Giao phối là thuật ngữ sinh học chỉ về sự kết hợp của các sinh vật khác giới hoặc lưỡng tính, thường cho mục đích sinh sản hữu tính. Thuật ngữ giao phối còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau và phạm vi khác nhau như giao cấu (hành vi sinh dục, quan hệ sinh lý nhưng không nhất thiết vì mục đích sinh sản) hay phối giống hay nhân giống (dùng cho ngữ cảnh chỉ về động vật, nhân giống vật nuôi) hoặc giao hợp hay làm tình (chỉ về quan hệ tình dụcngười).

Trong tiếng Anh, từ giao phối hay Mating còn là định nghĩa giới hạn thuật ngữ ghép nối (sự ăn khớp vừa vặn) giữa các loài động vật và các định nghĩa khác mở rộng thuật ngữ giao phối ở thực vật và ở giới nấm. Thuật ngữ giao phối cũng được áp dụng cho các quá trình liên quan ở vi khuẩn, vi khuẩn cổ và vi rút. Giao phối trong những trường hợp này liên quan đến việc ghép cặp các cá thể (ghép đôi), kèm theo việc ghép cặp nhiễm sắc thể tương đồng của chúng và sau đó trao đổi thông tin về bộ gen dẫn đến sự hình thành thế hệ con tái tổ hợp (xem hệ thống giao phối).

Sự thụ tinh là sự hợp nhất của cả tế bào sinh dục hoặc giao tử. Sự giao phối hay giao hợp là sự kết hợp của các cơ quan sinh dục của hai động vật sinh sản hữu tính để thụ tinh và thụ tinh trong sau đó. Giao phối cũng có thể dẫn đến việc thụ tinh ngoài ở nhiều loài động vật bậc thấp, như được thấy ở động vật lưỡng cư, cá và thực vật. Đối với phần lớn các loài, giao phối là giữa hai cá thể khác giới. Tuy nhiên, đối với một số loài lưỡng tính, không cần phải giao hợp vì sinh vật bố mẹ có khả năng tự thụ tinh (autogamy) ví dụ như sên chuối.

Tham khảo sửa

  • The Free Dictionary. "'Fertilization' - definition of". Farlex, Inc. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2014.
  • Libbie Henrietta Hyman (ngày 15 tháng 9 năm 1992). Hyman's Comparative Vertebrate Anatomy. University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-87013-7.
  • "What are yeasts?". Yeast Virtual Library. ngày 13 tháng 9 năm 2009. Archived from the original on ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2009.
  • Neiman, A.M. (2005). "Ascospore formation in the yeast Saccharomyces cerevisiae". Microbiology and Molecular Biology Reviews. 69 (4): 565–584. doi:10.1128/MMBR.69.4.565-584.2005. PMC 1306807. PMID 16339736.
  • Javaux EJ, Knoll AH, Walter MR (2001). "Morphological and ecological complexity in early eukaryotic ecosystems". Nature. 412 (6842): 66–9. doi:10.1038/35083562. PMID 11452306.
  • Dacks J, Roger AJ (1999). "The first sexual lineage and the relevance of facultative sex". J. Mol. Evol. 48 (6): 779–83. doi:10.1007/pl00013156. PMID 10229582.
  • Ramesh MA, Malik SB, Logsdon JM (2005). "A phylogenomic inventory of meiotic genes; evidence for sex in Giardia and an early eukaryotic origin of meiosis". Curr. Biol. 15 (2): 185–91. doi:10.1016/j.cub.2005.01.003. PMID 15668177.
  • Cooper MA, Adam RD, Worobey M, Sterling CR (2007). "Population genetics provides evidence for recombination in Giardia". Curr. Biol. 17 (22): 1984–8. doi:10.1016/j.cub.2007.10.020. PMID 17980591.
  • Akopyants NS, Kimblin N, Secundino N, Patrick R, Peters N, Lawyer P, Dobson DE, Beverley SM, Sacks DL (2009). "Demonstration of genetic exchange during cyclical development of Leishmania in the sand fly vector". Science. 324 (5924): 265–8. doi:10.1126/science.1169464. PMC 2729066. PMID 19359589.
  • Malik SB, Pightling AW, Stefaniak LM, Schurko AM, Logsdon JM (2008). "An expanded inventory of conserved meiotic genes provides evidence for sex in Trichomonas vaginalis". PLoS ONE. 3 (8): e2879. doi:10.1371/journal.pone.0002879. PMC 2488364. PMID 18663385.
  • Khan NA, Siddiqui R (2015). "Is there evidence of sexual reproduction (meiosis) in Acanthamoeba?". Pathog Glob Health. 109 (4): 193–5. doi:10.1179/2047773215Y.0000000009. PMC 4530557. PMID 25800982.
  • Bernstein H and Bernstein C (2013). Evolutionary Origin and Adaptive Function of Meiosis. In Meiosis: Bernstein C and Bernstein H, editors, InTech. ISBN 978-953-51-1197-9