Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2010

Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2010 (Tên chính thức là: Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia - Cúp Cánh Buồm Đỏ 2010, đặt tên theo nhà tài trợ) là giải đấu bóng đá lần thứ 13 của Giải vô địch bóng đá nữ Việt Nam do VFF tổ chức và Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà tài trợ.[1] Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia 2010 với sự tham dự của 6 đội bóng gồm: Hà Nội Tràng An 1, Hà Nội Tràng An II, Phong Phú Hà Nam, Than Khoáng sản Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và Gang thép Thái Nguyên sẽ chính thức khởi tranh vào đúng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2010. Nhằm đảm bảo các cầu thủ nữ có cơ hội được thi đấu nhiều trận, nâng cao trình độ chuyên môn, Ban tổ chức giải tiếp tục áp dụng phương thức thi đấu vòng tròn 2 lượt để tính điểm xếp hạng. Theo lịch thi đấu, các trận lượt đi sẽ diễn ra từ ngày 8/3 đến ngày 26/3/2010 trên Sân vận động Hà Nam, Tỉnh Hà Nam. Các trận lượt về sẽ khởi động vào ngày 9/6 và kết thúc vào ngày 26/6/2010 trên Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.[2][3]

GIẢI BÓNG ĐÁ NỮ VÔ ĐỊCH QUỐC GIA - CÚP CÁNH BUỒM ĐỎ 2010
Chi tiết giải đấu
Quốc gia Việt Nam
Thời gian8 tháng 3 - 26 tháng 6 năm 2010
Số đội6
Vị trí chung cuộc
Vô địchTp.Hồ Chí Minh
Á quânHà Nội Tràng An 1
Hạng baTKS Việt Nam
Thống kê giải đấu
Số trận đấu30
Vua phá lướiĐoàn Thị Kim Chi (14-Tp.Hồ Chí Minh), 6 bàn
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Trần Thị Kim Hồng (7-Tp.Hồ Chí Minh)
2009
2011

Địa điểm thi đấu sửa

Thông tin giải đấu sửa

  • So với Giải vô địch bóng đá nữ Việt Nam 2009 thì giải năm nay có một đội bóng đổi tên:
  • Với kết quả thi đấu ấn tượng ở vòng 1, Nhà tài trợ Cánh buồm đỏ đã trao thưởng cho Phong Phú Hà Nam 50 triệu đồng. Ban tổ chức Hà Nam cũng được thưởng 50 triệu đồng[4].
  • Sau ba vòng thi đấu Giải vô địch bóng đá nữ Việt Nam 2010 đã lập một kỷ lục về lượng khán giả đến sân với 14.000 khán giả đến sân trung bình 4.666 người mỗi trận. Kỷ lục này được Liên đoàn bóng đá Việt Nam đánh giá có dấu ấn đặc biệt của ban tổ chức sân Hà Nam[5].
  • Gang Thép Thái Nguyên:Huấn luyện viên Đỗ Thị Thủy tử nạn khi đang nghỉ phép[6].
  • Hà Nội Tràng An 1: Ngày 3 tháng 5, Tiền vệ Nguyễn Thị Kim Tuyến trong lúc phơi quần áo ở tầng 3 khu ký túc xá, Trung tâm huấn luyện Thể thao Quốc gia 1 (Nhổn) đã bị ngã xuống sân. May mắn là cô không bị một tổn thương nào nghiêm trọng[7].
  • Tp.Hồ Chí Minh:Để chuẩn bị cho giai đoạn 2, đội bóng đá nữ Thành phố Hồ Chí Minh có chuyến tập huấn tại Trung Quốc từ ngày 10 tháng 5 tại Đại học kinh tế Sơn Đông[8].
  • Việc xếp lịch thi đấu lượt về của Giải vô địch bóng đá nữ Việt Nam 2010 trùng với World Cup 2010 diễn ra tại Nam Phi bị một số báo chí chỉ trích[9].
  • Tp.Hồ Chí Minh:Ông Trần Anh Tú thay thế ông Trần Đình Huấn làm trưởng đoàn, ông Vương Á Nam thay thế ông Nguyễn Tấn Lợi làm huấn luyện viên trưởng, ông Nguyễn Tấn Lợi làm trợ lý huấn luyện viên, ông Huỳnh Phúc Vinh thay thế ông Trịnh Công Phương làm trợ lý ngôn ngữ kể từ ngày 9 tháng 6 năm 2010[10].

Cách tính điểm, xếp hạng sửa

  • Đội thắng: 3 điểm
  • Đội hoà: 1 điểm
  • Đội thua: 0 điểm

Tính tổng số điểm của các Đội đạt được để xếp thứ hạng.

  • Nếu có từ 2 đội trở lên bằng điểm nhau, trước hết sẽ tính kết quả các trận đấu giữa các đội đó với nhau theo thứ tự: số điểm; hiệu số bàn thắng-bàn thua; số bàn thắng. Nếu các chỉ số này vẫn bằng nhau thì tiếp tục xét các chỉ số của toàn bộ các trận đấu trong giải theo thứ tự: Hiệu số của tổng số bàn thắng- tổng số bàn thua; tổng số bàn thắng. Nếu vẫn bằng nhau sẽ tổ chức bốc thăm để xác định đội xếp trên.

[11]

Giải thưởng sửa

  • Đội Nhất: Cúp, cờ, HCV và 80 triệu đồng
  • Đội xếp thứ Nhì: Cờ, HCB và giải thưởng 60 triệu đồng
  • Đội xếp thứ Ba: Cờ, HCĐ và giải thưởng 30 triệu đồng
  • Giải phong cách: Cờ và giải thưởng 10 triệu đồng
  • Cầu thủ xuất sắc nhất giải: 5 triệu đồng
  • Thủ môn xuất sắc nhất giải: 3 triệu đồng
  • Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: 3 triệu đồng.[11]

Bảng xếp hạng sửa

Bảng tổng sắp sửa

Bảng xếp hạng sau 10 vòng đấu
TT Đội Trận Thắng Hòa Thua BT BB Điểm
1 Tp.Hồ Chí Minh 10 6 3 1 15 4 21
2 Hà Nội Tràng An 1 10 4 5 1 15 7 17
3 TKS Việt Nam 10 4 5 1 13 9 17
4 Phong Phú Hà Nam 10 4 2 4 9 11 14
5 Hà Nội Tràng An 2 10 1 3 5 7 13 6
6 Gang Thép Thái Nguyên 10 0 4 6 8 22 4

Đội dẫn đầu sau mỗi vòng đấu sửa

Lịch thi đấu và kết quả chi tiết sửa

Lượt đi sửa

Lượt đi
Ngày Đội Tỷ số Đội
8 tháng 3 Phong Phú Hà Nam 2 - 1 Gang Thép Thái Nguyên
9 tháng 3 TKS Việt Nam 1 - 0 Tp.Hồ Chí Minh
10 tháng 3 Hà Nội Tràng An 2 1 - 2 Hà Nội Tràng An 1
12 tháng 3 TKS Việt Nam 1 - 0 Phong Phú Hà Nam
13 tháng 3 Hà Nội Tràng An 2 1 - 1 Gang Thép Thái Nguyên
14 tháng 3 Tp.Hồ Chí Minh 0 - 0 Hà Nội Tràng An 1
16 tháng 3 Phong Phú Hà Nam 1 - 0 Hà Nội Tràng An 2
17 tháng 3 Gang Thép Thái Nguyên 0 - 3 Tp.Hồ Chí Minh
18 tháng 3 Hà Nội Tràng An 1 3 - 2 TKS Việt Nam
20 tháng 3 Tp.Hồ Chí Minh 3 - 1 Hà Nội Tràng An 2
21 tháng 3 TKS Việt Nam 2 - 2 Gang Thép Thái Nguyên
22 tháng 3 Hà Nội Tràng An 1 0 - 0 Phong Phú Hà Nam
24 tháng 3 Hà Nội Tràng An 2 0 - 0 TKS Việt Nam
25 tháng 3 Gang Thép Thái Nguyên 1 - 1 Hà Nội Tràng An 1
26 tháng 3 Phong Phú Hà Nam 0 - 1 Tp.Hồ Chí Minh

Lượt về sửa

Lượt về
Ngày Đội Tỷ số Đội
9 tháng 6 Tp.Hồ Chí Minh 2 - 0 Gang Thép Thái Nguyên
Hà Nội Tràng An 1 3 - 0 Hà Nội Tràng An 2
10 tháng 6 Phong Phú Hà Nam 0 - 0 TKS Việt Nam
13 tháng 6 Phong Phú Hà Nam 0 - 4 Hà Nội Tràng An 1
Hà Nội Tràng An 2 0 - 0 Tp.Hồ Chí Minh
14 tháng 3 Gang Thép Thái Nguyên 2 - 4 TKS Việt Nam
17 tháng 6 Tp.Hồ Chí Minh 1 - 1 TKS Việt Nam
Hà Nội Tràng An 2 2 - 1 Phong Phú Hà Nam
18 tháng 6 Hà Nội Tràng An 1 1 - 1 Gang Thép Thái Nguyên
21 tháng 6 TKS Việt Nam 0 - 0 Hà Nội Tràng An 1
Tp.Hồ Chí Minh 3 - 0 Phong Phú Hà Nam
22 tháng 6 Gang Thép Thái Nguyên 0 - 2 Hà Nội Tràng An 2
25 tháng 6 TKS Việt Nam 2 - 1 Hà Nội Tràng An 2
26 tháng 6 Gang Thép Thái Nguyên 0 - 4 Phong Phú Hà Nam
Hà Nội Tràng An 1 1 - 2 Tp.Hồ Chí Minh

Kết quả tổng hợp sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Cánh buồm đỏ trở thành Nhà tài trợ chính thức giải VĐQG nữ 2010”. VFF. mod=DetailNews&fNewsID=13607&fCatID=278&fSncID=&fMscID= Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ 13598.html “Ngày 8/3, khởi tranh giải bóng đá nữ VĐQG 2010” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). http://www.vff.org.vn/. Truy cập 1 tháng 3 năm 2010. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  3. ^ “Vietnam Women 2010”. http://www.rsssf.com. Truy cập 30 tháng 6 năm 2010. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  4. ^ “Nhà tài trợ Cánh Buồm Đỏ thưởng CLB nữ PP Hà Nam và BTC Hà Nam”. VFF. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2010.
  5. ^ “Giải vô địch bóng đá nữ 2010 lập kỷ lục về khán giả”. VNE. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010.
  6. ^ “Huấn luyện viên bóng đá nữ Thái Nguyên tử nạn”. PLO. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2010.
  7. ^ “Tuyển thủ nữ Việt Nam ngã từ tầng 3 khi đang phơi đồ”. VTC. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ “Thông tin đội bóng đá nữ [[Thành phố Hồ Chí Minh]] tập huấn tại Trung Quốc: Nhiều tiến bộ!”. VFF. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  9. ^ “Khổ thân các cô gái đá bóng”. TTO. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010.
  10. ^ “Thông báo số 3 Giải bóng đá Nữ Vô địch Quốc gia – Cúp Cánh Buồm Đỏ 2010”. VFF. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010.
  11. ^ a b “Ngày 14/6, khởi tranh Giải bóng đá nữ VĐQG 2008”. http://www.vff.org.vn/. Truy cập 6 tháng 6 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa