dù vậy, đội bóng của Nhật Bản vẫn để lại ấn tượng khi suýt trở thành đội đầu tiên ngoài châu Âu và Nam Mỹ từng vô địch giải đấu.

Năm 2018, Al-Ain của nước chủ nhà Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất trở thành đội bóng châu Á thứ hai giành quyền chơi một trận chung kết FIFA Club World Cup. Bị đánh giá thấp hơn Real Madrid, không bất ngờ khi đội đã nhận thất bại với tỉ số 1–4.

Năm 2019, Liverpool giành chiến thắng chung cuộc 1–0 sau hiệp phụ trước Flamengo của Brasil qua đó giành chức vô địch FIFA Club World Cup lần đầu tiên.

Năm 2020, Bayern Munich giành cúp vô địch lần thứ 2 sau năm 2013 khi đánh bại Tigres UANL của Mexico trong trận chung kết.

Năm 2021, giải đấu được tổ chức tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất. Chelsea giành chức vô địch FIFA Club World Cup đầu tiên khi thắng 2–1 trước Palmeiras của Brasil sau 120 phút trong trận chung kết.

Năm 2022, giải đấu được tổ chức tại Maroc. Real Madrid giành chức vô địch FIFA Club World Cup lần thứ 5 khi thắng 5–3 trước Al Hilal của Ả Rập Xê Út trong trận chung kết.

Mở rộng số đội tham dự (kể từ năm 2021) sửa

Vào cuối năm 2016, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã đề nghị mở rộng giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ thành 32 đội bắt đầu vào năm 2019 và diễn ra vào mùa hè để giải đấu hấp dẫn hơn và cân bằng trình độ các đội tham gia, nhằm thu hút các nhà tài trợ cũng như tăng bản quyền truyền hình. Vào cuối năm 2017, FIFA đã thảo luận các đề xuất tổ chức Super Club World Cup để mở rộng giải đấu tới 24 đội và diễn ra bốn năm một lần vào năm 2021, thay thế cho FIFA Confederations Cup.

Ngày 15 tháng 3 năm 2019, định dạng và lịch thi đấu mới của giải đấu đã được thông qua tại cuộc họp của Hội đồng FIFA tại Miami, Florida, Hoa Kỳ. Vì theo lịch thi đấu quốc tế FIFA, khoảng thời gian từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 8 tháng 6 năm 2021 sẽ dành cho vòng loại FIFA World Cup 2022Chung kết UEFA Nations League 2021, giải đấu sẽ diễn ra từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7, thay thế cho FIFA Confederations Cup 2021. Cúp bóng đá châu Phi năm 2021Cúp vàng CONCACAF 2021 sau đó sẽ được phân bố thời gian thi đấu từ ngày 5 đến ngày 31 tháng 7 năm 2021 trong Lịch thi đấu quốc tế FIFA.

Vào tối 16-12, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino cũng cho biết giải đấu sẽ không diễn ra hằng năm như hiện tại, mà sẽ được tổ chức 4 năm/lần.

"Đó sẽ là kỳ FIFA Club World Cup của 32 đội, 4 năm/lần và là lần đầu tiên nó sẽ diễn ra vào mùa hè. Đó sẽ là vào năm 2025. Những đội bóng mạnh nhất thế giới sẽ được mời để tham dự", ông Infantino phát biểu.

Thể thức thi đấu sửa

Thể thức hiện tại của giải đấu bao gồm 7 đội tham dự diễn ra trong 2 tuần ở 1 nước chủ nhà; đội vô địch của AFC Champions League (châu Á), CAF Champions League (châu Phi), CONCACAF Champions League (Bắc Mỹ), Copa Libertadores (Nam Mỹ), OFC Champions League (châu Đại Dương) và UEFA Champions League (châu Âu) năm đó, cùng với đội vô địch quốc gia của nước chủ nhà, tham dự giải đấu theo thể thức loại trực tiếp. Đội vô địch quốc gia của nước chủ nhà sẽ gặp đội vô địch châu Đại Dương trong 1 trận play-off; đội giành chiến thắng sẽ cùng với các đội vô địch châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ tham dự vòng tứ kết. Các đội thắng ở tứ kết sẽ gặp các đội vô địch châu Âu và Nam Mỹ, những đội được vào thẳng bán kết. Hai đội thua ở tứ kết sẽ đá trận tranh hạng 5, hai đội thua ở bán kết đá trận tranh hạng 3 và trận đấu cuối cùng của giải là trận chung kết giữa hai đội giành chiến thắng ở vòng bán kết.

Kể từ mùa giải 2025, thể thức thi đấu có sự thay đổi lớn. Giải sẽ chuyển sang thi đấu vào mùa hè, theo chu kỳ 4 năm một lần và tăng số đội tham dự lên 32 đội. Giải cũng sẽ được bổ sung thêm vòng bảng, với 8 bảng 4 đội, thi đấu vòng tròn chọn đội nhất bảng vào vòng tứ kết.

Bảng thành tích sửa

Tính tới năm 2023, FIFA Club World Cup đã có 11 câu lạc bộ vô địch khác nhau. Real Madrid (Tây Ban Nha) là đội thành công nhất với 5 chức vô địch. Các nhà vô địch khác bao gồm Barcelona (Tây Ban Nha); Bayern München (Đức); AC MilanInter Milan (Ý); Manchester United, LiverpoolChelsea (Anh); Corinthians, São PauloInternacional (Brasil). La Liga là giải vô địch quốc gia thành công nhất với 8 chức vô địch, trong đó Barcelona có 4 lần vào chung kết và Real Madrid nắm kỉ lục nhiều nhất với 5 trận chung kết toàn thắng.

Các trận chung kết, tranh hạng ba sửa

Ký hiệu trong bảng
  Trận đấu được quyết định bằng hiệp phụ   Trận đấu được quyết định bằng sút luân lưu
Năm Chủ nhà Vô địch Tỷ số Á quân Hạng ba Tỷ số Hạng tư Tham khảo
2000
Chi tiết
  Brasil   Corinthians 0–0 
43
  Vasco da Gama   Necaxa 1–1 
43
  Real Madrid [1]
[2]
2005
Chi tiết
  Nhật Bản   São Paulo 1–0   Liverpool   Saprissa 3–2   Al-Ittihad [3]
[4]
2006
Chi tiết
  Internacional 1–0   Barcelona   Al Ahly 2–1   Club América [5]
[6]
2007
Chi tiết
  AC Milan 4–2   Boca Juniors   Urawa Reds Diamonds 2–2 
[n 1]
  Étoile du Sahel [8]
[9]
2008
Chi tiết
  Manchester United 1–0   LDU Quito   Gamba Osaka 1–0   Pachuca [10]
[11]
2009
Chi tiết
  UAE   Barcelona 2–1 
[n 2]
  Estudiantes   Pohang Steelers 1–1 
[n 3]
  Atlante [14]
[15]
2010
Chi tiết
  Inter Milan 3–0   TP Mazembe   Internacional 4–2   Seongnam Ilhwa Chunma [16]
[17]
2011
Chi tiết
  Nhật Bản   Barcelona 4–0   Santos   Al Sadd 0–0 
[n 4]
  Kashiwa Reysol [19]
[20]
2012
Chi tiết
  Corinthians 1–0   Chelsea   Monterrey 2–0   Al Ahly [21]
[22]
2013
Chi tiết
  Maroc   Bayern München 2–0   Raja Casablanca   Atlético Mineiro 3–2   Quảng Châu Hằng Đại [23]
[24]
2014
Chi tiết
  Real Madrid 2–0   San Lorenzo   Auckland City 1–1 
[n 5]
  Cruz Azul
2015
Chi tiết
  Nhật Bản   Barcelona 3–0   River Plate   Sanfrecce Hiroshima 2–1   Quảng Châu Hằng Đại
2016
Chi tiết
  Real Madrid 4–2 
[n 6]
  Kashima Antlers   Atlético Nacional 2–2 
[n 7]
  Club América
2017
Chi tiết
  UAE   Real Madrid 1–0   Grêmio   Pachuca 4–1   Al-Jazira
2018
Chi tiết
  Real Madrid 4–1   Al-Ain   River Plate 4–0   Kashima Antlers
2019
Chi tiết
  Qatar   Liverpool 1–0   Flamengo   Monterrey 2–2 
[n 8]
  Al-Hilal
2020
Chi tiết
  Bayern München 1–0   Tigres UANL   Al-Ahly 0–0 
[n 9]
  Palmeiras
2021
Chi tiết
  UAE   Chelsea 2–1 
[n 10]
  Palmeiras   Al-Ahly 4–0   Al Hilal
2022
Chi tiết
  Maroc   Real Madrid 5–3   Al Hilal   Flamengo 4–2   Al Ahly
2023
Chi tiết
  Ả Rập Xê Út   Manchester City 4–0   Fluminense   Al Ahly 4–2   Urawa Red Diamonds
2025
Chi tiết
  Hoa Kỳ

Thành tích theo câu lạc bộ sửa

Câu lạc bộ Vô địch Á quân Năm vô địch Năm á quân
  Real Madrid 5 2014, 2016, 2017, 2018, 2022 &
  Barcelona 3 1 2009, 2011, 2015 2006
  Corinthians 2 2000, 2012 &
  Bayern Munich 2 2013, 2020 &
  Liverpool 1 1 2019 2005
  Chelsea 1 1 2021 2012
  São Paulo 1 2005 &
  Internacional 1 2006 &
  AC Milan 1 2007 &
  Manchester United 1 2008 &
  Inter Milan 1 2010 &
  Manchester City 1 2023 &
  Vasco da Gama 1 &
2000
  Boca Juniors 1 &
2007
  LDU Quito 1 &
2008
  Estudiantes 1 &
2009
  TP Mazembe 1 &
2010
  Santos 1 &
2011
  Raja Casablanca 1 &
2013
  San Lorenzo 1 &
2014
  River Plate 1 &
2015
  Kashima Antlers 1 &
2016
  Grêmio 1 &
2017
  Al-Ain 1 &
2018
  Flamengo 1 &
2019
  Tigres UANL 1 &
2020
  Palmeiras 1 &
2021
  Al-Hilal 1 &
2022
  Fluminense 1 &
2023

Thành tích theo quốc gia sửa

Quốc gia Vô địch Á quân
  Tây Ban Nha 8 1
  Brasil 4 6
  Anh 4 2
  Ý 2
  Đức 2
  Argentina 4
  DR Congo 1
  Ecuador 1
  Nhật Bản 1
  Maroc 1
  UAE 1
  México 1
  Ả Rập Xê Út 1

Số huy chương (20002023) sửa

HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1  Tây Ban Nha (ESP)8109
2  Brasil (BRA)46313
3  Anh (ENG)4206
4  Đức (GER)2002
  Ý (ITA)2002
6  Argentina (ARG)0415
7  México (MEX)0145
8  Nhật Bản (JPN)0134
9  Ả Rập Xê Út (KSA)0101
  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)0101
  Cộng hòa Dân chủ Congo (COD)0101
  Maroc (MAR)0101
  Ecuador (ECU)0101
14  Ai Cập (EGY)0044
15  Costa Rica (CRC)0011
  Colombia (COL)0011
  Hàn Quốc (KOR)0011
  Qatar (QAT)0011
  New Zealand (NZL)0011
Tổng số (19 đơn vị)20202060

Thành tích theo liên đoàn sửa

Các đại diện châu Phi xuất sắc nhất tính tới thời điểm hiện tại là TP Mazembe của Cộng hòa Dân chủ Congo và Raja Casablanca của Maroc. Đó là 2 đội duy nhất của châu Phi từng tham dự trận chung kết giải đấu, lần lượt vào các năm 2010 và 2013.

Kashima Antlers của Nhật Bản, Al-Ain của Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất và Al-Hilal của Ả Rập Xê Út là những đội châu Á có thành tích tốt nhất, giành vị trí á quân lần lượt vào các năm 2016, 2018 và 2022.

Các câu lạc bộ của MéxicoNecaxa, MonterreyPachuca, cũng như Deportivo Saprissa của Costa Rica, từng đạt vị trí thứ 3. Đây là thành tích tốt nhất của các đại diện Bắc Mỹ.

Câu lạc bộ Auckland City của New Zealand đã một lần giành hạng 3 và là đội duy nhất của Châu Đại Dương lọt vào bán kết tính đến nay.

Đã có tổng cộng 4 câu lạc bộ ngoài châu Âu và Nam Mỹ tham dự trận chung kết.

Liên đoàn Vô địch Á quân
UEFA 16 3
CONMEBOL 4 11
AFC 0 3
CAF 0 2
CONCACAF 0 1
Tổng cộng 20 20

Các giải thưởng sửa

Năm Quả bóng vàng Quả bóng bạc Quả bóng đồng Chiếc giày vàng Phong cách
2000   Edílson   Edmundo   Romário   Romário (3)
  Nicolas Anelka (3)
  Al-Nassr
2005   Rogerio Ceni   Steven Gerrard   Cristian Bolaños   Amoroso (2)
  Peter Crouch (2)
  Alvaro Saborio (2)
  Mohammed Noor (2)
  Liverpool FC
2006   Deco   Iarley   Ronaldinho   Mohamed Aboutrika (3)   Barcelona
2007   Kaká   Clarence Seedorf   Rodrigo Palacio   Washington (3)   Urawa Red Diamonds
2008   Wayne Rooney   Cristiano Ronaldo   Damián Manso   Wayne Rooney (3)   Adelaide United
2009   Lionel Messi   Juan Sebastián Verón   Xavi Hernández   Denilson (4)   Atlante
2010   Samuel Eto'o   Dioko Kaluyituka   Andrés D'Alessandro   Mauricio Molina (3)   Inter Milan
2011   Lionel Messi   Xavi   Neymar   Lionel Messi (2)
  Adriano (2)
  Barcelona
2012   Cássio   David Luiz   Paolo Guerrero   César Delgado (3)

  Satõ Hisato (3)

  Monterrey
2013   Franck Ribéry   Philipp Lahm   Mouhcie Iajour   Ronaldinho (2)

  Darío Conca (2)   César Delgado (2)   Mouhcie Iajour (2)

  Bayern Munich
2014   Sergio Ramos   Cristiano Ronaldo   Ivan Vicelich   Serigo Ramos (2)

  Gareth Bale (2)

  Gerardo Torrado (2)

  Real Madrid
2015   Luis Suárez   Lionel Messi   Andrés Iniesta   Luis Suárez (5)   Barcelona
2016   Cristiano Ronaldo   Luka Modric   Gaku Shibasaki   Cristiano Ronaldo (4)   Kashima Antlers
2017   Luka Modrić   Cristiano Ronaldo   Jonathan Urretaviscaya   Maurício Antônio (2)

  Romarinho (2)

  Cristiano Ronaldo (2)

  Real Madrid
2018   Gareth Bale   Caio   Rafael Santos Berré   Gareth Bale (3)

  Rafael Santos Berré (3)

  Real Madrid
2019   Mohamed Salah   Bruno Henrique   Carlos Eduardo   Baghdad Bounedjah (3)

  Hamdou Elhhouni (3)

  Espéranncce de Tunis
2020   Robert Lewandowski   André-Pierre Gignac   Joshua Kimmich   André-Pierre Gignac (3)   Al-Duhail
2021   Thiago Silva   Dudu   Danilo   Romelu Lukaku (2)
  Raphael Veiga (2)
  Yasser Ibrahim (2)
  Abdoulay Diaby (2)
  Chelsea
2022   Vinícius Júnior   Federico Valverde   Luciano Vietto   Pedro (4)   Real Madrid
2023   Rodri   Kyle Walker   Jhon Arias   Julián Álvarez (2)
  Karim Benzema (2)
  Ali Maâloul (2)
  Al-Ittihad

Tiền thưởng sửa

Đối với từng đội, đội vô địch được nhận 5 triệu $, đội Á quân nhận 4 triệu $, đội hạng ba 2.5 triệu $, hạng tư 2 triệu $, hạng năm 1.5 triệu $, hạng sáu 1 triệu $ và đội hạng bảy nhận 500,000 $.

Super Club World Cup sửa

Năm 2017, FIFA cũng đề xuất về một giải đấu có tên Siêu cúp bóng đá các câu lạc bộ thế giới (Super Club World Cup), dự kiến diễn ra bốn năm một lần, với sự tham gia của 24 câu lạc bộ mỗi mùa. Giải đấu được cho sẽ là sự thay thế cho FIFA Confederations Cup và FIFA Club World Cup, hai giải đấu ít hiệu quả do sự chênh lệch trình độ quá lớn giữa các đội tham gia; cũng như kỳ vọng có thể cạnh tranh với UEFA Champions League về độ hấp dẫn.[26][27][28] Tuy nhiên cho đến nay giải đấu này chưa có tiến triển nào thêm.

Tham khảo sửa

  1. ^ Không thi đấu hiệp phụ trong trận tranh hạng ba. Urawa Red Diamonds thắng 4–2 trong loạt sút luân lưu.[7]
  2. ^ Hòa 1–1 sau 90 phút.[12]
  3. ^ Không thi đấu hiệp phụ trong trận tranh hạng ba. Pohang Steelers thắng 4–3 trong loạt sút luân lưu.[13]
  4. ^ Không thi đấu hiệp phụ trong trận tranh hạng ba. Al Sadd thắng 5–3 trong loạt sút luân lưu.[18]
  5. ^ Không thi đấu hiệp phụ trong trận tranh hạng ba. Auckland City thắng 4–2 trong loạt sút luân lưu.[25]
  6. ^ Hòa 2–2 sau 90 phút.
  7. ^ Không thi đấu hiệp phụ trong trận tranh hạng ba. Atlético Nacional thắng 4–3 trong loạt sút luân lưu.
  8. ^ Không thi đấu hiệp phụ trong trận tranh hạng ba. Monterrey thắng 4–3 trong loạt sút luân lưu.
  9. ^ Không thi đấu hiệp phụ trong trận tranh hạng ba.Al-Ahly thắng 3–2 trong loạt sút luân lưu.
  10. ^ Hòa 1–1 sau 90 phút.
  1. ^ “FIFA Club World Championship Brazil 2000”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ Pontes, Ricardo (ngày 29 tháng 5 năm 2007). “FIFA Club World Championship 2000”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  3. ^ “FIFA Club World Championship Toyota Cup Japan 2005”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ Nakanishi, Masanori "Komabano"; de Arruda, Marcelo Leme (ngày 30 tháng 4 năm 2006). “FIFA Club World Championship 2005”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  5. ^ “FIFA Club World Cup Japan 2006”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  6. ^ Nakanishi, Masanori "Komabano"; de Arruda, Marcelo Leme (ngày 10 tháng 5 năm 2007). “FIFA Club World Championship 2006”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  7. ^ “Shootout sends bronze to Urawa”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  8. ^ “FIFA Club World Cup Japan 2007”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  9. ^ de Arruda, Marcelo Leme (ngày 28 tháng 5 năm 2008). “FIFA Club World Championship 2007”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ “FIFA Club World Cup Japan 2008”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  11. ^ Nakanishi, Masanori "Komabano"; de Arruda, Marcelo Leme (ngày 21 tháng 5 năm 2009). “FIFA Club World Championship 2008”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  12. ^ “Club Estudiantes de La Plata – FC Barcelona”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 19 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  13. ^ “Pohang Steelers FC – Atlante Futbol Club”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 19 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  14. ^ “FIFA Club World Cup UAE 2009”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  15. ^ de Arruda, Marcelo Leme (ngày 14 tháng 5 năm 2010). “FIFA Club World Championship 2009”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  16. ^ “FIFA Club World Cup UAE 2010”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  17. ^ de Arruda, Marcelo Leme (ngày 17 tháng 7 năm 2012). “FIFA Club World Championship 2010”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  18. ^ “Al-Sadd take third on penalties”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 18 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  19. ^ “FIFA Club World Cup Japan 2011”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  20. ^ de Arruda, Marcelo Leme (ngày 17 tháng 7 năm 2012). “FIFA Club World Championship 2011”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  21. ^ “FIFA Club World Cup Japan 2012”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  22. ^ de Arruda, Marcelo Leme (ngày 10 tháng 1 năm 2013). “FIFA Club World Championship 2012”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  23. ^ “FIFA Club World Cup Morocco 2013”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  24. ^ de Arruda, Marcelo Leme (ngày 23 tháng 12 năm 2013). “FIFA Club World Championship 2013”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  25. ^ “Auckland City claim historic bronze”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 20 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014.
  26. ^ “A new FIFA Club World Cup with Real Madrid, Barcelona, Atletico and Sevilla”. 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập 3 tháng 12 năm 2017.
  27. ^ “FIFA Are Planning A Massive 24-Team Club World Cup”. 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập 3 tháng 12 năm 2017.
  28. ^ “FIFA plant Mega-Klub-WM” (bằng tiếng Đức). 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập 3 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoài sửa