Hành tinh khí khổng lồ

Hành tinh khí khổng lồ (đôi khi gọi là hành tinh kiểu Sao Mộc (Jovian planet), hay hành tinh khổng lồ) là thể loại hành tinh khổng lồ có thành phần chính không phải là đá hay các vật chất rắn khác. Hiện có 4 hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt Trời: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Nhiều hành tinh khí khổng lồ nằm ngoài Hệ Mặt Trời quay quanh các ngôi sao khác đã được tìm thấy.

Sao Mộc được chụp bởi tàu thăm dò New Horizons vào tháng 1 năm 2007
Sao Thổ tại điểm phân được chụp bởi tàu thăm dò Cassini vào tháng 8 năm 2009

Các hành tinh khíkhối lượng gấp 3-10 lần Trái Đất được xem là hành tinh khí khổng lồ.[1]

Các thiên thể nặng gấp 13 lần Sao Mộc được gọi là sao lùn nâu và chúng nằm giữa phạm vi khối lượng của một hành tinh khí khổng lồ lớn và ngôi sao nhẹ nhất.

Chú thích

sửa
  1. ^ Page 20 of The quest for very low-mass planets[liên kết hỏng], M Mayor, S Udry - Physica Scripta, 2008

Tham khảo

sửa
  • Episode "Giants" on The Science Channel TV show Planets
  • SPACE.com: Q&A: The IAU's Proposed Planet Definition 16 tháng 8 năm 2006 2:00 am ET
  • BBC News: Q&A New planets proposal Wednesday, 16 tháng 8 năm 2006, 13:36 GMT 14:36 UK

Liên kết ngoài

sửa