Giải thưởng Thống kê Quốc tế

Giải thưởng Thống kê Quốc tế được trao hai năm một lần cho một cá nhân hoặc một nhóm "vì những thành tựu trong việc sử dụng số liệu thống kê để thúc đẩy khoa học, công nghệ và phúc lợi con người". Giải thưởng Thống kê Quốc tế, cùng với Giải thưởng COPSS được coi là hai danh hiệu cao nhất trong lĩnh vực Thống kê.

Giải thưởng Thống kê Quốc tế
International Prize in Statistics
Trao choNghiên cứu khoa học nổi bật trong lĩnh vực Thống kê
Lần đầu tiên2017
Trang chủstatprize.org

Giải thưởng này được mô phỏng theo giải Nobel, giải Abel, huy chương Fieldsgiải Turing và được trao giải thưởng bằng tiền 75.000$. Lễ trao giải diễn ra trong Đại hội Thống kê Thế giới.

Lễ trao giải đầu tiên diễn ra tại Hội nghị Thống kê thế giới lần thứ 61 ở Marrakech, Ma-rốc vào tháng 7 năm 2017.[1].

Người đoạt giải sửa

Năm Người đoạt giải Quốc tịch Tổ chức Citation
2017 David Cox Anh Imperial College London, Đại học Oxford Mô hình phân tích sống sót (hay còn gọi là phân tích sự kiện) ứng dụng trong y học, khoa học và kỹ thuật.[2]

Quy tắc sửa

Giải thưởng công nhận một tác phẩm hay công trình nghiên cứu, thể hiện ý tưởng có ảnh hưởng đến các nguyên tắc khác hoặc có hiệu quả thiết thực trên thế giới. Người nhận phải còn sống khi giải thưởng được trao.[3]

Tổ chức sáng lập sửa

Giải thưởng được trao bởi Quỹ Giải thưởng Quốc tế về Thống kê, trong đó bao gồm các đại diện của các tổ chức xã hội lớn sau đây:

Ngoài việc thừa nhận đóng góp của một nhà thống kê, Quỹ cũng hướng tới việc giáo dục công chúng về những đổi mới thống kê và tác động của chúng lên thế giới và được công nhận rộng rãi hơn cho lĩnh vực này.[4]

Người nhận giải thưởng được lựa chọn bởi một ủy ban tuyển chọn bao gồm các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực này. Tính đến năm 2016, các thành viên của ủy ban là:

Tham khảo sửa

  1. ^ http://maroc-diplomatique.net/prix-international-de-statistiques-decerne-a-david-cox-61-congres-mondial-de-statistiques/
  2. ^ “Giải thưởng thống kê quốc tế được trao cho Sir David Cox với Mô hình phân tích sống sót (hay còn gọi là phân tích sự kiện) ứng dụng trong y học, khoa học và kỹ thuật”.[liên kết hỏng]
  3. ^ “2017 Call for nominations”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ “Hungarian science spat, Kuwait's DNA law and a transparency milestone – The week in science: 21–ngày 27 tháng 10 năm 2016”. Nature (ấn bản 432). 538. ngày 27 tháng 10 năm 2016. doi:10.1038/538432a.