Gymnothorax javanicus là một loài cá biển thuộc chi chi Cá lịch trần trong họ Cá lịch biển. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1859.

Gymnothorax javanicus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Anguilliformes
Họ (familia)Muraenidae
Chi (genus)Gymnothorax
Loài (species)G. javanicus
Danh pháp hai phần
Gymnothorax javanicus
(Bleeker, 1859)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Muraena javanica Bleeker, 1859

Từ nguyên sửa

Từ định danh javanicus trong tiếng Latinh có nghĩa là "thuộc Java", hàm ý đề cập đến biển Java, nơi mẫu định danh của loài cá này được thu thập.

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

Từ Biển Đỏ và bờ biển Đông Phi, G. javanicus được phân bố trải dài về phía đông đến tận bờ biển Costa Rica đến Panama, bao gồm cả đảo Cocos (Costa Rica) và quần đảo Galápagos (Ecuador), băng qua gần như toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến quần đảo Amami (phía nam Nhật Bản) và quần đảo Hawaii (ít gặp ở Hawaii nhưng phổ biến hơn ở đảo Johnston gần đó[2]), xa về phía nam đến Úc.[1][3]

Việt Nam, G. javanicus được ghi nhận tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);[4] vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[5] bờ biển các tỉnh Phú Yên[6]Ninh Thuận.[7]

G. javanicus sống trên các rạn viền bờ và trong đầm phá, có thể được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 50 m; cá con tập trung ở mặt bằng rạn của vùng gian triều.[8]

Mô tả sửa

G. javanicus có thể đạt đến chiều dài là 3 m,[8] và cũng là loài cá lịch có kích thước lớn nhất ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.[2][9] Loài này có màu nâu với rất nhiều đốm đen trên cơ thể như da báo đốm. Nắp mang có đốm đen lớn nổi bật.[8]

Ở Hawaii, một con G. javanicus dài 216 cm được ghi nhận có trọng lượng khoảng 29 kg.[10]

Sinh thái học sửa

 
G. javanicus được cá bàng chài Labroides dimidiatus dọn vệ sinh

Thức ăn của G. javanicus chủ yếu bao gồm cá và động vật giáp xác. Loài này có thể gây ngộ độc ciguatera nên chỉ thường được nuôi làm cá cảnh ở các bể cá công cộng.[1]

Khi bị chọc phá, G. javanicus có thể tấn công cả con người.[8]

Hợp tác săn mồi sửa

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Biology cho biết, G. javanicus và cá mú Plectropomus marisrubri có thể giao tiếpphối hợp săn mồi, một điều đã được quan sát ở Biển Đỏ.[11][a]

P. marisrubri và các loài cá mú nói chung là loài săn mồi vào ban ngày, trong khi G. javanicus lại săn mồi về đêm và thường nghỉ ngơi trong các hang hốc vào ban ngày. Chiến lược săn mồi của hai loài này cũng rất khác nhau. Cá mú là loài săn mồi ở vùng nước thoáng, còn cá lịch luồn qua những kẽ hở trên rạn san hô và cố gắng dồn con mồi vào hốc kẹt. Do đó, chiến lược săn mồi của hai loài này sẽ bổ sung cho nhau, đẩy con mồi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.[11]

Để bắt đầu cuộc săn mồi, P. marisrubri bơi đến trước mặt G. javanicus và lắc đầu với tần suất cao (3–6 lần lắc mỗi giây) để ra hiệu cùng đi chung, và điều đó cũng cho biết P. marisrubri đang trong cơn đói.[11]

G. javanicus có thể ăn cá mù làn Pterois miles, và có thể là một cơ chế kiểm soát số lượng các loài Pterois xâm lấn.[12]

Phương tiện sửa

Những video dưới đây ghi lại quá trình G. javanicusP. marisrubri cùng nhau săn mồi:

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Smith, D. G.; McCosker, J. & Tighe, K. (2019). Gymnothorax javanicus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T195741A2410981. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-1.RLTS.T195741A2410981.en. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b John E. Randall (2010). Shore Fishes of Hawai'i. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 22. ISBN 978-0824834272.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Muraena javanica. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ Mai Xuân Đạt; Phan Thị Kim Hồng (2017). “Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trong hệ sinh thái vùng triều khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 17 (4A): 177–187.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  6. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  7. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  8. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Gymnothorax javanicus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  9. ^ Kuiter, Rudie H. (1998). Photo guide to fishes of the Maldives. Atoll Editions. ISBN 978-1876410186.
  10. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 38. ISBN 978-0824818951.
  11. ^ a b c Bshary, Redouan; Hohner, Andrea; Ait-el-Djoudi, Karim; Fricke, Hans (2006). “Interspecific Communicative and Coordinated Hunting between Groupers and Giant Moray Eels in the Red Sea”. PLoS Biology. 4 (12): e431. doi:10.1371/journal.pbio.0040431. ISSN 1544-9173. PMC 1750927. PMID 17147471.
  12. ^ Bos, Arthur; Sanad, Ashraf; Elsayed, Khamis (2017). Gymnothorax spp. (Muraenidae) as natural predators of the lionfish Pterois miles in its native biogeographical range” (PDF). Environmental Biology of Fishes. 100: 745–748. doi:10.1007/s10641-017-0600-7.

Ghi chú sửa

  1. ^ Lưu ý: Nghiên cứu này được công bố trước khi P. marisrubri được công nhận là loài hợp lệ, do đó Plectropomus pessuliferus được nhắc đến trong báo cáo này là chỉ đến P. marisrubri.