Giai điệu[1] là một chuỗi nối tiếp của các nốt nhạc (các cấp độ hay tầng dao động sóng âm thanh) mà người nghe nhận thức như một thực thể duy nhất. Theo một nghĩa cụ thể nhất của nó, giai điệu là sự kết hợp của cao độnhịp, trong khi nếu nói tượng trưng hơn, từ này có thể bao gồm hàng loạt nốt nhạc kết hợp với các yếu tố âm nhạc khác như âm sắc. Giai điệu có thể được coi là bè nổi, còn bè đệm là nền nhạc.

Các giai điệu thường bao gồm một hoặc nhiều đoạn âm nhạc hoặc một, và thường được lặp lại trong suốt tác phẩm âm nhạc dưới nhiều dạng khác nhau. Các giai điệu cũng có thể được mô tả bởi sự chuyển động đều đặn của chúng hoặc các khoảng trống hoặc các khoảng giữa các khoảng trống (chủ yếu kết nối hoặc không kết nối hoặc với các hạn chế khác), phạm vi cao độ, sự căng và sự giải phóng, liên tục và liên kết, nhịp điệu và hình dạng.

Thành phần sửa

Cho nhiều và đa dạng các thành phần và các thể loại của Giai điệu "nhiều giải thích vẫn còn tồn tại đến ngày nay (về Giai điệu) đã hạn chế chúng ta với những mô hình đặc biệt, và chúng trở nên quá biệt lập". Paul Narveson tuyên bố trong năm 1984 rằng hơn 3/4 các vấn đề về Giai điệu vẫn chưa được khám phá hoàn toàn.

Giai điệu tồn tại trong hầu hết nền Âm nhạc Châu Âu được viết trước thế kỉ 20 và dòng nhạc phổ biến của thế kỉ 20 có "cấu trúc phù hợp và dễ dàng cảm nhận", lặp lại "các câu nhạc, thường là mang tính chu kì, tại mọi cấp độ cấu trúc" và "trường độ và các mô hình của các trường độ".

Những Giai điệu trong thế kỉ 20 "sử dụng số lượng đa dạng các cao độ hơn bất kì giai đoạn nào trong lịch sử âm nhạc phương Tây". Khi mà âm giai bát cung (diatonic scale) vẫn còn đang sử dụng thì âm giai thập nhị cung (chromatic scale) đang dần trở nên phổ biến "rộng rãi". Những nhạc sĩ cũng cung cấp một vai trò đối với "thước đo định tính" mà trước đây "hầu như chỉ dành riêng cho cao độ và Điệu". Kliewer tuyên bố, "Những thành phần cần thiết của bất kì Giai điệu nào là trường độ, cao độ, âm sắc, sự phối hợp giữa các yếu tố và cường độ. Mặc dù cùng một Giai điệu có thể được nhận ra trong nhiều âm sắc và mức độ lớn nhỏ khác nhau, độ lớn nhỏ có thể vẫn là "một thành phần tiếp nối có trật tự"  

Ví dụ sửa

Các phong cách âm nhạc khác nhau sử dụng các giai điệu theo những cách khác nhau. Ví dụ:

Những nghệ sĩ nhạc jazz dùng thuật ngữ "lead" hay "head" để chỉ những Giai điệu chính được dùng như một điểm bắt đầu cho lối biểu diễn ngẫu hứng (improvisation).

Nhạc Rock, nhạc có giai điệu và các loại nhạc khác của dòng nhạc phổ thông hay nhạc đồng quê có khuynh hướng chọn một hay hai Giai điệu (Một đoạn nhạc - verse) và điệp khúc (chorus) và dính liền với nhau; nhiều thể loại đa dạng có thể xuất hiện trong lời bát hát hoặc các câu nhạc.

Nhạc cổ điển Ấn Độ xem trọng Giai điệu và Điệu và đánh giá thấp phần hòa âm, vì bài nhạc không có nhiều hợp âm.

Dòng nhạc "gamelan" của người Bali (Indonesia) thường dùng những sự đa dạng và sự thay thế phức tạp của một Giai điệu duy nhất được chơi cùng một lúc, được gọi là "heterophony".

Trong nhạc cổ điển Phương Tây, các nhạc sĩ thường giới thiệu một Giai điệu ban đầu, hay một Giai điệu chính, và sau đó tạo ra sự biến thể. Âm nhạc cổ điển thường có nhiều lớp Giai điệu, gọi là polyphony, như là việc phối hợp cùng một lúc nhiều Giai điệu, một thể loại được gọi là "counterpoint". Thông thường, những Giai điệu được tạo ra từ những "cấu trúc chung" hay những đoạn Giai điệu ngắn, như là đoạn mở đầu "Fifth Symphony" của Beethoven. Richard Wagner đã từng phổ biến khái niệm "leitmotif": một cấu trúc hay một Giai điệu liên quan đến một chủ đề, một người hay một địa điểm nhất định.

Khi trường độ và cao độ của âm nhạc trung đại (common practice period) trong cả dòng nhạc phổ thông và dòng nhạc cổ điển là yếu tố quan trọng nhất của các Giai điệu, trong Âm nhạc đương đại của thế kỉ 20 và 21, trường độ và cao độ đã trở nên ít quan trọng hơn còn âm sắc mới được xem trọng, nói đúng hơn là yếu tố chính của Giai điệu. Một số ví dụ có thể đưa ra là Âm nhạc thực nghiệm (musique concrete), Giai điệu màu sắc (klangfarbenmelodie), "Eight Etudes and a Fantasy" của Elliott Carter (Những bài nhạc này chỉ có một nốt), String Quartet 1931 của Ruth Crawford-Seeger (sau này được sửa lại thành  Andante for string orchestra), những bài nhạc này có những Giai điệu được tạo ra từ những nốt có cao độ giống nhau chỉ có sự thay đổi về mặt cường độ, và "Aventures" của  György Ligeti, trong bài hát có sự lặp lại của các âm để tạo nên chuỗi âm liên tiếp.

Tham khảo sửa

  1. ^ Henry George Liddell, Robert Scott. “μελῳδ-ία”. Melodia. A Greek–English Lexicon. Perseus Digital Library, Tufts University.

Đọc thêm sửa

  • Apel, Willi. Harvard Dictionary of Music, 2nd ed., p. 517–19.
  • Edwards, Arthur C. The Art of Melody, p. xix–xxx.
  • Holst, Imogen (1962/2008). Tune, Faber and Faber, London. ISBN 0-571-24198-0.
  • Smits van Waesberghe, Joseph (nl) (nl) (1955). A Textbook of Melody: A course in functional melodic analysis, American Institute of Musicology.
  • Szabolcsi, Bence (1965). A History Of Melody, Barrie and Rockliff, London.
  • Trippett, David (2013). Wagner's Melodies. Cambridge University Press.

Liên kết ngoài sửa