Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia
Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia (tiếng Anh: Women's National League)[1] là giải bóng đá nữ hàng năm do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức cho các đội bóng đá nữ ở Việt Nam. Giải đấu được thành lập năm 1998 và hiện nay có 7 đội tham dự. Đội bóng vô địch nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh I với cùng 11 lần lên ngôi Hậu.[2][3]
Thành lập | 1998 |
---|---|
Quốc gia | ![]() |
Liên đoàn | AFC |
Số đội | 7 (2022) |
Cấp độ trong hệ thống | 1 |
Đội vô địch hiện tại | Thành phố Hồ Chí Minh I (lần thứ 11) |
Vô địch nhiều nhất | Thành phố Hồ Chí Minh I (11 lần) |
Trang web | Trang chủ |
![]() |
Lịch sửSửa đổi
Kể từ năm 1896, khi người Pháp đem bóng đá tới Việt Nam, bóng đá từng bước trở thành môn thể thao số một tại đất nước này. Vào năm 1932 xuất hiện đội bóng đá nữ đầu tiên của Việt Nam và có thể của cả châu Á, đó là đội Cái Vồn ở Cần Thơ do ông Phan Khắc Sửu thành lập. Cái Vồn là đội nữ đầu tiên của. Vài năm sau, có thêm đội Bà Trưng ở Rạch Giá - Long Xuyên. Năm 1933, đội nữ Cái Vồn thi đấu với đội nam Paul Bert tại sân Mayer và kết quả hòa 2-2, một kỳ tích trong lịch sử bóng đá Việt Nam.[4] Vào ngày 2 tháng 7 năm 1933, báo chí đã ghi nhận trận đấu bóng đá giữa 2 đội nữ Cái Vồn và Xóm Chai diễn ra tại Nam Bộ.
Từ những năm cuối thế kỷ 20, nhiều đội bóng đá nữ đã ra đời và từng bước từ phong trào đã mang tính chuyên nghiệp như Tao Đàn, Hà Nội I, Than Việt Nam...
Giải vô địch nữ quốc gia được VFF lần đầu tổ chức vào năm 1998 với chức vô địch thuộc về Hà Nội, qua đó ghi dấu ấn với 10 chức vô địch sau này cùng với CLB nữ Thành Phố Hồ Chí Minh. Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia Việt Nam là giải đấu bóng đá đầu tiên cho nữ giới trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, nó không thuộc thẩm quyền trực tiếp của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, do đó, giải đấu hoàn toàn do các cầu thủ nghiệp dư hoặc bán chuyên nghiệp tạo nên.
Năm 2022, ngay sau khi lứa đàn chị lọt vào VCK World Cup nữ 2023, một khoảnh khắc lịch sử đã xảy ra khi hai cầu thủ của TP.HCM (Nguyễn Thị Mỹ Anh, Lê Hoài Lương) chuyển đến Thái Nguyên và được trao cơ hội theo hợp đồng chuyên nghiệp, lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá nữ Việt Nam. Sau khi VFF can thiệp theo yêu cầu của Thành phố Hồ Chí Minh, các vụ chuyển nhượng đã có thể tiếp tục sau khi câu lạc bộ miền nam Việt Nam được bảo lãnh.[5][6] Đây được coi là thời khắc mang tính bước ngoặt đối với bóng đá nữ Việt Nam do tính chất nghiệp dư / bán chuyên nghiệp, đã làm dấy lên những cuộc tranh luận về việc khi nào giải bóng đá nữ Việt Nam nên tổ chức lại và bước vào kỷ nguyên chuyên nghiệp mới.
Xếp hạng thành tích câu lạc bộSửa đổi
Theo số lần vô địchSửa đổi
Đội bóng | Vô địch | Á quân | Hạng ba |
---|---|---|---|
Thành phố Hồ Chí Minh/Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh/Thành phố Hồ Chí Minh I | 11 (2002, 2004, 2005, 2010, 2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022) | 4 (1998, 1999, 2013, 2018) | 3 (2000, 2011, 2012) |
Hà Nội/Hà Nội Tràng An I/Hà Nội I/Hà Nội I Watabe/Hà Nội Watabe | 10 (1998, 1999, 2000, 2001, 2003, 2008, 2009, 2011, 2013, 2014) | 10 (2002, 2004, 2006, 2010, 2012, 2015, 2016, 2019, 2020, 2021, 2022) | 3 (2007, 2017, 2018) |
Than Việt Nam/Than Cửa Ông/Than Khoáng Sản Việt Nam | 2 (2007, 2012) | 4 (2003, 2008, 2009) | 12 (1998, 1999, 2000, 2001, 2006, 2010, 2014, 2016, 2017, 2018, 2020, 2021, 2022) |
Hà Tây/Hòa Hợp Hà Tây/Hòa Hợp Hà Nội/Hà Nội Tràng An II/Hà Nội II/Hà Nội II Watabe | 1 (2006) | 4 (2000, 2001, 2005, 2007) | 5 (1998, 2002, 2003, 2008, 2009) |
Hà Nam/Phong Phú Hà Nam | 1 (2018) | 3 (2011, 2014, 2017) | 5 (2004, 2005, 2013, 2015, 2016) |
Giải thưởng cá nhânSửa đổi
Kỷ lụcSửa đổi
- Cầu thủ
- Cầu thủ nữ giành nhiều Quả bóng vàng Việt Nam nhất là Đoàn Thị Kim Chi (2004, 2005, 2007, 2009) ""4 lần""
- Cầu thủ nữ đầu tiên có tên trong giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam và đoạt Quả bóng đồng năm 2001 (so với nam) đó là Lưu Ngọc Mai.
- Cầu thủ nhiều lần giành vua phá lưới nhất đó là Huỳnh Như (2013, 2016, 2017, 2021) ""4 lần"", Lưu Ngọc Mai (1999, 2001, 2002) và Phạm Thị Hải Yến (2015, 2018, 2019) ""3 lần"".
- Cầu thủ xuất sắc nhất giải nhiều lần nhất: Huỳnh Như của Thành phố Hồ Chí Minh I (2018, 2019, 2020, 2021) ""4 lần"". Quách Thanh Mai của Hà Nội (2000, 2004); Phùng Thị Minh Nguyệt của Hà Nội (2002, 2003); Đào Thị Miện của Hà Tây (2007, 2009); Nguyễn Thị Minh Nguyệt của Hà Nội I (2013, 2016) cùng 2 lần.
- Kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải là: Phạm Thị Hải Yến (Hà Nội) ghi được 17 bàn thắng mùa giải 2019, cô cũng xác lập kỷ lục ghi được 14 bàn thắng ở mùa giải 2018, xếp sau đó là Lưu Ngọc Mai vào năm 2002 và Huỳnh Như năm 2016 cùng 12 bàn thắng.
- Thủ môn giành danh hiệu xuất sắc nhiều lần nhất đó là Đặng Thị Kiều Trinh của Thành phố Hồ Chí Minh I vào các năm 2007, 2011, 2013, 2015, 2016 và 2017 (6 lần).
- Cầu thủ từng vô địch Quốc gia nhiều lần nhất: Trần Thị Kim Hồng của Thành phố Hồ Chí Minh I vào các năm 2002, 2004, 2006, 2010 và 2016 (5 lần).
- Cầu thủ duy nhất trong lịch sử vừa giành được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải (1999), vừa giành được danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất giải (2002): Nguyễn Thị Kim Hồng của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cầu thủ vừa giành được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải, vừa giành được danh hiệu Vua phá lưới ở cùng một mùa giải: Đỗ Thị Ngọc Châm (Hà Nội) năm 2008 và Bùi Thị Hiền Lương (Hà Nội) năm 1998 (1 lần), Huỳnh Như (Thành Phố Hồ Chí Minh I) năn 2021.
- Cầu thủ ghi bàn nhanh nhất: Trần Thị Mẽ (8) của Hà Nam trong trận thắng 3-0 trước Thái Nguyên vào ngày 6 tháng 8 năm 2005 trên Sân vận động Hà Đông, Hà Tây ('48 giây)
- Huấn Luyện Viên nữ có nhiều chức Vô Địch cho CLB nhất: Đoàn Thị Kim Chi (2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021) ""6 lần"" giải Vô Địch Quốc Gia và (2020, 2021) ""2 lần"" Cup Quốc Gia, HLV CLB Thành Phố Hồ Chí Minh I.
- Đội bóng
- Có tổng cộng 5 đội bóng đã từng lên ngôi Hậu tại giải vô địch bóng đá nữ quốc gia là Hà Nội I, Thành phố Hồ Chí Minh I, Than Khoáng Sản Việt Nam, Hà Tây (nay Hà Nội II) và Phong Phú Hà Nam.
- Đội bóng đoạt chức vô địch quốc gia nhiều lần nhất Hà Nội I 10 lần (vào các năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2003, 2008, 2009, 2011, 2013 và 2014). Thành Phố Hồ Chí Minh I 10 lần(vào các năm 2002, 2004, 2005, 2010, 2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021).
- TNG Thái Nguyên là đội bóng duy nhất chưa từng giành được huy chương trong tất cả các lần tham dự Giải vô địch bóng đá Nữ quốc gia từ trước đến nay.
- Trận đấu
- Trận đấu có tỷ số cách biệt lớn nhất: nữ Thành phố Hồ Chí Minh thắng nữ Quảng Ngãi với tỷ số 12-0 vào ngày 15 tháng 7 năm 2002 trên sân vận động Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trận đấu có nhiều bàn thắng nhất:
- Trận đấu có tỷ số hòa cao nhất:
- Trận đấu có nhiều khán giả nhất:
Tài trợSửa đổi
Nhà tài trợ | Mùa giải |
---|---|
Kotex | 2003 |
Không có nhà tài trợ | 2004 |
Agribank | 2005 |
VAPower Việt Á | 2006 |
Không có nhà tài trợ | 2007, 2008 |
Austdoor | 2009 |
Cánh Buồm Đỏ | 2010 |
Vinatex | 2011 |
Thái Sơn Bắc | 2012 - 2022 |
Tham khảoSửa đổi
- ^ “VFF - Women's National League”. VFF.
- ^ “Vô địch Quốc gia nữ”. VFF. Truy cập 30 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Thái Sơn Bắc tiếp tục là Nhà tài trợ chính giải BĐ nữ VĐQG - Cúp Thái Sơn Bắc 2019”. VFF. Truy cập 20 tháng 5 năm 2019.
- ^ “Lịch sử bóng đá Việt Nam (1896-1975)”. VietNamNet. ngày 3 tháng 10 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp) - ^ “Bước ngoặt lịch sử của bóng đá nữ Việt Nam”. ZingNews.vn. 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
- ^ “Lần đầu tiên bóng đá nữ Việt Nam có 'tiền lót tay'”. Tuổi Trẻ Online. 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022.
- ^ “Vietnam - List of Women Champions”. RSSSF. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011.
- ^ “Hà Nội giành vị trí Á quân giải bóng đá nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2019”. RSSSF. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2019.